Cevocame Cold & Flu
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | US PHARMA USA, Công ty cổ phần US Pharma USA |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần US Pharma USA |
Số đăng ký | VD-33802-19 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Dextromethorphan, Paracetamol (Acetaminophen) |
Hộp/vỉ | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am1062 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cevocame Cold & Flu được chỉ định để điều trị cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, giảm triệu chứng cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi,..Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Cevocame Cold & Flu.
1 Thành phần
Mỗi viên Cevocamet Cold & Flu có chứa:
Paracetamol........................................................325 mg
Guaifenesin..........................................................200 mg
Phenylephrin HCl....................................................5 mg
Dextromethorphan hydrobromid.............................10 mg
Tá dược: vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
2 Chỉ định của thuốc Cevocame Cold & Flu
Cevocame Cold & Flu được dùng để:
Giảm nhanh chóng các triệu chứng cảm lạnh/ cảm cúm thông thường như:
Nghẹt mũi.
Ho và đau rát họng.
Đau đầu.
Đau nhức nhẹ.
Hạ sốt tạm thời
Làm loãng đờm và long đờm dễ dàng; loại bỏ dịch nhầy trong phế quản
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Viên cảm cúm Traflu ngày-đêm: tác dụng, chỉ định, liều dùng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cevocame
3.1 Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng 2 viên/ lần, cách nhau tối thiểu mỗi 4 giờ.
Tối đa không được vượt quá 12 viên thuốc trong vòng 24 giờ.
Trẻ em dưới 12 tuổi: chống chỉ định.
3.2 Cách dùng thuốc hiệu quả, an toàn
Viên nén Cevocame được dùng đường uống, cùng với 1 cốc nước đầy.
Bệnh nhân cần được lưu ý không tự ý tăng liều hoặc dùng quá thời gian chỉ định; hạn chế sử dụng đồ uống có cồn trong suốt thời gian dùng thuốc.
Ngừng dùng thuốc và hỏi bác sĩ nếu [1]:
Xuất hiện thêm các tình trạng bất thường mới.
Đau, nghẹt mũi, ho nặng hơn hoặc quá 7 ngày điều trị,
Xuất hiện triệu chứng sưng, đỏ.
Cảm giác bồn chồn, chóng mặt hoặc buồn ngủ.
Ho trở lại có/không có kèm theo phát ban, đau đầu.
Sốt cao hơn hoặc kéo dài tối 3 ngày liên tục.
Các tình trạng này có thể do bệnh lý nghiêm trọng gây ra.
4 Chống chỉ định
Không chỉ định điều trị bằng thuốc Cevocame Cold & Flu cho người:
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Trẻ em dưới 12 tuổi,
Đang dùng các thuốc có chứa thành phần paracetamol.
Đang điều trị bằng 1 thuốc ức chế enzym monoaminoxidase (MAOI) (ở bệnh nhân trầm cảm, hoặc người bi Parkinson), kể cả khi đã ngừng dùng thuốc MAOI nhưng ngắn hơn 2 tuần.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Doltuxil F giúp giảm đau hạ sốt
5 Tác dụng phụ
Thành phần | Tác dụng không mong muốn (ADR) |
Paracetamol | Ít gặp, 1/100> ADR > 1/1000 Da: Ban da. Dạ dày – ruột: Buồn nôn, có/ không kèm theo nôn. Huyết học: Rối loạn công thức máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hoặc giảm toàn thể huyết cầu), thiếu máu. Trên thận: thuốc gây độc tính đối với thận nhất là khi sử dụng dài ngày. Hiếm gặp, 1/1000> ADR Da: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì, nhiễm độc da, hội chứng lyell, mụn mủ, ngoại ban toàn thân cấp tính. Khác: Phản ứng quá mẫn. |
Guaifenesin | Hiếm hoặc ít gặp: Chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, nôn và/hoặc buồn nôn, đau bụng, ban da, mày đay. Sử dụng kéo dài các thuốc có chứa guaifenesin có thể gây sỏi thận |
Phenylephrin hydroclorid | Thường gặp, ADR > 1/100 Hệ thần kinh trung ương: Kích động, bồn chồn, run rẩy, lo âu, rối loạn giấc ngủ, người yếu mệt, choáng váng, đau trước ngực, dị cảm đầu các chi. Tim mạch: huyết áp tăng. Da: Nhợt nhạt hoặc trắng bệch, cảm giác sởn da gà, dựng lông tóc. Phản ứng tại chỗ: Kích ứng. Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1000 Tim mạch: tăng huyết áp kèm theo phù phổi, loạn nhịp, nhịp chậm, phản ứng co mạch và giảm tưới máu nội tạng. Hô hấp: Suy chức năng hô hấp. Thần kinh: hưng phấn, xuất hiện ảo giác, hoang tưởng. Mắt: Phóng thích sắc tố ở mống mắt, mờ giác mạc. Hiếm gặp, 1/1000 > ADR Tim mạch: Viêm cơ tim, xuất huyết tại vị trí dưới màng ngoài tim. |
Dextromethorphan hydrobromid | Thường gặp, ADR > 1/100 Ảnh hưởng toàn thân: Mệt mỏi, choáng váng. Tuần hoàn: Tăng nhịp tim. Tiêu hóa: Buồn nôn. Da: Đỏ bừng da. It gặp, 1/100 > ADR> 1/1000 Da: Nổi mề đay. Hiếm gặp, 1/1000 > ADR Buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa. |
6 Tương tác
6.1 Paracetamol
Thuốc chống đông máu dùng đường uống: Sử dụng dài ngày và/hoặc liều cao paracetamol gây tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
Hạ thân nhiệt nghiêm trọng có thể gặp phải ở những bệnh nhân dùng đồng thời phenothiazin và thuốc.
Rượu làm tăng nguy cơ gây độc trên gan của paracetamol.
Thuốc chống co giật (gồm Phenytoin, barbiturat, carbamazepin): gây cảm ứng enzym ở microsom gan, làm tăng quá trình chuyển hóa do đó làm tăng độc tính của Paracetamol tại gan
Dùng đồng thời isoniazid với paracetamol: tăng nguy cơ độc tính với gan.
Không có khuyến cáo phải giảm liều paracetamol khi dùng cùng các thuốc chống co giật, tuy vậy, hạn chế việc tự dùng sử dụng paracetamol ở những đối tượng này.
Probenecid: Giảm Độ thanh thải và kéo dài thời gian bán thải của paracetamol trong huyết tươngl.
Isoniazid và các thuốc chống lao:tăng độc tính với gan của paracetamol
6.2 Guaifenesin
Không dùng cùng lúc guaifenesin và dextromethorphan và thuốc ức chế MAO.
Thận trọng khi kết hợp guaifenesin với phenylpropanolamin nếu bệnh nhân là người có các bệnh lý sau: tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường; bệnh mạch máu, phì đại tiền liệt tuyến hoặc glaucom.
Guaifenesin gây dương tính giả trong xét nghiệm kiểm tra acid vanilylmandelic trong nước tiểu. Ngừng thuốc ít nhất 48 giờ trước khi lấy mẫu nước tiểu.
6.3 Phenylephrin hydroclorid
Propranolol và thuốc chẹn beta-adrenergic: ức chế ảnh hưởng kích thích tim của phenylephrin hydroclorid.
Propranolol có thể được dùng để kiểm soát hiện tượng loạn nhịp tim mà nguyên nhân từ phenylephrin.
Thuốc giống thần kinh giao cảm: chống chỉ định phối hợp thuốc với epinephrin và thuốc cường giao cảm khác, do nguy cơ gây nhịp tim nhanh và loạn nhịp nghiêm trọng có thể xảy ra.
Thuốc mê: Thuốc mê hydrocarbon halogen hóa (ví dụ cyclopropan) làm tăng ảnh hưởng trên tim của phenylephrin. Tuy nhiên, tần suất gây loạn nhịp tim ở phenylephrin nhỏ hơn nhiều so với norepinephrin hay metaraminol.
Monoaminoxidase (MAO): Chống chỉ định
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (imipramin, guanethidin): Tăng ảnh hưởng trên huyết áp của Phenylephrin
Atropin sulfat và các thuốc gây liệt thể mi khác: Tăng nguy cơ huyết áp cao và làm giãn đồng tử khi dùng chung với phenylephrin.
Alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm: làm tăng huyết áp rất mạnh.
Digitalis: tăng mức độ nhạy cảm của cơ tim đối với phenylephrin.
Furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu khác: làm giảm đáp ứng tăng huyết áp của thuốc.
Guanethidin: Dùng phenylephrin cho người bệnh đã có một thời gian dài uống guanethidin, tăng khả năng giãn đồng tử; huyết áp tăng mạnh .
Levodopa:Làm giảm tác động lên đồng tử của phenylephrin
Bromocriptin: không dùng chung vì nguy cơ tai biến do co mạch và huyết áp tăng cao.
6.4 Dextromethorphan hydrobromid
Các thuốc ức chế enzym cytochrom P450 isoenzym CYP2D6 (amiodaron, Haloperidol, propafenon, Thioridazin và quinidin): giảm chuyển hóa, tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh do đó làm tăng tác dụng bất lợi của Dextromethorphan
Tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO vì có thể gây tương tác bất lợi
Các thuốc ức chế TKTW: tăng tác dụng của nhau khi kết hợp
Valdecoxib: tăng nồng độ của dextromethorphan trong máu
Dextromethorphan dùng cùng Linezolid có thể gây hội chứng giống serotonin.
Memantin: Tăng cả tần xuất và tác dụng không mong muốn của 2 thuốc,
Không kết hợp với thuốc moclobemid.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Cảnh báo và thận trọng
Thành phần | Thận trọng |
Paracetamol | Paracetamol được coi là an toàn ở liều điều trị, và trong khoảng thời gian quy định. Quá liều paracetamol là nguyên nhân chính gây suy gan cấp Tương tự, việc dùng nhiều chế phẩm cùng có chứa paracetamol có thể gây ra tình trạng này. Phản ứng da nghiêm trọng, đã ghi nhận trường hợp tử vong là: hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc da (TEN), ngoại ban mụn mủ toàn thân (AGEP), hội chứng Lyell,... Các rối loạn thành phần máu được ghi nhận ở các trường hợp sử dụng các dẫn chất p-aminophenol kéo dài với liều lớn. Thận trọng khi dùng thuốc ở các đối tượng: suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao và dài ngày nếu người bệnh bị suy gan. Dùng paracetamol cho người có thiếu máu từ trước, dấu hiện của các triệu chứng da xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ methemoglobin trong máu đã ở mức nguy hiểm. |
Guaifenesin | Không sử dụng guaifenesin trong các trường hợp ho kéo dài hay mạn tính. Ví dụ như bệnh nhân nghiện thuốc lá, người bị hen, viêm phế quản mạn tính, khí thũng phổi hay có quá nhiều đờm. Lưu ý cần bù nước đầy đủ trong khi sử dụng thuốc. Không tự ý sử dụng thuốc quá 7 ngày mà không có chỉ định từ bác sĩ. Guaifenesin gây rối loạn chuyển hóa poỏphyrin khi được thử nghiệm trên động vật thí nghiệm. Không kết hợp guaifenesin với thuốc ho, vì ho là cấn thiết tống đờm đã được làm loãng ra ngoài, nhất là ở người cao tuổi. |
Phenylephrin hydroclorid | Cần thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, người mắc bệnh chuyển hóa (bệnh cường giáp, cường giáp trạng, tiểu đường); người có vấn đề về tim mạch (bao gồm: nhịp tim chậm, block tim một phần, bệnh cơ tim, xơ cứng động mạch nặng,..) Bệnh nhân bị hen khí phế quản, tắc ruột, phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng cần thận trọng khi dùng thuốc, Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng tâm thần kinh như: kích thích, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ phải ngừng thuốc và tới bệnh viện kiểm tra. |
Dextromethorphan hydrobromid | Thận trọng khi dùng thuốc trong các trường hợp sau; Ho có quá nhiều đờm Ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc giãn phế nang. Người có nguy cơ hoặc đang có dấu hiệu suy giảm hô hấp. Dùng dextromethorphan có liên quan đến phóng thích histamin và nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng. Lạm dụng hay phụ thuộc dextromethorphan có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.. |
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chỉ sử dụng thuốc cho những đối tượng trên khi thực sự cần thiết; dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
7.3 Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:
Cevocame USP có thể gây chóng mặt, buồn ngủ nhẹ. Nhìn chung, để đảm bảo an toàn, nên tránh lái xe, vận hành máy móc và các hoạt động đòi hỏi cần phải tỉnh táo
7.4 Xử trí khi quá liều
Dùng thuốc quá liều khuyến cáo có thể gây tổn thường gan. Khuyến cáo với bệnh nhân khi dùng thuốc quá liều thì phải liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới phòng cấp cứu gần nhất, ngay cả khi không thấy bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô, thoáng, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc USNadol Extra được sử dụng trong điều trị các triệu chứng do cảm cúm gây ra. Trong mỗi viên có chứa các thành phần bao gồm: paracetamol; Guaifenesin và Phenylephrin HCl, do Công ty Cổ phần US Pharma USA sản xuất. Hộp 10 vỉ x 10 viên
Atussin Tablets là thuốc được dùng thường xuyên trong các trường hợp ho cảm, hạ sốt nhanh chóng nhờ vào các thành phần chính là Dextromethorphan, Clorpheniramin Maleat, Guaifenesin và Amoni Clorua. Thuốc do công ty United International Pharma - Việt Nam sản xuất, hộp 25 vỉ x 4 viên có giá 125.000đ.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-33802-19
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần US Pharma Hà Nội
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính thuộc nhóm dẫn chất phenacetin, có tác dụng giảm đau hạ sốt tương đương với aápirin ở cùng liều dùng, Tuy nhiên khảc với Aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.
Guaifenesin có tác dụng long đờm đồng thời kích thích tăng tiết dịch ở đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của dịch tiết ở khí quản và phế quản. Guaifenesin làm tăng phản xạ ho để tống đờm sau khi được làm loãng ra ngoài
Phenylephrin hydroclorid là một thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm alpha1 (alpha1-adrenergic) có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha1-adrenergic làm co mạch máu và làm tăng huyết áp. Tác dụng làm tăng huyết áp yếu hơn norepinephrin, nhưng thời gian tác dụng dài hơn. Phenylephrin hydroclorid gây nhịp tim chậm do phản xạ, làm giảm thể tích máu trong tuần hoàn, giảm lưu lượng máu qua thận, cũng như giảm máu vào nhiều mô và cơ quan của cơ thể.
Dextromethorphan hydrobromid giảm ho bằng cách tác động tới trung tâm ho ở hành não. Thuốc không có tác dụng giảm đau và có rất ít tác dụng an thần.
Thuốc không có tác dụng long đờm; hiệu quả nhất là trong điều trị ho mạn tính, không có đờm.
10.2 Dược động học
Paracetamol được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua tiêu hóa. Thức ăn có thể làm chậm quá trình giải phóng thuộc. Nồng độ đỉnh trong huyết tương ghi được sau 30-60 phút. Thời gian bán thải trong huyết tương của paracetamol là 1,25 – 3 giờ,
Guaifenesin: được hấp thu tốt tại ống tiêu hóa. Trong máu, khoảng 60% liều dùng bị thủy phân sau 7 giờ. Các chất chuyển hóa không còn hoạt tính được thải trừ qua thận. Thời gian bán thải của guaifenesin là 1 giờ.
Phenylephrin hấp thu kém khi dùng đường uống do bị chuyển hóa tại đây thông qua enzyme MAO, sinh khả dụng là dưới 38%, Thải trừ chủ yếu qua thận ở dạng chưa chuyển hóa.
Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua Đường tiêu hóa, tác dụng sau 15-30 phút uống, và duy trì 6-8 giờ (12 giờ với dạng giải phóng chậm). Thuốc được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi bao gồm các chất chuyển hóa demethyl, trong số đó có dextrorphan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
11 Thuốc Cevocame Cold & Flu giá bao nhiêu?
Thuốc Cevocame Cold & Flu hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Cevocame Cold & Flu mua ở đâu?
Thuốc Cevocame Cold & Flu mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cevocame Cold & Flu để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Cevocame Cold & Flu được phối hợp nhiều thành phần, bổ sung và cho hiệu quả toàn diện: vừa có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu vừa có tác dụng long đờm, giảm sổ mũi nên có tác dụng tố cho các triệu chứng cảm cúm.
- Kết quả từ thử nghiệp trên động vật cho thấy, guaifenesin tăng cường hoạt động giảm đau của paracetamol khi được dùng đồng thời [2]
- Thuốc có thành phần kết hợp nên người dùng chỉ cần uống ít viên mà vẫn đạt hiệu quả tốt.
- Được bào chế dạng viên nén bao phim, dễ nuốt, mùi vị không bị khó chịu.
- Sinh khả dụng tương đối của Phenylephrine đã được chừng minh tăng lên đáng kể khi dùng đồng thời với Acetaminophen [3].
- Giá thành tiết kiệm và chất lượng tương đương với các thuốc nhập khẩu vì được sản xuất bởi quy trình đạt chuẩn GMP-WHO của Công ty Cổ phần US Pharma USA - Việt Nam.
14 Nhược điểm
- Thuốc không dùng được cho trẻ dưới 12 tuổi.
- Tự ý dùng thuốc quá liều hoặc kéo dài thời gian có thể gây tổn thương nghiệm trọng đối với Gần
Tổng 18 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Cevocame Cold & Flu do nhà sản xuất cung cấp tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả: T Dolezal và cộng sự (Ngày đăng: tháng 12 năm 2002). Guaifenesin enhances the analgesic potency of paracetamol in mice, Pubmed. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2023.
- ^ Tác giả Hartley C Atkinson và cộng sự (Ngày đăng: Tháng Hai năm 2015) Increased bioavailability of phenylephrine by co-administration of acetaminophen: results of four open-label, crossover pharmacokinetic trials in healthy volunteers, Pubmed. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2023