Ceftizoxim 1g TV. Pharm
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | TV.Pharm, Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm |
Số đăng ký | VD-18775-13 |
Dạng bào chế | Bột pha tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ kèm 1 ống nước cất pha tiêm 10ml |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Ceftizoxim |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk3064 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm được chỉ định trong một số trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, xương khớp, da, mô mềm, đường niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm
1 Thành phần
- Thành phần có trong mỗi lọ thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm gồm Ceftizoxim hàm lượng 1g.
- Dạng bào chế: Bột pha tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm
Thuốc tiêm Ceftizoxim 1g TV. Pharm được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn xương khớp.
- Nhiễm khuẩn hô hấp.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Nhiễm khuẩn đường niệu.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm màng não.
- Viêm vùng chậu, bệnh lậu.
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Zasemer 2g: Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc tiêm Ceftizoxim 1g TV. Pharm
3.1 Liều dùng
Người lớn:
- Liều dùng thông thường là 1-2g/lần, sau mỗi 8-12 giờ dùng nhắc lại 1 lần.
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc những trường hợp đã có biến chứng: mỗi lần dùng 1g, dùng nhắc lại sau 8 giờ hoặc mỗi lần 2g dùng nhắc lại sau mỗi 8-12 giờ.
- Nhiễm trùng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng: mỗi lần 3-4g, dùng nhắc lại sau mỗi 8 giờ hoặc mỗi lần 2 g, dùng nhắc lại sau mỗi 4 giờ.
- Nhiễm trùng huyết: khởi đầu 6-12g/ngày bằng đường tiêm tĩnh mạch sau đó giảm dần liều dựa theo đáp ứng của bệnh nhân.
- Nhiễm trùng đường niệu: mỗi lần 500mg, dùng nhắc lại sau mỗi 12 giờ. Có thể tăng liều lên trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu do P.aeruginosa nhạy cảm.
- Viêm vùng chậu: mỗi lần dùng 2g, nhắc lại sau mỗi 8 giờ.
- Bệnh lậu: dùng liều duy nhất 1g để tiêm bắp.
Trẻ em:
- Trên 6 tháng tuổi: mỗi lần 50mg/kg, dùng nhắc lại sau mỗi 6-8 giờ. Nếu nhiễm khuẩn nặng có thể tăng lên 200mg/kg/ngày chia thành nhiều lần, tổng liều không quá 12g/ngày.
- Trẻ 1 -6 tháng tuổi: 100-150mg/kg/ngày chia thành 3 lần. Nếu nhiễm khuẩn nặng có thể tăng lên 150-200mg/kg/ngày, chia thành nhiều lần.
- Trẻ sơ sinh: mỗi lần 25-50mg/kg, dùng nhắc lại sau mỗi 12 giờ.
3.2 Cách dùng
Thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm được sử dụng để tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch chậm.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm cho bệnh nhân dị ứng với Ceftizoxim hay các kháng sinh nhóm beta-lactam.
5 Tác dụng phụ
- Ngứa, mề đay, phát ban da, đỏ da, sốt.
- Nóng, đau, chai cứng viêm tế bào tại vị trí tiêm, viêm tĩnh mạch.
- Tăng tiểu cầu, bạch cầu ưa eosin, thiếu máu, kéo dài thời gian prothrombin.
- Tăng AST, ALT phosphatase kiềm, bilirubin.
- Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm ruột kết màng giả.
- Tăng creatinin máu, BUN.
- Đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
6 Tương tác
- Probenecid làm kéo dài thời gian thải trừ qua thận của ceftizoxim.
- Dùng đồng thời ceftizoxim và aminoglycosid có thể làm tăng nguy cơ gây ra các độc tính trên thận.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
- Cần kiểm tra phản ứng quá mẫn trước khi quyết định dùng thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân có tiền sử hay dị ứng cần thận trọng khi dùng thuốc này.
- Bệnh nhân suy thận nồng độ thuốc trong máu có thể cao hơn do đó cần thận trọng khi dùng Ceftizoxim 1g TV. Pharm ở người suy thận.
- Theo dõi chức năng thận của bệnh nhân trong thời gian điều trị bằng thuốc này.
- Dùng Ceftizoxim 1g TV. Pharm dài ngày có thể khiến phát triển một số chủng vi khuẩn không nhạy cảm, do đó hãy theo dõi kỹ bệnh nhân trong thời gian dùng thuốc này.
- Thận trọng khi dùng thuốc này ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa như viêm ruột kết.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Cepemid 1,5g - Điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp mắc tại bệnh viện
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
- Chưa có đủ nghiên cứu về độ an toàn cũng như hiệu quả khi dùng thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm ở phụ nữ mang thai do đó chỉ sử dụng cho đối tượng này trong trường hợp thật cần thiết.
- Thuốc Ceftizoxim có thẻ phân bố vào sữa mẹ vì thế cần thận trọng khi dùng ở phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
- Triệu chứng quá liều thuốc: Các triệu chứng của quá liều thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm hiện chưa có báo cáo đầy đủ. Nếu quá liều rất có thể bạn sẽ gặp phải các dấu hiệu giống với tác dụng phụ.
- Xử trí: Ngưng dùng thuốc, giải quyết các triệu chứng, điều trị hỗ trợ.
7.4 Bảo quản
- Bảo quản thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.
8 Sản phẩm thay thế
- Thuốc Zasemer 1g với thành phần chính là Ceftizoxim, kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 được dùng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Amvipharm.
- Thuốc Ceftibiotic 2000 được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương khớp với thành phần chính là Ceftizoxim. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd.
9 Thông tin chung
- Số đăng ký: VD-18775-13
- Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm
- Đóng gói: Hộp 1 lọ kèm 1 ống nước cất pha tiêm 10ml
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Ceftizoxim là một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3, có tác dụng diệt khuẩn, được dùng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau bao gồm cả hô hấp, tiết niệu, mô mềm, da, nhiễm khuẩn huyết... Cơ chế tác dụng của Ceftizoxim tương tự như các thuốc nhóm cephalosporin khác, nó dựa vào khả năng ức chế sinh tổng hợp mucopeptid tại thành tế bào vi khuẩn, điều này ức chế việc tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn và làm chết vi khuẩn. Thuốc Ceftizoxim kém nhạy cảm với staphylococci hơn so với các kháng sinh thế hệ 1 tuy nhiên nó có phổ kháng khuẩn với các vi khuẩn gram âm rộng hơn thế hệ 1 và 2. [1]
10.2 Dược động học
- Hấp thu: Ceftizoxim hấp thu kém qua Đường tiêu hóa nên cần phải sử dụng bằng đường tiêm. Sau khi tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch thời gian thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết thanh lần lượt là là 0,5 - 1,5g và 0,5 giờ.
- Phân bố: Ceftizoxim được phân bố rộng rãi ở các mô, dịch trong cơ thể, thuốc này cũng đi vào dịch não tủy trong trường hợp viêm màng não, nó có thể qua nhau thai, vào sữa mẹ. Khả năng gắn kết với protein huyết tương của Ceftizoxim khoảng 28-31%.
- Chuyển hóa: Ceftizoxim không trải qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
- Thải trừ: Nửa đời thải trừ của Ceftizoxim khoảng 1,4-1,9 giờ, nó được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi.
11 Thuốc bột pha tiêm Ceftizoxim 1g TV. Pharm giá bao nhiêu?
Thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facaebook.
12 Thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm mua ở đâu?
Thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Ceftizoxim 1g TV. Pharm để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Ceftizoxim có phổ kháng khuẩn rộng có thể tiêu diệt được nhiều chủng vi khuẩn khác nhau; nó được phân bố rộng rãi trong cơ thể, có thể đi vào dịch não tủy khi có viêm màng não nên có thể điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn ở các vị trí khác nhau.
- Ceftizoxim đã được chứng minh khi dùng tiêm bắp với liều đơn trong điều trị bệnh lậu do Neisseria gonorrhoea không sinh penicillinase có hiệu quả tương tự như Dung dịch Procain penicillin G và ceftizoxime cũng có hiệu quả cao đối với các chủng sinh penicillinase. [2]
- Thuốc dạng tiêm nên có thể hấp thu và phát huy tác dụng một cách nhanh chóng.
- Thuốc này có thể dùng được cả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
14 Nhược điểm
- Vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng.
- Không thể tự thực hiện tại nhà, cần phải được tiêm/truyền bởi cán bộ y tế.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được duyệt bởi Cục Quản lý Dược. Tài file PDF Tại Đây
- ^ D M Richards, R C Heel, Ceftizoxime. A review of its antibacterial activity, pharmacokinetic properties and therapeutic use, PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024