Colchicin 1mg Khapharco
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Khapharco (Dược phẩm Khánh Hòa), Công ty cổ phần dược phẩm Khánh Hoà |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Khánh Hoà |
Số đăng ký | VD-22172-15 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Colchicin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | linh08 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Gút |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi viên Colchicin 1mg Khapharco có chứa:
- Colchicin hàm lượng 1mg.
- Các tá dược: vừa đủ.
Dạng bào chế là viên nén.
2 Thuốc Colchicin 1mg Khapharco là thuốc gì? Có tác dụng gì?
Thuốc Colchicin 1mg Khapharco có chứa thành phần chính là Colchicin có khả năng giúp hạn chế quá trình lắng đọng acid uric nên được sử dụng để điều trị các đợt Gout cấp tính. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng trong dự phòng ngắn hạn khi người bệnh điều trị ban đầu với thuốc chứa Allopurinol và một số thuốc khác gây nên tình trạng uric niệu. [1]
3 Colchicin 1mg Khapharco uống lúc nào? Liều dùng Colchicin 1mg Khapharco?
Đối tượng | Liều dùng |
Người lớn | Bị bệnh Gout: dùng liều khởi đầu là 1mg, sau đó chuyển liều 0.5mg cách mỗi 2-3 tiếng đến khi nào các cơn đa thuyên giảm hoặc đến khi người bệnh có triệu chứng bị nôn, tiêu chảy. Không dùng quá 6mg/ngày và không nên quay lại đợt trị liệu trong 3 ngày. Người bệnh có dùng cả các thuốc allopurinol, thuốc có thể gây tình trạng uric niệu: dùng liều thuốc 0.5mg mỗi lần, ngày 2-3 lần. Người bệnh bị suy thận có CrCl 10-50ml/phút (suy thận vừa và nhẹ): người bệnh nên giảm liều uống hoặc tăng thời gian nghỉ giữa các liều dùng. |
Người già | Thận trọng khi dùng. |
Trẻ nhỏ | Không nên dùng. |
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thuốc: [CHÍNH HÃNG] Colchicina Seid 1mg Tablet là thuốc gì, giá bao nhiêu?
4 Chống chỉ định
Thuốc Colchicin 1mg Khapharco không nên dùng cho người bị dị ứng hay từng xảy ra hiện tượng mẫn cảm với Colchicin hoặc tá dược trong thuốc.
Không dùng cho người đang mang thai.
Không dùng cho người bệnh bị thẩm tách máu.
Người bị suy thận độ nặng có CrCl < 10ml/phút.
Không dùng Colchicin 1mg Khapharco cho người bệnh sử dụng các thuốc có P-glycoprotein hoặc chất ức chế enzym CYP3A4.
5 Tác dụng phụ
Cảm thấy buồn nôn, bụng đau quặn,...(thường gặp)
Sử dụng thuốc liều quá cao có thể sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy rất nặng, tổn thương các chức năng thận, ra huyết ở dạ dày, ruột,....(thường gặp)
Một số triệu chứng ít gặp hơn: rụng tóc, có những dấu hiệu rối loạn máu khi điều trị dài ngày, giảm số lượng tinh trùng (tình trạng này có thể hồi phục được)
==>> Tham khảo thêm thuốc có cùng tác dụng: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Kolicin phòng ngừa và điều trị bệnh Gout
6 Tương tác
Với các loại kháng sinh: khi dùng chung với thuốc có Colchicin sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc nhất là những người bệnh bị suy thận trước đó.
Ciclosporin: có thể làm tăng nguy cơ bị độc tính ở thận, cơ.
Người bệnh uống Vitamin B12 trong thời gian dùng thuốc có thể khiến giảm khả năng hấp thu vitamin này vào trong cơ thể, khả năng cao gây thiêu hụt vitamin, nhất là người bệnh dùng thuốc dài ngày hoặc dùng thuốc liều cao.
7 Lưu ý khi sử dụng
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng cho người già, có sức khỏe yếu do khả năng ngộ độc thuốc gây ra bởi lượng thuốc bị tích trữ là rất cao.
Nhóm người dùng: người mắc bệnh tim mạch, bệnh về gan, bệnh trên Đường tiêu hóa hoặc người dùng thuốc là phụ nữ vẫn đang cho con bú sữa thì phải thận trọng hơn.
Người bệnh bị rối loạn máu thì nên hạn chế dùng thuốc.
Bệnh nhân có suy giảm chức năng thận độ nhẹ và vừa thì khi dùng thuốc nên giảm liều uống.
Người bệnh đang dùng thuốc P-glycoprotein hoặc chất ức chế enzym CYP3A4 để điều trị bệnh về gan và thận thì hoặc là giảm liều thuốc, hoặc là cần ngưng việc dùng thuốc lại.
Trong thành phần tá dược của thuốc có chứa lactose, vì vậy không dùng thuốc với những người bệnh có các vấn đề liên quan đến khả năng dung nạp hoạt chất này hoặc bị chậm hấp thu lượng đường galactose.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú
Thai phụ: không dùng thuốc Colchicin 1mg Khapharco.
Mẹ cho con bú sữa: thận trọng khi uống Colchicin 1mg Khapharco.
7.3 Bảo quản
Colchicin 1mg Khapharco nên để ở nơi tránh nắng, có nhiệt < 30 độ, không bị ẩm và để tránh xa những nơi vui chơi của trẻ nhỏ.
8 Sản phẩm thay thế
Để điều trị các đợt Gout cấp, các bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc khác tương tự với Colchicin 1mg Khapharco như sau:
SaVi Colchicine 1: thuốc kê đơn này do Công ty Dược Savi sản xuất và phân phối, có SĐK là VD-25773-16. Thuốc có chứa hàm lượng Colchicine 1mg nên thường dùng cho những người bệnh bị Gout. Thuốc hiện có giá 30.000đ/hộp.
Colchicine Capel 1mg: do Công ty S.C. Zentiva S.A sản xuất và được đăng ký với số VN-22201-19. Thuốc được dùng để điều trị những đợt cấp của bệnh nhân bị Gout, đồng thời điều trị các chứng viêm khớp, viêm sụn hiệu quả. Thuốc có giá 165.000đ/hộp.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Hoạt chất Colchicine là một trong những dẫn chất của Phenanthren, được sử dụng nhiều để điều trị những người bệnh bị Gout có các đợt đau cấp tính. Colchicine được nghiên cứu là có khả năng làm giảm quá trình sản xuất Acid Lactic bởi bạch cầu, từ đó giảm nguy cơ lắng đọng các tinh thể acid uric, hạn chế quá trình thực bào và giúp hỗ trợ giảm các đáp ứng viêm (mức độ yếu).
Colchicine có hiệu quả trong việc làm giảm cảm giác đau gây ra bởi các đợt Gout cấp nhưng lại không phải là một dạng thuốc giảm đau. Hoạt chất này không gây uric niệu và cũng không có khả năng làm giảm sự tiến triển Gout cấp thành Gout mạn. Colchicine cũng có thể gây nên tình trạng giảm số lượng bạch cầu tạm thời và tăng lại sau đó.
9.2 Dược động học
Colchicine đạt nồng độ tối đa (Cmax) trong máu sau 2 tiếng dùng thuốc.
Sinh khả dụng Colchicine Stada 1mg: khoảng 45%.
Thuốc hấp thu chủ yếu qua tiêu hóa và chất nền của hoạt chất này ít được hấp thu.
Nồng độ thuốc đạt được chủ yếu ở các cơ quan như thận, gan, lá lách.
Colchicine bị chuyển hóa tại gan nhờ enzym CYP3A4 và chuyển thành 2 dạng chất chuyển hóa có hoạt tính hơn và có thể qua được nhau thai của mẹ và phân bố vào trong sữa mẹ.
Colchicine được thải trừ qua đường gan mật, qua phân.
Ở người có chức năng thận bình thường, Colchicine có thể được đào thải qua thận khoảng 10-20%.
Thời gian bán thải của thuốc T1/2 là 28 tiếng.
10 Thuốc Colchicin 1mg Khapharco giá bao nhiêu?
Thuốc Colchicin 1mg Khapharco hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Colchicin 1mg Khapharco mua ở đâu?
Trên thị trường hiện có rất nhiều địa điểm phân phối loại biệt dược này, tuy nhiên có vẫn xuất hiện tình trạng bán thuốc không hóa đơn, không rõ nguồn gốc nhập khẩu. Vây có thể tìm mua thuốc Colchicin 1mg Khapharco chính hãng, uy tín ở đâu? Bạn có thể đặt mua trực tiếp tại fanpage này hoặc mua ở nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Liên hệ qua số hotline để được tư vấn tận tình, chi tiết nhất.
12 Ưu điểm
- Thuốc có chứa hoạt chất Colchicine được chứng minh là có khả năng điều trị các đợt Gout cấp hiệu quả ở người bệnh và hiện được sử dụng trong lâm sàng như một liệu pháp để điều trị các đợt viêm khớp Gout cấp tính và bệnh sốt Địa Trung Hải bùng phát, có thể cải thiện đáng kể tình trạng viêm.[2]
- Hoạt chất này cũng có thể được sử dụng cho người mắc bệnh tim (bệnh mạch vành, viêm ở màng ngoài của tim,...)
- Dạng bào chế của thuốc Colchicin 1mg Khapharco là viên nén nên quen thuộc với người dùng và được đóng vỉ kín nên dễ dàng mang theo bên người.
13 Nhược điểm
Colchicin 1mg Khapharco làm giảm khả năng hấp thu lượng vitamin B12 vào cơ thể và có thể dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin trong cơ thể.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Xem thêm Tờ hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp Tại đây
- ^ Tác giả Spyridon G Deftereos và cộng sự (Ngày đăng năm 2022). Colchicine in Cardiovascular Disease: In-Depth Review, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2024