Cecopha 500
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Công ty Cổ phần Armephaco, Xí nghiệp dược phẩm 150 - Bộ Quốc Phòng |
Công ty đăng ký | Xí nghiệp dược phẩm 150 - Bộ Quốc Phòng |
Số đăng ký | VD-12697-10 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 5 viên |
Hạn sử dụng | 24 tháng kể từ ngày sản xuất |
Hoạt chất | Cefuroxim |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | ah337 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cecopha 500 thường được dùng trong điều trị các bệnh lý có dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn chi tiết về thuốc Cecopha 500.
1 Thành phần
Một viên thuốc Cecopha 500 có thành phần chính là Cefuroxim 500mg.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cecopha 500
Thuốc Cecopha 500 được chỉ định trong các bệnh lý có sự xuất hiện của hiện tượng nhiễm khuẩn, bao gồm viêm tai giữa gây ra do vi khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp trên, các nhiễm khuẩn trên da, nhiễm khuẩn tiết niệu. Được dùng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân bị bệnh lậu không biến chứng, bệnh lyme giai đoạn đầu bệnh lý gây ra do bọ chét ở chó mèo) và cả chốc lở.[1]
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Farinceft-125 chứa Cefuroxime điều trị nhiễm khuẩn
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Cecopha 500
Người trưởng thành và trẻ trên 13 tuổi: Mỗi lần dùng 12 đến 1 viên x 2 lần/ngày.
Điều trị bệnh lậu không có biến chứng: Dùng 1 liều duy nhất 1g Cefuroxime, tương đương với 2 viên Cecopha 500.
Kết hợp trong phác đồ điều trị bệnh Lyme giai đoạn đầu (bệnh lý gây ra do bọ chét ở chó mèo): Mỗi lần dùng 1 viên Cecopha 500 x 2 lần/ngày. Một đợt điều trị kéo dài 20 ngày.
Thuốc được dùng bằng đường uống, bạn nên dùng thuốc ở tư thế đứng và dùng ngay sau khi ăn.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng Cecopha 500 cho người có tiền sử quá mẫn với Cefuroxime hoặc với bất cứ kháng sinh nào thuộc nhóm β-lactam.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Cefurich 500: Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên
5 Tác dụng không mong muốn thuốc Cecopha 500
Phổ biến:
- Làm tăng sinh quá mức nấm Candida.
- Bệnh nhân bị tăng bạch cầu ái toan.
- Các rối loạn phổ biến trên hệ thần kinh điển hình là đau đầu và chóng mặt.
- Làm tăng chỉ số men gan, tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra thoáng qua.
Không phổ biến:
- Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Bệnh nhân có thể bị giảm tiểu cầu và bạch cầu, có khi bị giảm nặng.
- Ban đỏ.
- Nôn.
Hiếm gặp:
- Phản ứng dị ứng trên da.
- Viêm đại tràng giả mạc.
Rất hiếm gặp:
- Sốt gây ra do Cefuroxime.
- Phản ứng quá mẫn toàn thân nặng như sốc phản vệ.
- Có nguy cơ bị bệnh huyết thanh.
- Các vấn đề về gan gây ra viêm gan và vàng da.
- Tình trạng ban đỏ đa hình.
- Các bệnh lý trên da nghiêm trọng.
6 Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Các thuốc kháng Acid dạ dày | Phối hợp với Cecopha 500 có thể làm giảm tác dụng của thuốc |
Oestrogen | Phối hợp với Cecopha 500 làm giảm khả năng hấp thụ của Oestrogen |
Các thuốc tránh thai đường uống | Dùng chung làm giảm tác dụng ngừa thai của các loại thuốc này |
Xét nghiệm Ferricyanide | Dùng Cecopha 500 có thể gây âm tính giả |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho người có tiền sử dị ứng với Penicilin và Cefuroxime, trong trường hợp nghi ngờ dị ứng cần tiến hành test lẩy da.
Tình trạng viêm đại tràng giả mạc đã được cảnh báo trong khi sử dụng kháng sinh Cefuroxime, tình trạng này có thể diễn ra từ thế nhẹ đến nặng thậm chí là đe dọa tính mạng.
Dùng Cecopha 500 dài ngày có thể làm tăng sinh quá mức vi nấm Candida và các vi khuẩn kém hoặc không nhạy cảm với thuốc.
Phản ứng Jarisch-Heixheimer đã được ghi nhận ở một số bệnh nhân điều trị bằng Cefuroxime, nguyên nhân là do cơ chế tác dụng của thuốc lên trên vi khuẩn gây bệnh Lyme và xoắn khuẩn Bonolia burgdorferi. Phản ứng này không đáng lo ngại và có thể tự hồi phục được.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc Cecopha 500 không gây ra tình trạng quái thai, tuy nhiên vẫn cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc. Không khuyến cáo dùng Cecopha 500 cho thai phụ đang mang thai 3 tháng đầu.
Cecopha 500 có thể tiết vào sữa mẹ, chưa rõ ảnh hưởng của thuốc lên trên trẻ, do đó cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho nhóm đối tượng này.
7.3 Ảnh hưởng lên người lái xe và vận hành máy móc
Do có thể gây chóng mặt nên cần thông báo trước cho bệnh nhân, quan sát kỹ các triệu chứng không lái xe và vận hành máy móc nếu có biểu hiện chóng mặt nặng.
7.4 Quá liều và xử trí
Quá liều Cefuroxime có thể tạo thành các kích thích mạnh lên não và có thể gây ra tình trạng co giật. Khi bệnh nhân có các biểu hiện lạ nghi ngờ do dùng quá liều Cecopha 500 (do vô ý hay có ý định tự tử) thì cần đưa bệnh nhân ngay đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.
7.5 Bảo quản
Thuốc Cecopha 500 cần được bảo quản ở các tủ đựng thuốc chuyên dụng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế thuốc Cecopha 500
Trong trường hợp thuốc Cecopha 500 hết hàng, hoặc không tìm mua được đúng thuốc thì bạn có thể cân nhắc chuyển sang các chế phẩm sau:
- Zinnat tablets 500mg, đây là biệt dược gốc của Cefuroxime thuốc được sản xuất bởi GlaxoSmithKline Pte., Ltd. Thuốc có ưu điểm là dễ tìm mua, tác dụng tốt khi phối hợp điều trị cho những bệnh lý nhiễm khuẩn. Nhược điểm của Zinnat tablets 500mg là giá thành cao.
- Thuốc Fetnal 500 Brawn, được nghiên cứu và sản xuất bởi Brawn Laboratories Ltd. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm da hoặc mô mềm,...
9 Thông tin chung
Số đăng ký: VD-12697-10.
Nhà sản xuất: Xí nghiệp dược phẩm 150 - Bộ Quốc Phòng.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 viên.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Cecopha 500 là thuốc gì? Cecopha 500 có thành phần là Cefuroxime, đây là một kháng sinh thuộc nhóm β-lactam, nói một cách cụ thể hơn thì hoạt chất là một Cephalosporin thế hệ thứ hai. Hoạt chất có cơ chế hoạt động tương tự như penicillin. Cefuroxime can thiệp trực tiếp vào quá trình chuyển hóa Peptid cuối cùng cần cho sự hình thành các liên kết chéo, từ đó ngăn chặn được quá trình tổng hợp peptidoglycan của thành vi khuẩn.
Thuốc có tác dụng diệt khuẩn, chống lại cả các chủng Gram dương hiếu khí, Gram âm hiếu khí, xoắn khuẩn, kể cả các chủng sinh beta-lactamase.[2]
10.2 Dược động học
Thuốc được hấp thu tốt khi dùng đường uống, Sinh khả dụng của Cefuroxime tăng lên đáng kể nếu dùng với thức ăn. Có khoảng 50% hoạt chất gắn với Protein huyết tương. Sau khi vào cơ thể Cefuroxime sẽ được chuyển hóa thành Axetanđehit và Acid acetic.
11 Thuốc Cecopha 500 giá bao nhiêu?
Thuốc Cecopha 500 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, Cecopha 500 giá cả có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Cecopha 500 mua ở đâu?
Thuốc Cecopha 500 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cecopha 500 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Cecopha 500 có giá thành hợp lý, và có phổ kháng khuẩn rộng.
- Thuốc được sản xuất bởi Xí nghiệp dược phẩm 150 - Bộ Quốc Phòng, nên người dùng có thể yên tâm về chất lượng.
- Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, đã che bớt được mùi vị khó chịu của dược chất.
- Thuốc có kích thước nhỏ do đó dễ dàng sử dụng.
14 Nhược điểm
- Không khuyến cáo dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với thành phần trong Cecopha 500.
- Cecopha 500 không quá phổ biến nên có thể sẽ khá khó để tìm mua.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả chuyên gia Drug.com (đăng ngày ngày 2 tháng 4 năm 2023), Cefuroxime Tablets, nguồn Drug.com, truy cập ngày 4/7/2023.
- ^ Tác giả Christer Rimmler, Christian Lanckohr, Ceren Akamp, Dagmar Horn, Manfred Fobker, Karsten Wiebe, Bassam Redwan, Bjoern Ellger, Robin Koeck, Georg Hempel (đăng ngày 15 tháng 12 năm 2019). Physiologically based pharmacokinetic evaluation of cefuroxime in perioperative antibiotic prophylaxis, PubMed Central, truy cập ngày 4/7/2023.