Ciprobid
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | S.C. Infomed Fluids S.R.L, S.C. Infomed Fluids S.R.L |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Song Sơn |
Số đăng ký | VN-20938-18 |
Dạng bào chế | Dung dịch truyền tĩnh mạch |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 túi 10 nhôm x 1 túi truyền PVC x 200ml |
Hoạt chất | Ciprofloxacin |
Xuất xứ | Romania |
Mã sản phẩm | ak789 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi túi truyền 200ml chứa: ciprofloxacin 400mg
Tá dược vừa đủ
Dạng bào chế: Dung dịch truyền tĩnh mạch
2 Ciprobid 400mg/200ml là thuốc gì? Ciprobid 400mg có tác dụng gì?
Thuốc Ciprobid được chỉ định điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn [1]
2.1 Người lớn
Nhiễm khuẩn đường sinh dục (như viêm niệu đạo do lậu cầu, viêm cổ tử cung gây ra do Neisseria gonorrhoeae nhạy cảm, viêm mào tinh hoàn-tinh hoàn, viêm vùng chậu bao gồm gây ra do Neisseria gonorrhoeae nhạy cảm), nhiễm khuẩn tiêu hóa, ổ bụng, da và mô mềm do Gram (-), xương khớp, bệnh than do hít phải, điều trị ở người giảm bạch cầu cùng sốt có nhiễm khuẩn, viêm tai giữa mủ mạn tính, viêm tai ngoài ác tính.
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính và viêm xoang cấp do vi khuẩn: Chỉ nên sử dụng Thuốc Ciprobid cho người không có lựa chọn thay thế khác
2.2 Trẻ em
Nhiễm khuẩn tiết niệu gây biến chứng, viêm bể thận, nhiễm bệnh than qua hô hấp, đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn (chỉ dùng khi không còn lựa chọn điều trị thay thế khác)
Thuốc Ciprobid được dùng điều trị các nhiễm khuẩn nặng ở trẻ khi cần thiết và được chỉ định bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị bệnh xơ gan, nhiễm khuẩn nặng ở đối tượng trẻ nhỏ.
==>> Xem thêm sản phẩm khác: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Glocip 500 dùng trong nhiễm khuẩn nặng
3 Liều dùng và cách sử dụng Thuốc Ciprobid
3.1 Liều dùng
Liều Thuốc Ciprobid phụ thuộc vào các chỉ số, mức độ nhiễm khuẩn và khả năng nhạy với ciprofloxacin của loại vi khuẩn gây bệnh cùng chức năng thận và cân nặng của trẻ nhỏ và trẻ ở độ tuổi vị thành niên.
Thời gian dùng Thuốc Ciprobid phụ thuộc mức độ bệnh, đáp ứng của bệnh nhân và loại vi khuẩn nhiễm
Sau khi dùng đường tĩnh mạch có thể chuyển đường uống theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể dùng kết hợp Thuốc Ciprobid cùng các kháng sinh khác tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh khi điều trị một số nhiễm khuẩn vùng chậu, ổ bụng, bệnh nhân giảm bạch cầu, nhiễm khuẩn xương khớp
3.1.1 Người lớn
Nhiễm khuẩn sinh dục (viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn, viêm vùng chậu): 400mg mỗi lần, ngày 2 lần dùng trong ít nhất 14 ngày
Nhiễm khuẩn tiêu hóa và ổ bụng
- Tiêu chảy gây ra bởi Shigella spp. (ngoại trừ shigella dysenteriae loại 1), tiêu chảy nặng khi đi du lịch: 400 mg mỗi lần, ngày 2 lần dùng trong 1 ngày
- Tiêu chảy do shigella dysenteriae loại 1: dùng 400 mg mỗi lần, ngày 2 lần trong 5 ngày
- Tiêu chảy do vibrio cholerae dùng 400mg mỗi lần, ngày 2 lần trong 3 ngày
- Sốt thương hàn: dùng 500 mg mỗi lần, ngày 2 lần trong 7 ngày
Nhiễm khuẩn ổ bụng do Gram (-) mỗi lần 500-750mg, ngày 2 lần dùng trong 5-14 ngày
Nhiễm khuẩn da, mô mềm: 400mg mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày trong 7-14 ngày
Nhiễm khuẩn xương khớp: 400mg mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày dùng trong tối đa 3 tháng
Điều trị ở người bị giảm bạch cầu trung tính kèm sốt do vi khuẩn (nên kết hợp Thuốc Ciprobid cùng kháng sinh khác theo các hướng dẫn chính thức) 400mg mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày, thời gian kéo dài trong suốt giai đoạn giảm bạch cầu trung tính
Phòng ngừa sau tiếp xúc với bệnh than qua hô hấp và điều trị ở người có thể dùng thuốc bằng đường uống (dùng càng sớm càng tốt) 400mg mỗi lần, 2 lần mỗi ngày dùng trong 60 ngày kể từ khi xác nhận có nhiễm Bacillus anthracis
Nhiễm khuẩn tiết niệu: 400mg mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày dùng trong 7-21 ngày với viêm bể thận biến chứng và không biến chứng, 2-4 tuần (Cấp) với viêm tiền liệt tuyến
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: 400mg mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày trong 7-14 ngày
Nhiễm khuẩn hô hấp trên:
- Đợt cấp của viêm xoang và viêm tai giữa mủ mạn tính 400mg mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày dùng trong 7-14 ngày
- Viêm tai ngoài ác tính: 400mg mỗi lần, 3 lần mỗi ngày dùng trong 28 ngày - 3 tháng
3.1.2 Trẻ em
Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bể thận có biến chứng: dùng 6-10mg/kg, ngày 3 lần, tối đa 400mg/liều, dùng trong 10-21 ngày
Phòng ngừa sau tiếp xúc với bệnh than qua hô hấp và điều trị ở người có thể uống (dùng càng sớm càng tốt): 10-15mg/kg, 2 lần mỗi ngày, tối đa 400mg/liều, dùng trong 60 ngày kể từ lúc xác nhận nhiễm Bacillus anthracis
Các nhiễm khuẩn khác: 10mg/kg, ngày 3 lần, tối đa 400mg/liều, thời gian dùng phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn
Xơ nang: 10mg/kg, ngày 3 lần, tối đa 400mg/lần, dùng trong 10-14 ngày
3.1.3 Người lớn tuổi
Liều phụ thuộc Clcr(độ thanh thải creatinin) và mức độ nhiễm khuẩn
Người suy gan suy thận
Người suy thận: Liều phụ thuộc Clcr(độ thanh thải creatinin) (ml/min/1,73m2) và nồng độ creatinin huyết thanh (μmol/L) lần lượt như sau
- > 60 và < 124: xem liều thường dùng
- 30-60 và 124-168: 200-400mg/12h
- < 30 và > 169: 200-400mg/24h
- Người thẩm tách máu và > 169: 200-400mg/24h (Sau thẩm tách máu)
- Người thẩm tách màng bụng và > 169: 200-400mg/24h
Người suy gan không cần hiệu chỉnh liều Thuốc Ciprobid
Chưa có nghiên cứu sử dụng Thuốc Ciprobid trên trẻ em suy gan, suy thận
3.2 Cách dùng
Thuốc Ciprobid dùng truyền tĩnh mạch, Không dùng Thuốc Ciprobid khi dung dịch vẩn đục.
Trẻ em: truyền Thuốc Ciprobid trong 60 phút
Người lớn: truyền trong 60 phút với liều 400mg và 30 phút với liều 200mg
Truyền Thuốc Ciprobid chậm vào tĩnh mạch lớn để giảm đau, giảm nguy cơ kích ứng mạch.
4 Chống chỉ định
Không dùng Thuốc Ciprobid cho người bệnh quá mẫn với Ciprofloxacin hoặc thành phần nào có trong thuốc.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không dùng Thuốc Ciprobid, chỉ dùng khi bắt buộc.
Không dùng Thuốc Ciprobid cùng tizanidin
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ciprofloxacin 250mg-US Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Thuốc Ciprobid có thể gây buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, tăng tạm thời transaminase
Ít gặp: Thuốc Ciprobid có thể gây tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho và đa nhân, thiếu máu, giảm tiểu cầu, nhịp tim nhanh, kích động, rối loạn tiêu hóa, nổi ban, ngứa, đau khớp, sưng khớp , tăng tạm thời creatinin, bilirubin, phosphatase kiềm trong máu
Hiếm gặp: phản vệ, dạng phản vệ, thiếu máu tan máu, tăng bạch cầu tiểu cầu, thay đổi nồng độ prothrombin, cơn co giật, lú lẫn, rối loạn tâm thần, mất ngủ, trầm cảm, rối loạn thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác, tăng áp lực nội sọ, viêm đại tràng màng giả, viêm mạch, hội chứng lyell, ban da đổ thành nốt, viêm gan, vàng da ứ mật, đa cơ, viêm gân, mô bao quanh, đứt gân (nhất là ở người lớn tuổi dùng cùng corticoid), xuất hiện tinh thể niệu khi nước tiểu kiềm tính, suy thận cấp, viêm thận kẽ, khó thở, nhyaj cảm với ánh sáng,...
Xử trí: Uống đủ nước, tránh làm nước tiểu kiểm quá để tránh xuất hiện tinh thể niệu.
Trường hợp ỉa chảy nặng, kéo dài cần ngừng dùng Thuốc Ciprobid và thay bằng 1 kháng sinh khác.
Nếu có dấu hiệu gặp tác dụng phụ sau dùng Thuốc Ciprobid cần ngừng sử dụng và phải điều trị tại cơ sở y tế dù tác dụng phụ nhẹ hoặc vừa, có thể mau hết khi ngừng Thuốc Ciprobid.
6 Tương tác thuốc
Không dùng Thuốc Ciprobid cùng tizanidin do có thể làm tăng nồng độ tizanidin trong máu gây hạ huyết áp và an thần
Thuốc Ciprobid + Agomelatin: Ciprofloxacin gây ức chế CYP450 1A2 có thể gây tác dụng phụ
Thuốc Ciprobid + Zolpidem làm tăng nồng độ thuocs này trong máu do đó không khuyến cáo phối hợp này
Thuốc Ciprobid + methotrexat làm ức chế quá trình bài tiết thuốc này qua ống thận dẫn đến tăng nồng độ methotrexat trong huyết tương, tăng nguy cơ gây độc do đó không dùng phối hợp này
Thuốc Ciprobid + Theophyllin: tăng nồng độ thuốc này trong máu gây tác dụng không mong muốn có thể đe dọa tính mạng hoặc tử vong do đó khi dùng phối hợp này cần kiểm soát nồng độ theophyllin trong máu và giảm liều thuốc này nếu cần
Thuốc Ciprobid + xanthin khác như caffein, pentoxifylon gây tăng nồng độ các thuốc này trong máu
Thuốc Ciprobid + Phenytoin, cyclosporin: tăng nồng độ thuốc này trong máu
Thuốc Ciprobid + thuốc kháng vitamin K: làm tăng tác dụng đông máu, cần kiểm soát INR thường xuyên
Thuốc Ciprobid + Duloxetin, Ropinirol: làm tăng AUc và Cmax của thuốc này
Thuốc Ciprobid + Lidocain: làm giảm độ thanh thải của thuốc này
Thuốc Ciprobid + clozapin: cần giám sát lâm sàng và hiệu chỉnh liều clozapine
Thuốc Ciprobid + sildenafil: tăng AUC và Cmax ~ 2 lần
7 Lưu ý khi dùng thuốc và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Dùng Thuốc Ciprobid có thể gây các tác dụng có hại không hồi phục và gây tàn tật như viêm gân, đứt gân, bệnh thần kinh ngoại biên và tác dụng phụ trên TKTW
Bệnh nhân ở bất kỳ độ tuổi nào hay không có yếu tố nguy cơ trước đó đều có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng trên.
Ngừng dùng Thuốc Ciprobid khi có dấu hiệu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tránh dùng Thuốc Ciprobid ở bệnh nhân đã gặp các tác dụng phụ liên quan đến fluoroquinolon
Không khuyến cáo dùng điều trị nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn, không dùng đơn trị liệu với nhiễm khuẩn nặng và đa nhiễm Gram (+), vi khuẩn kỵ khí.
Chỉ dùng Thuốc Ciprobid điều trị viêm niệu đạo do lậu hoặc viêm cổ tử cung sau khi đã loại trừ Neisseria gonorrhoeae kháng ciprofloxacin. Với người bị viêm mào tinh hoàn - tinh hoàn, viêm vùng chậu, chỉ cân nhắc dụng Thuốc Ciprobid khi kết hợp với kháng sinh khác khi không loại bỏ nguyên nhân Neisseria gonorrhoeae kháng ciprofloxacin, nếu sau 3 ngày dùng mà triệu chứng không cải thiện cần cân nhắc lại phác đồ.
E.coli đề kháng fluoroquinolon - tác nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
Ít dữ liệu dùng ciprofloxacin điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng
Dùng Thuốc Ciprobid kết hợp cùng kháng sinh khác dựa trên kháng sinh đồ khi điều trị nhiễm khuẩn xương khớp
Cần tham khảo hướng dẫn điều trị bệnh than quốc gia và quốc tế trước khi dùng Thuốc Ciprobid.
Cần lưu ý khi dùng Thuốc Ciprobid trên trẻ nhỏ vè trẻ vị thành niên
Chỉ dùng Thuốc Ciprobid khi nhiễm khuẩn tiết niệu không điều trị bằng các phác đồ khác và phải dựa trên dữ liệu kháng sinh đồ
Thận trọng dùng Thuốc Ciprobid cho bệnh nhân nhược cơ, bệnh nhân có yếu tố kéo dài khoảng QT (bệnh tim mạch, mất cân bằng điện giải, sử dụng thuốc kéo dài QT, người cao tuổi và phụ nữ,...)
Thuốc Ciprobid có thể gây một số tác dụng phụ như: nhạy cảm với ánh sáng, co giật, hạ thấp ngưỡng co giật, hạ đường huyết, tiêu chảy, xuất hiện tinh thể niệu, hoại tử gan, …do đó cần thận trọng khi sử dụng
Tránh dùng Thuốc Ciprobid ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD.
Ciprofloxacin ức chế CYP 1A2 do đó có thể tăng nồng độ các thuốc chuyển hóa qua enzym này.
Thuốc Ciprobid có thể gây phản ứng tại vị trí tiêm xảy ra khi truyền < 30 phút.
Thận trọng khi dùng Thuốc Ciprobid ở người lái xe và vận hành máy móc do tác dụng phụ gây hoa mắt, chóng mắt,...
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Thuốc Ciprobid không dùng cho đối tượng này
7.3 Bảo quản
Thuốc Ciprobid nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ < 30oC.
7.4 Xử trí khi quá liều
Chưa có thuốc giải độc Ciprofloxacin. Nếu quá liều xảy ra có thể gây nôn, rửa dạ dày, lợi tiểu và theo dõi cẩn thận, điều trị hỗ trợ như truyền bù đủ dịch.
8 Sản phẩm thay thế
Oradays 200mg/100ml có thành phần Ciprofloxacin bào chế dạng Thuốc tiêm truyền, là sản phẩm của S.C. Infomed Fluids S.R.L, được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc.
Nafloxin 400mg/200ml có thành phầnCiprofloxacin được sản xuất bởi Cooper Pharmaceuticals, bào chế dạng Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Ciprofloxacin là kháng sinh fluoroquinolon có tác dụng diệt khuẩn qua cơ chế ức chế topoisomerase loại II của vi khuẩn - là enzyme cần cho quá trình sao chép, phiên mã, sửa chữa ADN của vi khuẩn
Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng, phần lớn là Gram(-), kể cả Pseudomonas, enterobacter, các vi khuẩn đường hô hấp như Haema-philus và Legionella, Neisseria, kém nhạy với vi khuẩn Gram (+) và không có tác dụng trên phần lớn vi khuẩn kỵ khí.
9.2 Dược động học
Hấp thu: Nồng độ đỉnh đạt được tại thời điểm cuối sau khi truyền tĩnh mạch, dược động học tuyến tính khi dùng liều đến 400mg đường tĩnh mạch. AUC sau dùng liều 250mg, 500mg, 750mg uống mỗi 12 h tương đương lần lượt với truyền tĩnh mạch 200mg mỗi 12h (60 phút), 400mg mỗi 12h (60 phút), và 400mg mỗi 8h (60 phút)
Phân bố: Ciprofloxacin liên kết với protein huyết tương thấp (20-30%), ở trong huyết tương chủ yếu dạng không ion hóa, Vd ở trạng thái ổn định 2-3L/kg thể trọng, Ciprofloxacin phân bố khắp cơ thể, cao ở phổi, đường tiết niệu, và cao hơn trong huyết tương
Chuyển hóa: Ciprofloxacin ức chế CYP1A2, các chất chuyển hóa có hoạt tính thấp hơn ban đầu (desethyleneciprofloxacin (M1 sulphociprofloxacin (M2), oxociprofloxacin (M3) và formylciprofloxacin (M4))
Thải trừ: chủ yếu dạng không đổi qua nước tiểu, lượng nhỏ qua phân với độ thanh thải của Ciprofloxacin (% liều dùng) trong nước tiểu và phân lần lượt 61,5 và 15,2, các chất chuyển hóa tương ứng là 9,5 và 2,6. Độ thanh thải thận ~ 180-300ml/kg.h, độ thanh thải toàn thân ~ 480-600ml/kg/h, đào thải nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết qua ống thận. Suy thận gây tăng t ½ Ciprofloxacin đến 12h
Trẻ em: các dữ liệu hạn chế
10 Thuốc Ciprobid giá bao nhiêu?
Thuốc Ciprobid hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Ciprobid mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua Ciprobid trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Ciprobid với thành phần Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng, chỉ định điều trị một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiêu hóa, ổ bụng, da, mô mềm, tai,...
- Ciprofloxacin đường tĩnh mạch mang lại hiệu quả lâm sàng tương tự so với liệu pháp tiêu chuẩn trong một số nhiễm trùng toàn thân.[2]
13 Nhược điểm
- Thuốc Ciprobid có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng không hồi phục như đứt gân,...
Tổng 15 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do cục quản lý dược phê duyệt, tại đây
- ^ Tác giả M LeBel (Đăng năm 1988). Ciprofloxacin: chemistry, mechanism of action, resistance, antimicrobial spectrum, pharmacokinetics, clinical trials, and adverse reactions, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024