Cipmyan 500
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | ZIM Laboratories, Zim Labratories Ltd. |
Công ty đăng ký | Zim Labratories Ltd. |
Số đăng ký | VN-14511-12 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Ciprofloxacin |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | aa8762 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cipmyan 500 với thành phần chứa ciprofloxacin được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa và nặng như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Cipmyan 500
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Cipmyan 500
- Dược chất: Ciprofloxacin HCL 500mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cipmyan 500
2.1 Tác dụng của thuốc Cipmyan 500
Ciprofloxacin là một loại kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm thuốc fluoroquinolone.
Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự sao chép DNA bằng cách ức chế DNA topoisomerase và DNA-gyrase của vi khuẩn.
Ciprofloxacin là kháng sinh fluoroquinolon thế hệ thứ hai được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và đường hô hấp từ nhẹ đến trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Ciprofloxacin đã được FDA chấp thuận để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (lậu và hạ cam), nhiễm trùng da, xương, khớp, viêm tuyến tiền liệt, sốt thương hàn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bệnh than, bệnh dịch hạch và nhiễm khuẩn salmonella.
2.2 Đặc tính dược động học
Hấp thu: Sinh khả dụng đường uống đạt khoảng 70-80%. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là từ 1-1,5 giờ sau khi uống.
Phân bố: Sau khi uống, ciprofloxacin được phân bố rộng khắp cơ thể bao gồm nước bọt, nước tiểu, tuyến tiền liệt,...
Chuyển hóa: Ciprofloxacin là chất ức chế cytochrom P450 ở người.
Thải trừ: Thời gian bán thải của ciprofloxacin là 4 giờ. Ciprofloxacin được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng thuốc không đổi (40 đến 50%).
2.3 Chỉ định thuốc Cipmyan 500
Cipmyan 500 được chỉ định trong các trường hợp:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Nhiễm khuẩn xương khớp.
- Nhiễm trùng máu.
- Bệnh lậu.
- Nhiễm khuẩn phúc mạc.
- Nhiễm trùng mắt.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Promaquin 500mg điều trị nhiễm khuẩn nặng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cipmyan 500
3.1 Liều dùng thuốc Cipmyan 500
Người lớn:
- Nhiễm khuẩn vừa và nhẹ: 250-500mg/lần x 2 lần/ngày.
- Nhiễm khuẩn nặng, có biến chứng: 750mg/lần x 2 lần/ngày. Thời gian điều trị là 5-10 ngày.
Hiệu chỉnh liều theo độ thanh thải của creatinin:
- 30-50 ml/phút: 250-500mg/12 giờ.
- 5-29 ml/phút: 250-500mg/18 giờ.
- Lọc thận: 250-500mg/24 giờ.
3.2 Cách dùng thuốc Cipmyan 500 hiệu quả
Cipmyan 500 được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Nên uống thuốc 2 giờ sau khi ăn.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Cipmyan 500.
Tiền sử quá mẫn với Acid Nalidixic và các quinolon khác.
Phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ciprofloxacin A.T 500mg: tác dụng, chỉ định, lưu ý
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng transaminase tạm thời.
Ít gặp: Nhức đầu, giảm tiểu cầu, kích động, tăng tạm thời creatinin, đau khớp, sưng khớp,...
Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, viêm đại tràng giả mạc, hoang tưởng, mất ngủ, hội chứng ban da,..
6 Tương tác
Thuốc chống viêm không steroid: Tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ của ciprofloxacin.
Thuốc chống toan chứa nhôm và magnesi: Giảm sinh khả dụng của kháng sinh.
Sucralfat: Giảm hấp thu ciprofloxacin.
Probenecid: Giảm đào thải kháng sinh do đó làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh.
Warfarin: Hạ prothrombin.
Ciclosporin: Tăng nồng độ creatinin huyết thanh.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người có tiền sử động kinh, người suy giảm chức năng gan, thận, người thiếu hụt G6PD, người bị bệnh nhược cơ.
Tiến hành làm kháng sinh đồ thường xuyên để hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn không nhạy cảm.
Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
Hạn chế sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ và trẻ đang trong giai đoạn phát triển vì có thể gây thoái hóa sụn khớp.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng Cipmyan 500 cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú để đảm bảo an toàn.
7.3 Xử trí khi quá liều
Trong trường hợp xảy ra quá liều thuốc, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
7.4 Bảo quản
Cipmyan 500 được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng, tránh nắng, dưới 30 độ C.
Để xa tầm với của trẻ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-14511-12
Nhà sản xuất: Zim Labratories Ltd.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
9 Thuốc Cipmyan 500 giá bao nhiêu?
Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Cipmyan 500 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Cipmyan 500 mua ở đâu?
Thuốc Cipmyan 500 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Ciprofloxacin là một loại kháng sinh quinolone flo hóa mới có hoạt tính cao chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm Staphylococcus aureus kháng methicillin, Enterobacteriaceae và Pseudomonas aeruginosa. Các thử nghiệm lâm sàng sử dụng chế phẩm uống ciprofloxacin đã chứng minh hiệu quả của nó trong nhiều loại bệnh nhiễm trùng. [1]
- Các nghiên cứu in vitro và in vivo với ciprofloxacin đã báo cáo tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc là rất thấp. Ngoài ra, tỷ lệ tác dụng phụ liên quan đến ciprofloxacin trong suốt các thử nghiệm lâm sàng của nó là rất nhỏ. Hầu hết các báo cáo về tác dụng phụ đều liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn hoặc nôn. [2]
- Thuốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo chất lượng.
- Dạng bào chế dễ sử dụng.
- Liều dùng đơn giản.
12 Nhược điểm
- Việc lạm dụng thuốc hoặc chỉ định không đúng có thể gây nên tình trạng phát triển các vi khuẩn không nhạy cảm.
Tổng 3 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Aref Shariati và cộng sự (Ngày đăng năm 2022). The resistance mechanisms of bacteria against ciprofloxacin and new approaches for enhancing the efficacy of this antibiotic, PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023
- ^ Tác giả D K Terp và cộng sự (Ngày đăng năm 1987). Ciprofloxacin, PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023