Cidemax
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | USA - NIC Pharma, Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma) |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma) |
Số đăng ký | VD-30084-18 |
Dạng bào chế | Viên nang mềm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Cetirizine Hydrochlorid, Dextromethorphan, Guaifenesin (Glyceryl guaiacolate) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am1402 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Ho |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cidemax là thuốc được dùng trong điều trị các trường hợp ho có đờm, ho do viêm họn, viêm phế quản và ho khan . Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Cidemax.
1 Thành phần
Trong mỗi viên Cidemax có chứa:
Guaifenesin:...................................100mg
Cetirizin.2HCI:.................................... 5mg
Dextromethorphan HBr:.....................15mg.
Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang mềm
2 Chỉ định của thuốc Cidemax
Cidemax được dùng trong trường hợp:
- Ho do cảm cúm có nhiều đờm
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
- Ho do dị ứng, hay kích ứng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc USNadol Extra - Điều trị hiệu quả các triệu chứng cảm cúm, sốt
3 Liều dùng - cách dùng thuốc Cidemax
3.1 Liều dùng
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: dùng liều 1-2 viên/lần, 2-3 lần mỗi ngày.
Trẻ em từ 6-12 tuổi: liều khuyến cáo là 1 viên/lần x 2-3 lần/ngày.
Trẻ 4-6 tuổi: Dùng dạng bào chế khác thích hợp.
3.2 Cách dùng
Thuôcd Cidemax là viên nang mềm, uống thuốc cùng 1 cốc nước ấm.
Nên uống sau ăn để hạn chế tác dụng bất lợi trên tiêu hoá.
4 Chống chỉ định
Quá mẫn với 1 trong các thành phần chỉnh: guaifenesin, cetirizin, dextromethorphan hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.
Người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO) ( Do nguy cơ gây tương tác thuốc nặng như sốt cao, chóng mặt, tăng huyết áp, chảy máu não, thậm chí tử vong.)
Trẻ dưới 4 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc:Thuốc Hapacol cảm cúm điều trị các triệu chứng cảm cúm
5 Tác dụng phụ
Guaifenesin
Hiếm hoặc ít gặp: Chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, nôn/ buồn nôn, đau bụng, ban da, mày đay.
Sỏi thận đã được báo cáo ở những bệnh nhân lạm dụng các chế phẩm có chứa guaifenesin.
Cetirizin
Hay gặp nhất là hiện tượng ngủ gà, tỷ lệ gặp phải phụ thuộc vào liền dùng thuốc.
Các triệu chứng khác: mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
Ít gặp: Chán ăn hoặc thèm ăn, bí tiểu, da đỏ bừng, tăng tiết nước bọt.
Hiếm gặp: Thiếu máu do tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận,...
Dextromethorphan:
Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt. Nhịp tim nhanh; Buồn nôn; Da đỏ bừng
Ít gặp: mề đay.
Hiếm gặp: phát ban ngoài da, buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa nhẹ
Hành vi kỳ quặc do ngộ độc, ức chế hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp có thể xảy ra khi dùng liều quá cao
6 Tương tác
Với Guaifenesin:
Không dùng kết hợp với thuốc ức chế men MAO
Cần thận trọng khi phối hợp với phenylpropanolamin ở người có bệnh nền bao gồm: tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh mạch ngoại vi, phì đại tuyến tiền liệt hoặc glôcôm.
Sử dụng guaifenesin có thể gây dương tính giả đối với xét nghiệm đo acid vanillylmandelic trong nước tiểu
Cần ngừng dùng guaifenesin 48 giờ trước khi lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm này.
Cetirizin:
Đến nay chưa thấy tương tác đáng kể với các thuốc khác.
Độ thanh thải cetirizin giảm nhẹ khi uống cùng theophylin liều 400mg.
Dextromethorphan:
Tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO.
Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương các thuốc.
Quinidin ức chế cytochrom P450 2D6 do đó làm giảm chuyển hoá, tăng nồng độ dextromethorphan ở huyết thanh và tăng các tác dụng không mong muốn của dextromethorphan
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Thận trọng
Guaifenesin:
Không sử dụng trong các trường hợp ho kéo dài hay mạn tính như ở bệnh nhân hút thuốc, hen, viêm phế quản mạn tính, khí thũng hoặc ho có quá nhiều đờm.
Người bệnh cần được bù nước đầy đủ trong khi sử dụng thuốc
Không tự ý sử dụng thuốc quá 7 ngày mà không có chỉ định của bác sĩ
Guaifenesin được coi là không an toàn khi sử dụng cho bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Sử dụng ở trẻ em: Đã có nhiều báo cáo về ngộ độc và quá liều, có thể gây tử vong do Guaifenesin ở trẻ em.
Không tự ý sử dụng guaifenesin cho trẻ dưới 4 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Cetirizin:
Cần phải điều chỉnh liều ở người suy thận vừa hoặc nặng và người đang thẩm phân thận nhân tạo; bệnh nhân suy gan
Ở một số người bệnh sử dụng cetirizin có hiện tượng ngủ gà do vậy nên thận trọng khi lái xe, hoặc vận hành máy, vì dễ gây nguy hiểm
Tránh dùng đồng thời cetirizin với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương, vì làm tăng thêm tác dụng của thuốc này.
Dextromethorphan:
Thận trọng khi đùng với các đối tượng
Người bệnh bị ho có quá nhiều đờm và ho mạn tính ở người hút thuốc hen và tràn khí.
Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy hô hấp.
Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin và nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng.
Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan, có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú
Không sử dụng cho phụ nữ có thai vì chưa có nghiên cứu đầy đủ tác dụng của các thành phần trong chế phẩm đối với bà mẹ đang mang thai.
Cetirizin bài tiết qua sữa nên không dùng cho phụ nữ cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng đến lái xe và sử dụng máy móc
Ở một số người cetirizin có thể gây hiện tượng ngủ gà; dextromethorphan gây chóng mặt, hay buồn ngủ nhẹ khi dùng liều caoVì vậy nên thận trọng cho người lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô, thoáng tránh ánh sáng.
7.5 Xử trí quá liều
Guaifenesin:
Triệu chứng cấp tính: gây buồn nôn, nôn.
Xử trí: Rửa dạ dày nếu phát hiện sớm, điều trị triệu chứng
Mạn tính: gây sỏi thận.
Cetirizin:
Triệu chứng: Ngủ gà ở người lớn, trẻ em có thể xuất hiện kích động.
Xử trí: Gây nôn và rửa dạ dày cùng với các phương pháp hỗ trợ.
Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Dextromethorphan:
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
Điều trị: Hỗ trợ dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc USNadol Extra được sử dụng trong điều trị các triệu chứng do cảm cúm gây ra, với thành phần Paracetamol 325mg; Guaifenesin 200mg và 5mg Phenylephrin, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần US Pharma USA, hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim
Thuốc Cedipect có tác dụng giảm ho, long đờm, với sự kết hợp của 2 thành phần Codein phosphat hemihydrat có hàm lượng 10 mg; Glyceryl guaiacolat có hàm lượng 100 mg. Hộp 10 vỉ x 10 viên nang mềm do Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm có số đăng ký là VD-19889-13
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-30084-18
Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma)
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
10.1.1 Guaifenesin
Guaifenesin có tác dụng long đờm nhờ kích ứng niêm mạc dạ dày, sau đó kích thích tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của dịch tiết ở khí quản và phế quản
Nhờ vậy, thuốc làm tăng hiệu quả của phản xạ ho và làm dễ tống đờm ra ngoài hơn
Cơ chế này khác với cơ chế của các thuốc chống ho nó không làm mất ho
Thuốc được chỉ định để điều trị triệu chứng ho có đờm quánh đặc khó khạc do cảm lạnh, viêm nhẹ đường hô hấp trên.
Thuốc thường được kết hợp với các thuốc giãn phế quản, thuốc chống sung huyết mũi, kháng histamin hoặc thuốc chống ho opiat.
10.1.2 Cetirizin
Cetirizin là thuốc kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng, nhưng không gây buồn ngủ ở liều dược lý.
Cetirizin có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H₁, nhưng hầu như không có tác dụng đến các thụ thể khác, do vậy hầu như không có tác dụng đối kháng acetylcholin và không có tác dụng đối kháng serotonin.
Cetirizin ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin và cũng làm giảm sự di dời của các tế bào viêm và giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.
10.1.3 Dextromethorphan
Dextromethorphan là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Mặc dù cấu trúc hóa học có liên quan đến Morphin, nhưng dextromethorphan không có tác dụng giảm đau và nói chung rất ít tác dụng an thần.
Dextromethorphan được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích.
Dextromethorphan có hiệu quả trong điều trị ho mạn tính, không có đờm
Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên
Không có tác dụng long đờm. Hiệu lực của dextromethorphan gần tương đương với hiệu lực của codein
So với codein, dextromethorphan ít gây tác dụng phụ ở Đường tiêu hóa hơn. Với liều điều trị, tác dụng chống ho của thuốc kéo dài được 5-6 giờ
Độc tính thấp nhưng với liều rất cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
10.2 Dược lực học
Guaifenesin: Sau khi uống, thuốc hấp thu tốt ở đường tiêu hóa. Khoảng 60% lượng thuốc bị thủy phân trong vòng 7 giờ. Chất chuyển hóa không còn hoạt tính được thải trừ qua thận. Thời gian bán thải là khoảng 1 giờ.
Cetirizin: Nồng độ đỉnh trong máu ở mức 0,3 microgam/ml sau 30 đến 60 phút khi uống một liều 10 mg. Thời gian bán thải xấp xỉ 11 giờ Độ thanh thải ở thận là 30 ml/phút và nửa đời thải trừ xấp xỉ 9 giờ. Cetirizin liên kết mạnh với protein huyết tương (khoảng 93%)
Dextromethorphan: Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và có tác dụng trong vòng 15-30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6-8 giờ (12 giờ với dạng giải phóng chậm). Thuốc được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu với dạng không đổi và các chất chuyển hóa demethyl, trong số đó có dextrorphan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ
11 Thuốc Cidemax giá bao nhiêu?
Thuốc Cidemax hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Cidemax mua ở đâu?
Thuốc Cidemax mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
Thuốc Cidemax là công thức phối hợp các thành phần hoạt chất Dextromethorphan; Cetirizin và Guaifenesin có tác dụng điều trị nhanh chóng và hiêu quả trên mọi tình trạng ho. [1]
Được bào chế dạng viên nang mềm, viên nhỏ gọn dễ nuốt, vỏ nang giúp che dấu mùi vị khó chịu của hoạt chất và bảo vệ các thành phần khỏi tác động từ môi trường. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đã được kiểm định và cấp phép lưu hành bởi Bộ Y Tế.
Dextromethorphan là thuốc chống ho không chứa opioid, an toàn và hiệu quả có trong một số loại thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn, iều lượng cao hơn, nó gây ra tác dụng tâm sinh lý, ngày nay được dùng như 1 tác nhân điều trị rối loạn thần kinh và tâm thần kinh [2].
Giá thành tiết kiệm, hộp lớn 100 viên giúp giảm chi phí cho người bệnh.
14 Nhược điểm
- Thuốc không dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú
- Do các tác dụng phụ liên quan đến thần kinh, tầm nhìn, sử dụng thuốc gây cản trở việc lái xa và vận hành máy
Tổng 8 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Cidemax đó nhà sản xuất cung cấp, tài bàn Pdf tại đây
- ^ Tác giả Ana Rita Silva 1, Ricardo Jorge Dinis-Oliveira (Ngày đăng: Tháng 5 năm 2020). Pharmacokinetics and pharmacodynamics of dextromethorphan: clinical and forensic aspects, Pubmed. Truy cập 19 tháng 12 năm 2023