Cefoxitin 1g Imexpharm
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Imexpharm, Chi nhánh 3 - Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm tại Bình Dương |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm |
Số đăng ký | VD-26841-17 |
Dạng bào chế | Bột pha tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Cefoxitin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk2825 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Cefoxitin 1g.
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi lọ Cefoxitin 1g Imexpharm gồm có:
- Cefoxitin hàm lượng 1g
- Tá dược vừa đủ 1 lọ.
Dạng bào chế: thuốc bột pha tiêm
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm
Thuốc Cefoxitin Imexpharm 1g được chỉ định trong điều trị các nhiễm trùng sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm thận, viêm niệu quản.
- Nhiễm trùng ổ bụng: viêm phúc mạc, áp-xe nội tạng.
- Nhiễm trùng da và mô mềm: Viêm mô tế bào, áp-xe, viêm tuyến bã.
- Nhiễm trùng xương và khớp: Viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng phụ khoa: Viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng sau phẫu thuật sản khoa.
- Nhiễm trùng huyết: Điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Cefoxitin 2g Imexpharm - kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm
3.1 Liều dùng
Liều dùng khuyến cáo dành cho người lớn:
- Liều thường dùng: 1-2g/lần, sử dụng cách nhau từ 6 đến 8 giờ mỗi liều.
- Nhiễm trùng nặng: liều tối đa dùng trong 1 ngày có thể lên đến 12mg.
Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên:
- Liều khuyến cáo: dùng từ 20 - 40 mg/kg/lần, sử dụng cách nhau từ 6 đến 8 giờ mỗi liều.
- Nhiễm trùng nặng: có thể tăng liều lên 200 mg/kg/ngày và đảm bảo không quá 12g/ngày.[1]
Bệnh nhân suy thận: điều chỉnh liều theo mức độ suy thận và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3.2 Cách dùng
Cefoxitin được dùng dưới dạng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Khi sử dụng dạng tiêm tĩnh mạch, Dung dịch thuốc cần được pha loãng với dung dịch phù hợp như nước cất, dung dịch Nacl 0,9% và tiêm chậm.
Khi tiêm bắp, dung dịch thuốc cũng cần được pha loãng và tiêm vào cơ bắp lớn.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm cho bệnh nhân mẫn cảm với Cefoxitin hoặc các thành phần tá dược của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Fisulty 2g - kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
5 Tác dụng phụ
Phản ứng tại chỗ: viêm tắc tĩnh mạch, đau khi truyền tĩnh mạch, chai cứng vị trí tiêm tuyền.
Phản ứng dị ứng: ban da, viêm da tróc vảy, mày đay, ngứa, sốt.
Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy (ít gặp).
Tim mạch: hạ huyết áp.
Máu: tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, ức chế tuỷ xương.
Gan: tăng AST, tăng ALT, vàng da.
Thận: tăng creatinin huyết tương, tăng ure máu.
6 Tương tác
Aminoglycosides: Dùng đồng thời Cefoxitin với aminoglycosides có thể tăng nguy cơ gây độc cho thận.
Thuốc lợi tiểu mạnh (furosemid): có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận khi dùng cùng với cefoxitin.
Probenecid: làm giảm bài tiết cefoxitin qua thận, dẫn đến nồng độ cefoxitin trong máu tăng lên.
Thuốc chống đông máu: Cefoxitin có thể làm tăng tác dụng của thuốc kháng đông như warfarin, dẫn đến nguy cơ chảy máu.
Methotrexate: Cefoxitin có thể làm giảm Độ thanh thải của Methotrexate, tăng nguy cơ độc tính.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với Cefoxitin, penicillin hoặc bất kỳ loại kháng sinh nào khác.
Cần kiểm tra chức năng thận và gan trước và trong quá trình điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý nền về thận hoặc gan.
Nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như tiêu chảy kéo dài, đau bụng, hoặc dấu hiệu nhiễm trùng mới, cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng Cefoxitin 1g theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng và thời gian điều trị, không tự ý ngừng thuốc hay thay đổi liều lượng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không tự ý sử dụng thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú. Trong trường hợp thật cần thiết phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Cân nhắc giữa lợi ích của thuốc đối với mẹ và nguy cơ gây hại cho thai nhi hay trẻ sơ sinh.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi sử dụng thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm quá liều có thể gặp phải các triệu chứng tương tự như các tác dụng phụ nhưng mức độ nghiêm trọng hơn, thậm chí là co giật.
Xử trí: tiến hành các biện pháp hỗ trợ điều trị tích cực và cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân. Có thể loại bỏ Cefoxitin khỏi tuần hoàn chung bằng cách thẩm phân máu.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp và độ ẩm cao.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Fisulty 1g dạng bột pha tiêm do Công ty Cổ phần Dược phẩm Am Vi sản xuất. Thuốc có chứa Cefoxitin hàm lượng 1mg được chỉ định trong nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng đường niệu. Giá 50.000 hộp 1 lọ.
Thuốc Lyris 2g với thành phần chính là Cefoxitin hàm lượng 2g, có tác dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm với Cefoxitin. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco dưới dnagj bột pha tiêm. Hộp 10 lọ có giá 210.000đ
9 Thông tin chung
SĐK: VD-26841-17
Nhà sản xuất: Chi nhánh 3 - Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm tại Bình Dương
Đóng gói: Hộp 10 lọ
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Cefoxitin là một kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ hai, có hoạt phổ rộng và hoạt động chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Cefoxitin gắn vào các PBP - các enzyme cần thiết cho sự tổng hợp và sửa chữa vách tế bào vi khuẩn. Quá trình này làm gián đoạn sự hình thành của peptidoglycan, một thành phần cấu trúc quan trọng của vách tế bào vi khuẩn. Việc ức chế tổng hợp vách tế bào dẫn đến sự suy yếu và cuối cùng là ly giải tế bào vi khuẩn do áp lực thẩm thấu.
10.2 Dược động học
Cefoxitin đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh ngay lập tức khi tiêm tĩnh mạch và khoảng 20-30 phút đối với tiêm bắp. Thuốc phân bố rộng rãi trong các mô và dịch cơ thể với tỷ lệ liên kết khoảng 65-85% với protein huyết tương, chủ yếu là Albumin.Cefoxitin không bị chuyển hóa đáng kể trong cơ thể, phần lớn thuốc được thải trừ dưới dạng không đổi. Cefoxitin được thải trừ chủ yếu qua thận. Khoảng 85% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi trong vòng 6 giờ đầu sau khi dùng thuốc. Thời gian bán thải của Cefoxitin trong huyết thanh khoảng 45-60 phút ở người có chức năng thận bình thường.Ở bệnh nhân suy thận, thời gian bán thải có thể kéo dài, do đó cần điều chỉnh liều lượng.
11 Thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm giá bao nhiêu?
Thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
12 Thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm mua ở đâu?
Thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nên mang lại hiệu quả nhanh chóng.
- Thuốc có chứa Cefoxitin với phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả điều trị tốt đói với nhiều bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường hô hấp dưới, da và mô mềm, đường niệu….
14 Nhược điểm
- Sử dụng thuốc Cefoxitin 1g Imexpharm cần thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn
Tổng 10 hình ảnh