Coje cảm cúm siro
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược Trung Ương 3, Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 |
Số đăng ký | VD-20847-14 |
Dạng bào chế | Siro uống |
Quy cách đóng gói | Lọ 75ml |
Hoạt chất | Clorpheniramin, Paracetamol (Acetaminophen), Phenylephrin hydroclorid |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am2720 |
Chuyên mục | Thuốc Hô Hấp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Coje cảm cúm siro được sử dụng trong điều trị với tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu, giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi do cảm cúm. Vậy thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Coje cảm cúm siro trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần:
Trong 1 chai Coje cảm cúm có chứa:
Paracetamol 1500 mg
Phenylephrin HCl 37,5 mg
Clorpheniramin maleat 4,95 mg
Tá dược vừa đủ 75ml.
Dạng bào chế: Siro uống.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Coje cảm cúm siro
2.1 Thuốc Coje cảm cúm siro có tác dụng gì?
Siro Coje cảm cúm là thuốc gì? Coje cảm cúm siro có chứa Paracetamol, Phenylephrine và Clorpheniramin có tác dụng giảm hạ sốt giảm đau đầu, giảm hắt hơi, sổ mũi, dị ứng đường hô hấp hiệu quả.
2.2 Chỉ định thuốc Coje cảm cúm siro
Thuốc Coje cảm cúm siro được chỉ định dùng với các đối tượng:
- Bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường.
- Trẻ em và người lớn bị viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm màng nhầy xuất tiết do cúm.
- Trẻ em và người lớn mắc viêm xoang và các vấn đề đường hô hấp trên.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Mypara Flu Night: Điều trị triệu chứng cảm cúm
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Coje cảm cúm siro
Coje cảm cúm siro được sử dụng với liều khuyến cáo phụ thuộc vào độ tuổi của người dùng:
- Trẻ em từ 2-6 tuổi: uống 1-2 thìa cà phê)/lần
- Trẻ em từ 7-12 tuổi: uống 3 thìa cà phê)/lần
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 6 thìa cà phê)/lần.
Mỗi thìa cà phê tương đương 5ml thuốc và ngày uống thuốc từ 3-4 lần tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Thuốc được dùng đường uống, có thể uống trước và sau ăn.
4 Chống chỉ định
Lưu ý những đối tượng không được dùng thuốc Coje cảm cúm:
- Người mắc dị ứng hay mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
- Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận nặng, mắc bệnh mạch vành, hay tăng huyết áp.
- Bệnh nhân có cơn hen cấp
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc Lorastad 10 Tab: Chỉ định, cách dùng, liều dùng
5 Tác dụng phụ
Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn thường xảy ra là phản ứng ban đỏ hoặc mày đay, sốt do thuốc và tổn thương niêm mạc, bệnh nhân dùng thuốc cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà, khô miệng, chóng mặt hoặc bị kích thích.
Nếu các triệu chứng diễn ra thường xuyên và tần suất tăng dần thì người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo lại với bác sĩ.
6 Tương tác
Chưa có thông tin đầy đủ về tương tác của Coje cảm cúm đối với các thuốc sử dụng đường uống khác. Người dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ và cung cấp đầy đủ tiền sử dùng thuốc của bản thân với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc hợp lý nhất.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng đối với người lớn tuổi, bệnh nhân mắc cường giáp, nhịp tim chậm, blốc tim một phần, bệnh cơ tim, xơ cứng động mạch nặng, đái tháo đường typ I.
Thận trọng với người phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng do thuốc làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.
Không dùng cùng với rượu và các đồ uống có cồn do có thể gây tăng tác dụng phụ của thuốc.
Thận trọng khi dùng cho người có bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.
Không dùng quá liều khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bệnh nhân cần được thông tin về khả năng gặp hội chứng Steven – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hay hội chứng lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) và các dấu hiệu nhận biết để bệnh nhân có thể phát hiện và tới trung tâm y tế kịp thời để xử trí.
7.2 Ảnh hưởng đến người vận hành máy móc hoặc lái xe
Thuốc có thể gây buồn ngủ, ngủ gà, chóng mặt, hạn chế dùng thuốc khi người bệnh đang trong thời gian làm những công việc cần tập trung cao độ.
7.3 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú vì còn thiếu nhiều dữ liệu về tính an toàn / hiệu quả của thuốc lên các đối tượng này. Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và cần cân nhắc lợi ích / nguy cơ.
7.4 Xử trí khi quá liều
Trong thời gian điều trị với thuốc, người bệnh nếu xuất hiện có dấu hiệu ngộ độc thuốc như buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể và có những điều trị triệu chứng hợp lý.
7.5 Bảo quản
Thuốc Coje cảm cúm siro cần được bảo quản ở môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 25 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Coje cảm cúm siro hết hàng, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc có cùng tác dụng:
Tosren DM 60ml có chứa Dextromethorphan, Clorpheniramin Maleat, Phenylephrin hydroclorid có tác dụng giảm ho, giảm sổ mũi,... Thuốc có giá bán tại thị trường Việt Nam khoảng 60.000 đồng / lọ 60ml.
Datrieuchung-New chứa Clorpheniramin, Dextromethorphan, Paracetamol (Acetaminophen), Phenylephrin hydroclorid có giá 60.000 đồng / hộp 12 gói.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-20847-14
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 - Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 1 chai 75ml..
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc có tác dụng hạ sốt do mọi nguyên nhân và chỉ hạ sốt với người có mức thân nhiệt cao, không gây hạ thân nhiệt ở người bình thường. Tác dụng chống viêm của thuốc gần như là không có. Paracetamol có cơ chế giảm đau tác động vào các dây thần kinh ngoại biên, không ức chế thần kinh trung ương, không ức chế hô hấp.
Phenylephrin hydroclorid là một thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm alpha, (alpha,-adrenergic) có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha,-adrenergic làm co mạch máu và làm tăng huyết áp. Với liều dùng thấp được phối hợp trong Coje cảm cúm, Phenylephrine có tác dụng chống xung huyết mũi. [1]
Clorpheniramin maleat là thuốc kháng histamin thế hệ 1, thuốc có tác dụng chống dị ứng, làm khô mũi, giảm sổ mũi. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng an thần và kháng cholinergic. [2]
10.2 Dược động học
Coje cảm cúm hấp thu tốt khi sử dụng đường uống. Các tác dụng chống dị ứng, chống sung huyết mũi của thuốc khởi phát sau 15-20 phút sau khi uống. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu qua gan và đào thải qua nước tiểu.
11 Thuốc Coje cảm cúm siro giá bao nhiêu?
Thuốc Coje cảm cúm siro hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Coje cảm cúm siro mua ở đâu?
Thuốc Coje cảm cúm siro mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Paracetamol hiện tại vẫn đang là thuốc đầu tay dùng trong hạ sốt giảm đau do thuốc tác dụng hiệu quả và tương đối an toàn nếu được dùng đúng liều. Công thức thuốc kết hợp giữa Paracetamol, Phenylephrine và Clorpheniramin mang lại tác dụng toàn diện trong việc điều trị các triệu chứng cảm cúm như sốt, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi,...
- Thuốc dạng siro hương vị thơm ngon, dễ uống.
- Thuốc có giá thành tiết kiệm và chất lượng tương đương với các thuốc nhập khẩu vì được sản xuất bởi quy trình đạt chuẩn GMP-WHO của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3.
14 Nhược điểm
- Dùng thuốc lâu dài vẫn có khả năng khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc.
- Thuốc dạng chai thủy tinh 75ml nên không tiện lợi cho người dùng mang theo.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Pubmed (Ngày cập nhật 31 tháng 10 năm 2018). Phenylephrine, Pubmed. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2024.
- ^ Tác giả Einar Hellbom (Ngày đăng năm 2006). Chlorpheniramine, selective serotonin-reuptake inhibitors (SSRIs) and over-the-counter (OTC) treatment, Pubmed. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2024.