Colthimus 4mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Hataphar (Dược phẩm Hà Tây), Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Số đăng ký | VD-26818-17 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Hoạt chất | Tizanidine hydrochloride |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa5398 |
Chuyên mục | Thuốc Cơ - Xương Khớp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Colthimus 4mg hoạt động như một chất chủ vận beta andrenergic có khả năng làm giãn cơ và giảm đau, được sử dụng trong các bệnh xơ cứng cơ, đau do co cơ. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Colthimus 4mg .
1 Thành phần
Thuốc Colthimus 4mg là thuốc gì?
Mỗi viên thuốc Colthimus 4mg có chứa:
Tizanidin (ở dạng Tizanidin hydroclorid):......................... 4mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng và chỉ định của thuốc Colthimus 4mg
2.1 Tác dụng của thuốc Colthimus 4mg
2.1.1 Dược lực học
Tizanidin là chất chủ vận alpha2- andrenergic, ảnh hưởng chủ yếu lên vùng tủy sống và vùng trên tủy sống của hệ thần kinh trung ương. Tizanidin gây giãn cơ bằng cách ức chế các thụ thể synap alpha2 ở tiền suynap, gây gián đoạn các xung động thần kinh được truyền từ vùng vận động có kích thích tới các noron thần kinh vận động tại tủy sống, không có cung phản xạ và tín hiệu được dẫn truyền trở lại, vùng co cơ lập tức giãn ra về trạng thái nghỉ .
Nghiên cứu cho thấy tizanidin còn cho hiệu quả giảm đau trên trung ương ở mức độ vừa phải. Tizanidin hiệu quả trong những trường hợp co thắt cơ gây cơn đau cấp tính và hội chứng co cứng mãn tính khởi phát do não và tủy sống.
Tizanidin giúp làm nhẹ các cơn co giật và chứng giật rung, cải thiện độ linh hoạt cho cơ bắp.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Tizanidin có đặc điểm là 1 chất hấp thu nhanh, nồng độ đạt đỉnh sau khoảng 1 giờ.
Phân bố: Trong máu, Tizanidin được vận chuyển nhờ các protein huyết tương (tỷ lệ gắn protein huyết tương xấp xỉ 30%), di chuyển dễ dàng qua hàng rào máu não.
Chuyển hóa: Quá trình biến đổi của Tizanidin diễn ra tại gan chủ yếu nhờ hoạt động của cytochrom P450 1A2.
Thải trừ: Khoảng 70% liều ban đầu bao gồm phần hoạt chất không biến đổi và các chất chuyển hóa không hoạt tính được đào thải ra ngoài nhờ quá trình lọc của thận. Tizanidin có thời gian nửa đời thanh thải là từ 2-4 giờ.
Độ tuyến tính: Trong khoảng liều dùng từ 4mg đến 20mg, các thông số dược động học của Tizanidin tăng tuyến tính theo liều sử dụng và không chịu ảnh hưởng bởi giới tính hay sự có mặt của thức ăn.
Ở những bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 25 ml/phút) hệ số đào thải giảm đi một nửa và nồng độ của thuốc trong huyết tương tăng gấp đôi so với người có chức năng thận bình thường.
2.2 Chỉ định của thuốc Colthimus 4mg
Colthimus 4mg được chỉ định sử dụng cho người trên 18 tuổi trong các trường hơp:
Cải thiện tình trạng co cứng cơ ở người có hội chứng xơ cứng rải rác hoặc tổn thương tại tuỷ sống.
Giảm đau gây ra bởi co cơ.
==>> Xem thêm thuốc có cùng chỉ định: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Waisan 50mg điều trị tăng trương lực cơ
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Colthimus 4mg
3.1 Liều dùng thuốc Colthimus 4mg
Điều trị co cứng cơ: Bắt đầu điều trị ở liều thấp: 0,5 viên/ 1 lần duy nhất trong ngày. Theo dõi đáp ứng của người bệnh, tăng dần liều mỗi ½ viên, mỗi lần tăng cách nhau ít nhất 3-4 ngày, tăng tối đa có thể đến liều 9 viên/ ngày.Liều duy trì thường là: 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày.
Giảm đau do co cơ: Sử dụng liều 1 viên/ lần x 1-3 lần/ ngày tùy cường độ đau.
Đối với bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin < 25 mL/phút): Bắt đầu với mức liều 2mg mỗi duy nhất 1 lần trong ngày sau đó tăng liều dần cho tới khi có đáp ứng mong muốn. Mỗi lần tăng không quá ½ đơn vị phân liều. Nên tăng chậm về liều trước rồi mới tăng số lần dùng trong ngày. Quá trình bệnh nhân dùng thuốc cần được theo dõi và luôn luôn đánh giá chức năng thận xuyên suốt.
Người cao tuổi: Hiệu chỉnh liều theo chức năng thận và độ thanh thải creatinin.
3.2 Cách dùng thuốc Colthimus 4mg đúng cách
Tizanidin là thuốc cho tác dụng nhanh, thời gian lưu trong cơ thể ngắn, nồng độ thuốc rất nhanh giảm xuống dưới ngưỡng hiệu quả, nên phải uống nhiều lần trong ngày (3-4 lần/ngày) để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc liên tục.
Tần suất và nồng độ liều phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng của người bệnh. Điều chỉnh liều theo đáp ứng thuốc bệnh nhân, tối ưu thường là trong khoảng 3-6 viên/ngày.
Trong trường hợp ngừng điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân đã dùng liều cao trong thời gian dài cần giảm liều dần dần, không nên ngưng thuốc đột ngột.
4 Chống chỉ định
Không dùng Colthimus 4mg trong các trường hợp:
Bệnh nhân suy gan nặng.
Người có mẫn cảm với tizanidin hoặc với bất cứ chất nào trong công thức thuốc.
Người đang được chỉ định điều trị bằng các chất ức chế mạnh CYP1A2 như fluvoxamin hoặc Ciprofloxacin.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Celestal 200 điều trị viêm xương khớp
5 Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp (ADR>1/100)
Tiêu hoá: Khô miệng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy.
Cơ-xương: nhược cơ, đau mỏi lưng.
Thần kinh trung ương: Buồn ngủ, ngủ gà, mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, chóng mặt, dị ứng, ảo giác.
Tim mạch: rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng trở lại khi ngừng thuốc.
Da: Phát ban, đổ mồ hôi, lở loét.
Khác: Sốt, mệt mỏi.
Ít gặp (1/1000 <ADR<1/100)
Tim mạch: Giãn mạch, hạ huyết áp tư thế đứng, ngất, đau nửa đầu, loạn nhịp.
Tiêu hoá: Khó nuốt, sỏi mật, đầy hơi, xuất huyết tiêu hoá, viêm gan, đi ngoài phân đen.
Máu: Tụ máu, thiếu máu, tăng lipid máu, giảm hoặc tăng bạch cầu.
Chuyển hoá: Phù, giảm chức năng tuyến giáp, sụt cân bất thường.
Cơ - xương: Gãy xương bệnh lý, viêm khớp.
Thần kinh trung ương: Run, co giật, liệt, rối loạn tư duy, hoa mắt, mộng mị, rối loạn nhân cách, choáng váng, viêm dây thần kinh ngoại vi.
Hô hấp: Viêm xoang, viêm phế quản.
Da: Ngứa, khô da, nỗi mụn, rụng tóc, nổi mày đay.
Giác quan: Đau tai, ù tai, viêm tai giữa, điếc, tăng nhãn áp, đau mắt, viêm dây thần kinh thị giác.
Tiết niệu: Viêm tiết niệu cấp, viêm bàng quang.
Khác: Dị ứng, khó ở, áp xe, đau cổ, nhiễm khuẩn, viêm mô tế bào, rong kinh.
Hiếm gặp (ADR<1/1000)
Tim mạch: Đau thắt ngực, rối loạn mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, viêm tĩnh mạch.
Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày- ruột, nôn ra máu, nang gan, tắc ruột, tổn thương gan.
Máu: Ban xuất huyết, rối loạn tiểu cầu.
Chuyển hoá: Suy vỏ thượng thận, tăng Glucose huyết, giảm Kali huyết, giảm natri huyết, giảm protein huyết.
Thần kinh trung ương: Mất trí nhớ, liệt nửa người, tổn thương thần kinh.
Rối loạn tâm thần: Ảo giác, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Hô hấp: Hen.
Cơ - xương: Yếu cơ.
Gan mật: Tăng AST, ALT máu, viêm gan, suy gan.
Da: Tróc da, Herpes simplex, Herpes zoster, ung thư da.
Giác quan: Viêm mống mắt, viêm giác mạc.
Tiết niệu: Albumin niệu, glucose niệu, tiểu máu.
Khác: Ung thư, dị tật bẩm sinh, suy nghĩ tự tử.
Tần số chưa biết
Hệ thống miễn dịch: Phản ứng quá mẫn.
Rối loạn tâm thần: Lo âu, lú lẫn.
Thần kinh trung ương: Nhức đầu, mất điều hòa, loạn ngôn.
Mắt: Rối loạn thị lực.
Tim mạch: Kéo dài khoảng QT.
Tiêu hóa: Đau bụng, nôn.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Để hạn chế tối đa tác dụng có hại của thuốc như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, tụt huyết áp, cần khởi đầu với liều thấp để cơ thể quen với tác động của thuốc, sau đó mới tăng liều từ từ. Hầu hết tác dụng phụ đều biến mất sau khi ngừng thuốc và không có trường hợp nào dẫn đến quyết định ngừng thuốc ở bệnh nhân.
Cần giảm liều từ từ vì tăng huyết áp và nhịp tim nhanh có thể quay trở lại. Khi tăng liền, theo dõi đồng thời cả huyết áp củ bệnh nhân để tránh nguy cơ hạ huyết áp.
Thận trọng với triệu chứng choáng do hạ huyết áp khi thay đổi tư thế.
Đối với người suy thận theo dõi và kiểm soát các triệu chứng có hại để tránh nguy cơ quá liều, đánh giá chức năng thận của người dùng thuốc.
6 Tương tác
Các thuốc hạ áp: Thận trọng khi phối hợp Colthimus với các thuốc hạ huyết áp, kể cả thuốc lợi tiểu do hiệp đồng tác dụng. Cân nhắc khi uống tizanidin cùng thuốc ức chế beta-adrenergic và Digoxin vì có thể làm hạ huyết áp và chậm nhịp tim.
Các thuốc ức chế CYP: làm tăng nồng độ và AUC của tizanidin trong huyết tương. Khi dùng đồng thời tăng tác dụng hạ huyết áp, có thể xuất hiện trạng thái buồn ngủ, chóng mặt, thay đổi tâm thần vận động.
Không nên phối hợp tizanidin và thuốc chống loạn nhịp (amiodaron, mexiletin, propafenon), cimetidin, một số fluoroquinolon, rofecoxid, ticlopidin.
Thuốc tránh thai dạng uống làm giảm độ thanh thải của tizanidin khoảng 50% tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn của tizanidin.
Sự có mặt của rượu làm tăng khả năng gặp phải các tác dụng không mong muốn của tizanidin.
Phenytoin: Nồng độ Phenytoin trong huyết thanh tăng khi có mặt của Tizanidin. Bệnh nhân sử dụng Tizanidin nên được chỉ định kiểm tra phenytoin huyết thường xuyên và điều chỉnh liều nếu cần.
Acetaminophen: Tizanidin làm chậm hấp thu khiến thời gian đạt đỉnh của Acetaminophen trong huyết tương tăng lên.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Trên hệ tim mạch và huyết áp: Tizanidin làm tăng khoảng QT, bệnh nhân thường có nhịp tim chậm hơn bình thường. Hạ huyết áp và/ hoặc hạ huyết áp tư thế thường được khuyến cáo về khả năng xảy ra khi bệnh nhân sử dụng tizanidin. Ảnh hưởng lên huyết áp của thuốc phụ thuộc vào liều dùng, ngưỡng gây ảnh hưởng là từ đơn liều > 2mg. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người có bất kỳ tiền sử bệnh lý nào trên tim mạch.
Tizanidin có thể gây hại cho gan, cần thận trọng với các đối tượng chức năng gan suy giảm. Định lượng aminotransferase huyết thanh được coi là cần thiết trong sáu tháng đầu điều trị bằng tizanidin (vào các tháng thứ 1,3 và 6) và sau đó theo dõi định kỳ sẽ được đưa ra tùy theo tỉnh trạng từng bệnh nhân.
Dừng thuốc đột ngột không được khuyến cáo ở bệnh nhân đang sử dụng liều cao kéo dài hoặc kết hợp với các thuốc hạ huyết áp vì có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim cao.
Tizanidin có thể làm ảo giác xuât hiện với một số người dùng thuốc.
Trên người suy thận: Sử dụng thuốc thận trọng đối với người suy thận, độ thanh thải tizanidin giảm ở người có độ thanh thải creatinnin giảm.
Người cao tuổi: Chỉ sử dụng tizanidin khi đã cân nhắc kỹ lợi ích cao hơn nguy cơ bởi vì trên người cao tuổi độ thanh thải thận có thể giảm bốn lần.
Trẻ em: Có rất ít dữ liệu về ảnh hưởng tizanidin đối với người dưới 18 tuổi được biết dến. Không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Do trong thành phần tá dược của thuốc có Lactose, không dùng thuốc Colthimus cho người bị galactose huyết do bẩm sinh, người có hội chứng kém dung nạp với glucose và/hoặc glactose hoặc thiếu lactase bẩm sinh (các bệnh về chuyển hóa hiếm gặp).
7.2 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Tizanidin chưa được nghiên cứu lâm sàng trên đối tượng phụ nữ mang thai do các vấn đề liên quan đến đạo đức. Chỉ nên dùng thuốc cho người mang thai khi thật sự cần thiết và được sự đồng ý của bác sĩ khoa sản.
Tương tự, chưa có bằng chứng nào về sự có mặt của tizanidin trong sữa mẹ. Không loại trừ được khả năng thuốc vào được sữa mẹ do tizanidin là chất tan trong dầu. Người đang con bú chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn.
7.3 Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Tizanidin có tác dụng an thần, có thể gây buồn ngủ, hạ huyết áp
Người sử dụng thuốc cần được báo trước về điều này, không lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi quen với tác động của thuốc.
7.4 Bảo quản
Nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30C.
7.5 Quá liều và cách xử trí
Một vài trường hợp quá liều tizanidin đã báo cáo. tất cả các bệnh nhân sau đó đều hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng kể cả khi quá liều tới 400mg.
Các triệu chứng: Buồn nôn, nôn mửa, tụt huyết áp, chậm nhịp tim, chóng mặt, bồn chồn lo lắng, buồn ngủ, co đồng tử, suy hô hấp và có thể dẫn đến hôn mê.
Xử trí: Bệnh nhân cần được rửa ruột ngay để loại bỏ phần thuốc trong hệ tiêu hóa, kế tiếp loại bỏ hoàn toàn tizanidin trong cơ thể bằng Than hoạt tính kết hợp tăng bài niệu; trợ hô hấp và tim mạch nếu cần thiết. Chưa có thuốc giải độc Tizanidin đặc hiệu.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-26818-17.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Giá thuốc Colthimus 4mg?
Thuốc Colthimus 4mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Colthimus 4mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc Colthimus 4mg cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Colthimus 4mg mua ở đâu?
Thuốc Colthimus 4mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Colthimus để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc Colthimus 4mg đúng cách.
11 Ưu điểm
Dạng bào chế viên nén: bảo vệ và tăng độ ổn định cho dược chất, dễ đóng gói, bảo quản và vận chuyển, tránh được va đập và ảnh hưởng của môi trường xung quanh.
Sản xuất bởi Dược phẩm Hà Tây với bề dày kinh nghiệm, chất lượng và quy trình sản xuất đều đạt chuẩn, người sử dụng có thể yên tâm về nguồn gốc và độ an toàn; được sản xuất tại Việt Nam nên không bị hao tổn thời gian vận chuyển thuốc, công thức bào chế phù hợp với điều kiện môi trường và đặc tính hấp thu của người Việt Nam.
Giá thành rất rẻ và phan phối toàn quốc, tiết kiệm chi phí và tiện lơi cho bệnh nhân trong quá trình điều trị duy trì.
Tizanidine có thể đóng một vai trò trong việc cai rượu vì là 1 chất chủ vận alpha 2 andrenergic có tác dụng cải thiện các triệu chứng gặp phải khi cai rượu và tình trạng lo lắng dẫn đến tái nghiện. [1].
12 Nhược điểm
Thuốc bị đào thải nhanh, thời gian lưu ngắn, nên cần dùng nhiều lần trong ngày, có thể làm xuất hiện nhiều tác dụng phụ trên hệ thần kinh và toàn thân, đặc biệt là tình trạng hạ huyết áp, nhịp tim chậm, buồn ngủ.
Tizanidine làm tăng tác dụng chống viêm, giảm đau và chống buồn ngủ của naproxen hoặc ketorolac, đồng thời tăng khả năng dung nạp dạ dày của các thuốc này [2].
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ R Bou Khalil và cộng sự (Ngày xuất bản: Tháng 10 năm 2021) Tizanidine for alcohol withdrawal treatment, Pubmed. Truy cập ngày 16/12/2022
- ^ Selene I Patiño-Camacho (Ngày xuất bản: 15/06/2017) Low doses of tizanidine synergize the anti-nociceptive and anti-inflammatory effects of ketorolac or naproxen while reducing of side effects, Pubmed. Truy cập ngày 15/12/2022