1 / 10
cetrimaz 3 O6247

Cetrimaz 1g

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

45,000
Đã bán: 184 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuPymepharco, Pymepharco, Việt Nam
Công ty đăng kýPymepharco, Việt Nam
Số đăng kýVD-25887-16
Dạng bào chếBột pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ.
Hoạt chấtCeftriaxon
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmaa3115
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Kiều Trang Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1827 lần

Thuốc Cetrimaz 1g được chỉ định để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn ở các cơ quan cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng Thuốc Cetrimaz 1g.

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi lọ Thuốc Cetrimaz 1g chứa các thành phần sau: Ceftriaxon natri tương đương với 1g ceftriaxone.

Nhóm thuốc: Kháng sinh.

Dạng bào chế: Bột pha tiêm.

2 Tác dụng - Chỉ định của Thuốc Cetrimaz 1g

2.1 Tác dụng của Thuốc Cetrimaz 1g

2.1.1 Dược lực học

Ceftriaxone là một kháng sinh nhóm betalactam, là một Cephalosporin thế hệ thứ 3, có phổ kháng khuẩn rất rộng, trên cả vi khuẩn gr(-) và vi khuẩn gr(+). Cụ thể, ceftriaxone đặc hiệu trên một số loại vi khuẩn sau:

Vi khuẩn gram dương ưa khí: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, , Streptococcus pneumoniae, Streptococcus nhóm Viridans, Streptococcus pyogenes.

Vi khuẩn gram âm ưa khí: K. pneumoniae, Acinetobacter calcoaceticus, Morganella morganii, Enterobacter aerogenes, K. oxytoca, E. coli, H. influenzae, Neisseria meningitidis, Neisseria meningitidis, Serratia marcescens,…

Vi khuẩn kỵ khí: Peptostreptococcus, Clostridium, Bacteroides Fragilis.

Ngoài ra, ceftriaxone còn đặc hiệu trên: Salmonella, Citrobacter Diversus, Streptococcus agalactiae, Providencia, Citrobacter Freundii, Shigella.

2.1.2 Dược động học

Hấp thu: thuốc không hấp thu tốt qua Đường tiêu hóa, dùng đường tiêm sẽ làm tăng hấp thu thuốc. Trong đó đường tiêm bắp cơ Sinh khả dụng lên đến 100%.

Phân bố: Thuốc phân bố khắp mô và dịch bên trong cơ thể. Tỷ lệ thuốc gắn với protein huyết tương khoảng 85-90%. Thuốc có Thể tích phân bố khoảng 3-13lít.

Thải trừ: thời gian bán thải của thuốc ở người bình thường khoảng 8 giờ, người trên 75 tuổi là 14 giờ. Thuốc thải trừ qua thận, phân.

2.2 Chỉ định Thuốc Cetrimaz 1g

Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Cụ thể thuốc được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn sau:

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu, viêm bể thận, viêm bàng quang,…

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản,…

Viêm tai giữa, viêm màng não mủ.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

Nhiễm khuẩn xương khớp.

Bệnh lậu, giang mai.

Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong điều trị:

Đợt cấp của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.

Dự phòng nhiễm khuẩn trong quá trình tiến hành phẫu thuật.

Điều trị bệnh do bọ ve đốt (bệnh lyme) ở người lớn và trẻ từ 15 ngày tuổi trở lên.

Kiểm soát cơn sốt trong viêm nhiễm cấp tính.

Điều trị nhiễm khuẩn huyết.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Cefizone 1g Inj.: Cách dùng - liều dùng, lưu ý khi dùng

3 Liều dùng - Cách dùng Thuốc Cetrimaz 1g

3.1 Liều dùng Thuốc Cetrimaz 1g

3.1.1 Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi (trẻ nặng trên 50kg)

Nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu có kèm theo biến chứng, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi cộng đồng: Ngày 1-2g, tiêm trong 1 lần duy nhất.

Nhiễm khuẩn da, mô mềm kèm theo biến chứng, viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng cơ-xương-khớp: Ngày dùng 2g, chia 1-2 lần tiêm.

Viêm tai giữa cấp: Dùng liều tiêm 1g duy nhất. với viêm tai giữa nặng hoặc đã từng điều trị những thất bại thì có thể dùng thuốc trong 3 ngày, mỗi ngày tiêm 1-2g.

Dự phòng nhiễm khuẩn trong khi mổ: Tiêm 1 liều 2g duy nhất trước khi tiến hành phẫu thuật.

Viêm màng não, viêm nội tâm mạc, điều trị nghi ngờ nhiễm khuẩn: Mỗi ngày dùng 2-4g, chia làm 1-2 lần tiêm.

Lậu: tiêm bắp 1 liều duy nhất 500mg.

Giang mai: Dùng liên tục trong 14 ngày với liều 500mg-1g/ngày, có thể tăng lên 2g/ngày khi người bệnh mắc giang mai thần kinh.

Bệnh Lyme: Dùng liều 2g/ngày liên tục trong 2-3 tuần.

3.1.2 Liều dùng cho trẻ từ 15 ngày-12 tuổi (trẻ có cân nặng nhỏ hơn 50kg)

Nhiễm khuẩn tiết niệu có kèm theo biến chứng, nhiễm trùng ổ bụng, viêm phổi cộng đồng hoặc bệnh viện: tiêm 1 lần duy nhất liều 50-80mg/kg/ngày.

Nhiễm khuẩn da, mô mềm kèm theo biến chứng, điều trị nghi ngờ nhiễm khuẩn theo kinh nghiệm: Mỗi ngày dùng 1 liều 50-100mg/kg. Tối đa không quá 4g/ngày.

Viêm màng não: Mỗi ngày dùng 1 liều 80-100mg/kg, không quá 4g/ngày.

Giang mai: Mỗi ngày dùng 1 liều 75-100mg/kg, không quá 4g/ngày, dùng trong 10-14 ngày.

Viêm tai giữa cấp: Dùng 1 liều 50mg/kg duy nhất tiêm bắp và có thể tăng lên dùng trong 3 ngày với viêm nặng, đã điều trị những thất bại.

Viêm nội tâm mạc: Mỗi ngày dùng 1 liều 100mg/kg, không quá 4g/ngày.

Dự phòng nhiễm khuẩn khi mổ: dùng duy nhất 1 liều 50-80mg/kg trướ ckhi vào phẫu thuật.

Bệnh Lyme: Mỗi ngày dùng 1 liều 50-75mg/kg, không quá 2g/ngày. Dùng liên tục trong 2-4 tuần.

3.1.3 Liều dùng cho trẻ sơ sinh từ 0-14 ngày tuổi

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu; nhiễm khuẩn da, mô mềm; nhiễm khuẩn xương khớp; nhiễm khảm ổ bụng; nghi ngờ viêm nhiễm điều trị theo kinh nghiệm: Mỗi ngày dùng 1 liều 20-50mg/kg.

Viêm nội tâm mạc, viêm màng não: Mỗi ngày dùng 1 liều 50mg/kg.    

Viêm tai giữa cấp: Tiêm bắp 1 liều 50mg/kg duy nhất 1 lần.

Giang mai: Mỗi ngày dùng 1 liều 50mg/kg trong vòng 10-14 ngày.

Dự phòng nhiễm trùng khi mổ: dùng 1 liều 20-50mg/kg trước khi mổ.

Người cao tuổi có chức năng gan, thận bình thường thì không cần hiệu chỉnh liều.

Bệnh nhân suy thận kèm chức năng gan vẫn bình thường thì không cần hiệu chỉnh liều.

Bệnh nhân suy thận nặng không được dùng quá 2g/ngày.

3.2 Cách dùng Thuốc Cetrimaz 1g hiệu quả

Thuốc có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch học tiêm bắp theo hướng dẫn dưới đây:

  • Tiêm tĩnh mạch: lấy 1 ống bột thuốc pha với 10nl nước cất pha tiêm. Dùng dung dich pha được tiêm trực tiếp vào tĩnh mặc hoặc cắm ống truyền cho thuốc đi từ từ vào lòng mạch. Nên chọn đường tiêm truyền khi liều dùng >50mg/kg ở trẻ nhỏ hơn 12 tuổi.
  • Tiêm bắp: pha 1g bột thuốc với 3,5ml Dung dịch lidocain 1% rồi tiêm vào khối cơ lớn. Chú ý khi tiêm bắp không nên tiêm liều quá 1g tại một vị trí, với liều cao thì nên chia tiêm ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Tiêm truyền tĩnh mạch: pha 2g bộ thuốc với 40ml dung dịch pha tiêm không chứa canxi. Sau đó mang dung dịch tiêm đi tiêm truyền tĩnh mạch chậm với tốc độ 2-4 phút trong thời gian ít nhất 30 phút ở người lớn và ít nhất 60 phút ở trẻ nhỏ.
  • Với các trường hợp dùng thuốc để dự phòng nhiễm trùng trước khi phẫu thuật thì nên sử dụng trướ ckhi mổ khoáng 30-90 phút.

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Thuốc Cetrimaz 1g cho những đối tượng mẫn cảm, dị ứng với ceftriaxon.

Chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn với các kháng sinh nhóm betalactam.

Chống chỉ định dùng thuốc cho trẻ dưới 2 ngày bị vàng da, sinh thiếu tháng tăng bilirubin máu.

Chống chỉ định dùng thuốc cho trẻ dưới 28 ngày, nhưng trẻ đang phải dùng các dung dịch tiêm truyền đường tĩnh mạch có chứa canxi.

Chống chỉ định dùng thuốc cho những trẻ sinh non chưa đủ 41 tuần thai.

Không dùng ceftriaxone đường tiêm bắp cùng với dung môi chứa lidocain cho trẻ <30 tháng tuổi và những người bị dị ứng với lidocain.

Không dùng ceftriaxone pha trong dung môi lidocain để tiêm tĩnh mạch.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Tercef 1g: Cách dùng - liều dùng, lưu ý khi sử dụng

5 Tác dụng phụ

Theo thống kê, có khoảng 8% người dùng Thuốc Cetrimaz 1g sẽ gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian dùng thuốc. Tùy vào thời gian uống thuốc cơ địa mà người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau;

Tác dụng phụ thường gặp: Nổi mẩn ngứa, ban đỏ, phản ứng dị ứng, tiêu chảy.

Tác dụng phụ ít gặp: Nổi mày đay, rối loạn đông máu, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, phản ứng phản vệ.

Tác dụng phụ hiếm gặp: nổi ban đỏ, tiểu ra máu, tăng nồng độ creatinin trong máu, viêm đại tràng giả mạc, tăng enzym gan trong thời gian dùng thuốc.

Dùng kháng sinh thời gian dài có thể làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột.

Trong thời gian điều trị, siêu âm có thể thấy hình ảnh giả sỏi mật do thuốc gây tích tụ muối canxi. Tuy nhiên dấu hiệu này sẽ mau chóng biến mất khi ngừng thuốc.

Ngoài ra, người bệnh có thể có thể có kết quả thử Glucose niệu, galactose máu, phản ứng Coombs dương tính giả.

Trong thời gian dùng Thuốc Cetrimaz 1g nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì nên báo với bác sĩ để được xử trí, khắc phục kịp thời.

6 Tương tác

Thuốc Cetrimaz 1g có xảy ra phản ứng tương tác nên không được dùng đồng thời với các thuốc sau:

Không pha với các dung môi chứa Canxi vì có thể xuất hiện kết tủa, tiêm vào mạch gây tắc mạch.

Không dùng đồng thời thuốc với các dung dịch chứa canxi dùng đường tiêm, tuyệt đối không pha bột thuốc với các loại dịch tiêm truyền chứa canxi, kể cả dịch tiêm đó không dùng để pha thuốc, tiêm vào vị trí khác cũng không được dùng đồng thời để tránh gây tắc mạch.

Một số người bệnh có thể dùng ceftriaxone với các loại dung dịch có chứa canxi ở những thời điểm cách nhau và ống tiêm truyền đều đã được vệ sinh sạch giữa các lần tiêm. Lưu ý không được dùng thuốc với cá dịch tiêm truyền chứa canxi cách nhau quá 48 giờ.

Không dùng thuốc cùng với: Vancomycin, Labetalol, amsacrin, aminoglycoside, fluconazol.

Không dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu dùng đường uống do làm kéo dài thời gian chảy máu.

Không dùng thuốc với aminoglycosid do làm tăng độc tính của thuốc trên thận.

Không nên dùng với Cloramphenicol do 2 thuốc có tính đối kháng.

Khi dùng thuốc mà muốn kiểm tra nồng độ đường trong nước tiểu thì nên dùng phương pháp enzym do thuốc gây kết quả dương tính giả với xét nghiệm glucose niệu và galactose huyết.

Để đảm bảo an toàn trong thời gian dùng thuốc, nên báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn cách dùng thuốc an toàn tránh gặp phải tương tác trong quá trình điều trị.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi dùng.

Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, nhàn sản xuất.

Cần kiểm tra kỹ về tiền sử quá mẫn để em người bện có bị dị ứng với ceftriaxon và các kháng sinh nhóm cephalosporin không.

Thận trọng khi dùng thuốc trong thời gian phải dùng cách dung dịch chứa canxi. Ống tiêm truyền thuốc phải được vệ sinh sạch bằng nước muối sinh lý trước khi đổ dung dịch thuốc khác vào truyền cho bệnh nhân để tránh gặp phải kết tủa gây tắc mạch.

Ngừng sử dụng thuốc khi người bệnh bị thiếu máu trong thời gian dùng thuốc.

Nếu người bệnh dùng thuốc điều trị trong thời gian dài thì cần tiến hành xét nghiệm máu thường xuyên.

Trong và sau khi dùng thuốc người bệnh có dấu hiệu tiêu chảy thì nên tiến hành kiểm tra viêm đại tràng.

Bệnh nhân suy gan, suy thận trong thời gian dùng thuốc phải được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ.

Do thuốc có chứa natri nên cần xem xét sử dụng trong những bệnh nhân đang phải kiểm soát nghiêm ngặt lượng muối đưa vào cơ thể.

Cần xem xét phối hợp ceftriaxone với các loại kháng sinh khác khi có nghi ngờ người bệnh nhiễm khuẩn đa kháng thuốc.

Chỉ dùng lidocain làm dung môi pha thuốc để dùng đường tiêm bắp.

Theo dõi sỏi mật, sỏi thận, tình trạng ứ mật trong thời gian dùng thuốc.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Chưa có đầy đủ nghiên cứu về độ an toàn của thuốc khi sử dụng cho phụ nữ có thai nên không dùng thuốc cho mẹ bầu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thuốc được tìm thấy trong sữa mẹ nên nếu muốn sử dụng thì cần sự theo dõi của bác sĩ.

7.3 Xử trí khi quá liều

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu khi gặp phải tình trạng dùng thuốc quá liều. Việc điều trị ngộ độc thuốc lúc này chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng. khi người bệnh sử dụng thuốc quá liều chỉ định thì nên báo với bác sĩ để được tìm hướng khắc phục kịp thời.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng.

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C.

Để thuốc xa tầm với của trẻ.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-25887-16.

Nhà sản xuất: Pymepharco, Việt Nam.

Đóng gói: Hộp 1 lọ.

9 Thuốc Cetrimaz 1g giá bao nhiêu?

Thuốc Cetrimaz 1g giá bao nhiêu? hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Cetrimaz 1g mua ở đâu?

Thuốc Cetrimaz 1g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê Thuốc Cetrimaz 1g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu nhược điểm của Thuốc Cetrimaz 1g

12 Ưu điểm

  • Ceftriaxone hấp thu tốt nhất qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm giúp làm tăng khả năng hâp thu, nang cao hiệu quả của thuốc.
  • Ceftriaxone là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, đặc hiệu trên rất nhiều chủng vi khuẩn.
  • Hoạt chất trong thuốc ít bị ảnh hưởng bởi các enzyme thủy phân tiết ra từ vi khuẩn.
  • Thuốc được sản xuất bởi công ty Pymepharco nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO và là nhà máy đầu tiên cả nước đạt tiêu chuẩn GMP Châu  u.
  • Ceftriaxone được sử dụng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn, có thời gian bán thải kéo dài nên không cần phải dùng liều thường xuyên như cá loại kháng sinh khác, giúp tiết kiệm chi phí khi phải điều trị kéo dài.[1]

13 Nhược điểm

  • Thuốc có nhiều tác dụng phụ.
  • Giá thuốc khá cao.
  • Thuốc Làm tăng nguy cơ hình thành sỏi ở trẻ nhỏ.[2]

Tổng 10 hình ảnh

cetrimaz 3 O6247
cetrimaz 3 O6247
cetrimaz 1 V8710
cetrimaz 1 V8710
cetrimaz L4260
cetrimaz L4260
cetrimaz 6 Q6172
cetrimaz 6 Q6172
cetrimaz 7 F2850
cetrimaz 7 F2850
cetrimaz 2 I3623
cetrimaz 2 I3623
cetrimaz 8 B0300
cetrimaz 8 B0300
cetrimaz 9 K4606
cetrimaz 9 K4606
cetrimaz 4 G2313
cetrimaz 4 G2313
cetrimaz 5 R7027
cetrimaz 5 R7027

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả TR Beam Jr (Ngày đăng tháng 9-tháng 10 năm 1985). Ceftriaxone: a beta-lactamase-stable, broad-spectrum cephalosporin with an extended half-life, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022
  2. ^ Tác giả Yuan Du, Misun Kang, Jorge Mena, Marshall L Stoller, Sunita P Ho, Jun Li (Ngày đăng ngày 15 tháng 2 năm 2021). Structure and elemental composition of Ceftriaxone induced pediatric nephrolithiasis, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mình muốn mua thuốc thì làm sao?

    Bởi: Huyền Mai vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Bạn liên hệ theo số hotline hoặc inbox rực tiếp cho trung tâm thuốc Central Pharmacy trên web để được tư vấn kỹ hơn nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Mai Hiên vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Cetrimaz 1g 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Cetrimaz 1g
    MN
    Điểm đánh giá: 5/5

    MÌnh bị viêm nhiễm phụ khoa nên được chỉ định dùng thuốc, thuốc hiệu quả tốt lắm

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633