Ciprothepharm
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Thephaco (Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa), Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá |
Số đăng ký | VD-20937-14 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Ciprofloxacin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6768 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4292 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Ciprothepharm được bác sĩ chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm da... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Ciprothepharm.
1 Thành phần
Thành phần chính của thuốc Ciprothepharm là Ciprofloxacin (dưới dạng Ciprofloxacin HCl) hàm lượng 500 mg.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ciprothepharm
2.1 Tác dụng của thuốc Ciprothepharm
Thuốc Ciprothepharm chứa Ciprofloxacin là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Ciprofloxacin Hydrochloride là dạng muối hydrochloride của ciprofloxacin, một kháng sinh nhóm fluoroquinolone có tác dụng diệt khuẩn.
Ciprofloxacin hydrochloride phát huy tác dụng diệt khuẩn bằng cách can thiệp vào DNA gyrase của vi khuẩn, do đó ức chế quá trình tổng hợp DNA và ngăn chặn sự phát triển của tế bào vi khuẩn [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Thuốc được hấp thu nhanh và dễ dàng ở Đường tiêu hóa với Sinh khả dụng 70-80%. Thức ăn làm giảm sự hấp thu của thuốc. Thời gian đạt được nồng độ tối đa trong máu của ciprofloxacin là 1-2 giờ.
Phân bố: Thể tích phân bố của thuốc lơn, khoảng 2-3L/kg. Thuốc phân bố ở khắp cơ thể và tập trung cao tại những nơi nhiễm khuẩn.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa tại gan.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ khoảng 40-50% qua nước tiểu dưới dạng không đổi và một phần được chuyển hóa và bài tiết qua mật. Thời gian bán thải của thuốc trên người chức năng thận tốt là 3,5-4,5 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Ciprothepharm
Thuốc Ciprothepharm được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng khi mà các thuốc kháng sinh thông thường khác không có tác dụng nhằm hạn chế phát triển các chủng vi khuẩn kháng ciprofloxacin, cụ thể:
- Viêm đường tiết niệu trên và dưới.
- Viêm tuyến tiền liệt.
- Viêm da, mô mềm.
- Viêm xương-tủy.
- Viêm ruột vi khuẩn nặng.
- Nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện như nhiễm khuẩn huyết và suy giảm miễn dịch.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Promaquin 500mg điều trị nhiễm khuẩn nặng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Ciprothepharm
3.1 Liều dùng thuốc Ciprothepharm
Chỉ định | Liều dùng |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên | 1/2-1 viên x 2 lần/ngày |
Lậu không biến chứng | 1 viên, liều duy nhất |
Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương | 1-1,5 viên x 2 lần/ngày |
Viêm ruột nhiễm khuẩn nặng Liều điều trị Liều dự phòng |
1 viên x 2 lần/ngày 1 viên/ngày |
Phonhf bệnh do não mô cầu: Người lớn và trẻ trên 20kg Trẻ em dưới 20kg |
1 viên, liều duy nhất 1/2 viên, liều duy nhất hoặc 20mg/kg |
Phòng nhiễm khuẩn Gram âm trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch | 1/2 - 1 viên x 2 lần/ngày |
Nhiễm khuẩn bệnh viện nặng, nhiễm trùng máu, điều trị nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch | 1-1,5 viên x 2 lần/ngày |
Suy thận: Hiệu chỉnh liều dựa trên Độ thanh thải creatinin.
3.2 Cách dùng thuốc Ciprothepharm
Nên uống thuốc sau ăn 2 giờ.
Uống thuốc với nhiều nước.
Không dùng cùng các thuốc kháng acid trong vòng 2 giờ sau dùng thuốc.
4 Chống chỉ định.
Không sử dụng thuốc Ciprothepharm cho bệnh nhân bị mẫn cảm hay tiền sử quá mẫn với Ciprofloxacin hay bất kì thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ mang thai, thời kỳ cho con bú (trừ trường hợp bắt buộc).
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ciprofloxacin A.T 500mg: tác dụng, chỉ định, lưu ý
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp |
Tiêu hóa | Buồn nôn, nôn, ỉa chảy | Rối loạn tiêu hóa | |
Dinh dưỡng và chuyển hóa | Tăng tạm thời transaminase | ||
Thần kinh | Đau đầu, kích động | ||
Máu | Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu đa nhân, giảm bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu | Thiếu máu tan máu, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu | |
Tim mạch | Nhịp tim nhanh, viêm tĩnh mạch nông | ||
Da | Nổi ban, ngứa | ||
Quá mẫn | Phản ứng phản vệ | ||
Toàn thân | Sốt |
6 Tương tác thuốc
Thuốc chống viêm phi steroid: Tăng tác dụng phụ của Ciprofloxacin.
Thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi: Giảm sinh khả dụng và nồng độ của Ciprofloxacin trong máu.
Thuốc gây độc tế bào như cyclophosphamid, Vincristin, cytosine arabinoside, Doxorubicin, mitoxantron: Giảm độ hấp thu Ciprofloxacin.
Didanosin: Giảm nồng độ Ciprofloxacin một cách đáng kể.
Chế phẩm chứa sắt: Làm sự hấp thu ở ruột của Ciprofloxacin một cách đáng kể.
Sucralfat: Làm sự hấp thu Ciprofloxacin một cách đáng kể.
Theophylin: Tăng nồng độ của theophylin trong máu và tăng nguy cơ xảy tác dụng phụ của thuốc.
Ciclosporin: Tăng nhất thời creatinin máu.
Probenecid: Giảm đào thải ciprofloxacin.
Warfarin: Hạ prothrombin.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử động kinh, rối loạn thần kinh trung ương, suy chức năng gan hoặc thận, thiếu men Glucose 6 phosphate dehydrogenase và người bị bệnh nhược cơ.
Dùng thuốc kháng sinh kéo dài có nguy cơ dẫn đến phát triển các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc.
Thuốc có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm Mycobacterium tuberculosis bị âm tính.
Thuốc có thể gây hoa mắt chóng mặt, quay cuồng gây ảnh hưởng tới điều khiển xa cộ và vận hành máy móc.
Nên hạn chế dùng thuốc trên đối tượng trẻ nhỏ, trẻ đang lớn do thuốc có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển xương của trẻ.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Chỉ sử dụng trong trường hợp thật sự cần thiết khi không có kháng sinh khác thay thế.
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Thuốc được bài tiết vào sữa và có thể gây hại cho trẻ. Nếu mẹ bắt buộc cần dùng thì nên cho trẻ ngừng bú.
7.3 Sử dụng được cho đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc không gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, một số đối tượng nhạy cảm nên kiểm tra phản ứng phụ có thể xảy ra trước khi lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Ciprothepharm nơi khô và thoáng mát.
Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-20937-14.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Ciprothepharm giá bao nhiêu?
Thuốc Ciprothepharm hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Ciprothepharm mua ở đâu?
Thuốc Ciprothepharm mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Ciprofloxacin là một kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn mạnh và có hiệu quả cao trên nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, bao gồm cả Staphylococcus aureus kháng methicillin và trực khuẩn mủ xanh [2].
- Ciprofloxacin là một kháng sinh phổ rộng, là một lựa chọn thay thế cho nhiều bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc [3].
- Thuốc là một liệu pháp thay thế cho các bệnh nhiễm trùng cấp và mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi [4].
- Thuốc được nghiên cứu và phát triển dưới dạng viên nén bao phim giúp cho bệnh nhân có thể tự sử dụng đơn giản, và có ưu điểm là hạn chế được mùi vị khó chịu do hoạt chất thuốc gây ra [5].
12 Nhược điểm
- Không sử dụng được cho phụ nữ đang cho con bú.
- Thuốc tương tác với nhiều nhóm thuốc, do đó cần thận trọng trong quá trình dùng thuốc.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Ciprofloxacin hydrochloride, PubChem. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả ĐK Terp , MJ Rybak (Đăng ngày tháng 7 năm 1987). Ciprofloxacin, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả D M Campoli-Richards và cộng sự (Đăng ngày tháng 4 năm 1988). Ciprofloxacin. A review of its antibacterial activity, pharmacokinetic properties and therapeutic use, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả LR Wiseman 1, JA Balfour (Đăng ngày tháng 2 năm 1994). Ciprofloxacin. A review of its pharmacological profile and therapeutic use in the elderly, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Omethepharm do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây