Cezorox 1g
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Glomed, Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed |
Số đăng ký | VD-20696-14 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ |
Hoạt chất | Ceftazidim |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | nn898 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi lọ Cezorox 1g chứa:
- Ceftazidime: 1g
- Tá dược: Vừa đủ
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm

2 Tác dụng - Chỉ định của Cezorox 1g
Thuốc Cezorox 1g được chỉ định trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn nặng toàn thân, nhiễm khuẩn tai mũi họng, da và mô mềm, nhiễm khuẩn Đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn do thẩm phân máu và phúc mạc,...
Ngoài ra, thuốc Cezorox 1g cũng được sử dụng để phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật tiền liệt tuyến.
==>> Xem thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Biocetum 1g: Công dụng, liều dùng, chống chỉ định
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cezorox 1g
3.1 Cách dùng
Thuốc Cezorox 1g được sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.
3.2 Liều dùng
Đối với người lớn:
- 1-6 lọ Cezorox /ngày, chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 8-12 giờ.
- Nếu nhiễm khuẩn nặng đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch thì cần tăng liều thuốc Cezorox.
- Bệnh nhân xơ nang kèm với nhiễm khuẩn phổi do Pseudomonas, chức năng thận bình thường: dùng liều 90-150 mg/kg/ngày chia làm 3 lần, tối đa 9g/ngày
Đối với người suy thận: Cần giảm liều Cezorox 1g đối với bệnh nhân suy thận.
Đối với người cao tuổi: Liều tối đa 3g/ngày.
Đối với trẻ em: 30-100 mg/kg/ngày chia làm 2 hoặc 3 lần, tối đa 6g/ngày chia 3 lần cho trường hợp rất nặng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi: Liều thường dùng là 25 - 60 mg/kg/ngày chia làm 2 lần.
4 Chống chỉ định
Không dùng cho các đối tượng bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Cezorox 1g hoặc các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Cezorox 1g bao gồm: Viêm tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch huyết khối, đau tại chỗ tiêm, nổi ban, sốt, tiêu chảy, buồn nôn, nấm candida, viêm âm đạo, nhức đầu, chóng mặt, mất vị giác,...
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bệnh nhân xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào trong thời gian dùng thuốc Cezorox 1g
6 Tương tác
Aminoglycosid hoặc thuốc lợi tiểu mạnh: Tăng độc tính trên thận khi dùng đồng thời với Cezorox 1g
Chloramphenicol: Không phối hợp cùng với thuốc Cezorox 1g
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Zidimbiotic 1000 điều trị nhiễm khuẩn nặng: chỉ định, liều dùng
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Cezorox 1g
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không được dùng chung Cezorox 1g với Dung dịch Natri bicarbonat, Vancomycin, aminoglycoside hoặc metronidazol.
Kiểm tra tiền sử dị ứng của bệnh nhân đối với các nhóm thuốc Cephalosporin, penicillin
Bệnh nhân suy thận hoặc gan, suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin K cần được theo dõi thời gian prothrombin trong thời gian dùng thuốc Cezorox 1g.
Thận trọng khi dùng thuốc Cezorox 1g cho bệnh nhân suy thận, người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa.
Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc Cezorox 1g đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc vì vậy nên thận trọng khi dùng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Cezorox 1g cho phụ nữ có thai, đang dự định có thai hoặc đang cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Trong trường hợp bệnh nhân mới dùng thuốc Cezorox 1g quá liều, nên uống than hoạt với lượng vừa đủ, có thể truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý. Biện pháp thẩm phân máu không có tác dụng trong trường hợp này.
7.4 Bảo quản
Cezorox 1g nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Cezorox 1g hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc sau:
- Thuốc Zavicefta 2g/0,5g chứa Ceftazidim, dùng để điều trị nhiễm khuẩn nặng. Thuốc này được sản xuất tại ACS Dobfar S.P.A, với quy cách đóng hộp gồm Hộp 10 lọ.
- Thuốc Ceftazidime 1g Sandoz chứa Ceftazidim, dùng để điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não,.... Thuốc này được sản xuất tại Công ty Cadila Healthcare Ltd., với quy cách đóng hộp gồm Hộp 1 lọ.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Ceftazidim có phổ tác dụng rộng chủ yếu trên vi khuẩn Gram âm, có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn và ngăn chặn quá trình liên kết chéo giữa các chuỗi peptidoglycan từ đó gây chết tế bào do áp suất thẩm thấu. Ceftazidim có khả năng kháng lại nhiều enzym beta-lactamase do vi khuẩn tiết ra, thường được sử dụng trong điều trị các nhiễm khuẩn nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não và nhiễm trùng đường tiết niệu,... [1]
9.2 Dược động học
Ceftazidime thường được dùng theo đường tiêm, có khả năng phân bố rộng khắp các mô và dịch trong cơ thể. Ceftazidime không bị chuyển hóa, chủ yếu được bài tiết bởi thận với khoảng 80-90% liều dùng được bài tiết trong nước tiểu.
10 Thuốc Cezorox 1g giá bao nhiêu?
Thuốc Cezorox 1g hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Cezorox 1g mua ở đâu?
Thuốc Cezorox 1g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cezorox 1g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Cezorox 1g được dùng bằng đường tiêm truyền, mang lại hiệu quả nhanh hơn dạng uống.
- Cezorox 1g được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed, là một công ty sản xuất có thương hiệu tại Việt Nam
13 Nhược điểm
- Cezorox 1g có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như: Viêm tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch huyết khối, đau tại chỗ tiêm, nổi ban, sốt,...
Tổng 8 hình ảnh








Tài liệu tham khảo
- ^ Richards DM, Brogden RN, (Ngày đăng: Tháng 2 năm 1985), Ceftazidime. A review of its antibacterial activity, pharmacokinetic properties and therapeutic use, Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2025