Camzitol 100mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Farmalabor - Produtos Farmacêuticos, Farmalabor Produtos Farmacêuticos |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Lamda |
Số đăng ký | VN-22015-19 |
Dạng bào chế | Viên nén không bao |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Aspirin (Acid Acetylsalicylic) |
Xuất xứ | Bồ Đào Nha |
Mã sản phẩm | aa5150 |
Chuyên mục | Thuốc Tim Mạch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 13909 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Camzitol 100mg được sử dụng trong dự phòng nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Camzitol 100mg trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Camzitol 100mg là thuốc gì? Mỗi viên Camzitol 100mg có chứa thành phần bao gồm:
- Acid acetylsalicylic: 100mg.
- Tá dược (cellulose vi tinh thể, Manitol): vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén không bao.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Camzitol 100mg
2.1 Tác dụng của thuốc Camzitol 100mg
2.1.1 Dược lực học
Acid acetylsalicylic, hay còn gọi là aspirin, là chất thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ngoài ra còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu. Ở hàm lượng thấp, aspirin chủ yếu thể hiện tác dụng chống kết tập tiểu cầu thông qua khả năng ức chế không thuận nghịch enzym cyclooxygenase (COX), do đó ức chế hình thành prostaglandin. Khi nồng độ aspirin giảm đi, các tế bào sẽ lại tiếp tục hoạt động bình thường và hình thành prostaglandin. Tiểu cầu là tế bào không có khả năng tổng hợp prostaglandin, do đó COX bị ức chế cho tới khi tế bào tiểu cầu mới hình thành, dẫn đến mất khả năng kết tập tiểu cầu.
Ngoài ra, aspirin còn ức chế sản sinh prostaglandin ở thận, có tác dụng đáng kể trong quá trình lưu thông máu ở người bị bệnh thận như suy thận mạn, người suy tim, suy gan hoặc mất cân bằng dịch huyết tương, từ đó có thể gây ra suy thận cấp, giữ nước và suy tim cấp[1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Aspirin được hấp thu nhanh chóng qua Đường tiêu hóa với Sinh khả dụng đường uống khoảng 68%.
Phân bố: Aspirin liên kết với protein huyết tương ở tỷ lệ khoảng 49%, giảm khi có tăng ure máu và có Thể tích phân bố trung bình là 0,15 L/kg.
Chuyển hóa: Aspirin được chuyển hóa ở gan thành acid salicylic, rồi được chuyển thành salicylat dạng tự do hoặc liên hợp.
Thải trừ: Aspirin được bài tiết chủ yếu qua thận với nửa đời thải trừ khoảng 15 phút, thay đổi ở người viêm gan và Độ thanh thải đạt khoảng 9,3 mL/phút/kg, thay đổi ở người già, người xơ gan[2].
2.2 Chỉ định thuốc Camzitol 100mg
Thuốc Camzitol được chỉ định nhằm chống kết tập tiểu cầu trong dự phòng thứ phát đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở các đối tượng có tiền sử bệnh tim mạch…
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Dospirin - Thuốc có tác dụng chống đông máu
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Camzitol 100mg
3.1 Liều dùng thuốc Camzitol 100mg
Liều dùng khuyến cáo của thuốc Camzitol 100mg là 1 viên duy nhất trong ngày; hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.2 Cách dùng thuốc Camzitol 100mg hiệu quả
Thuốc Camzitol 100mg được sử dụng bằng đường uống; người dùng nên uống cùng với một cốc nước, uống nguyên viên.
Thời điểm uống thuốc Camzitol 100mg là sau khi ăn.
Nếu bạn quên một liều thuốc Camzitol 100mg, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Camzitol 100mg cho các đối tượng sau đây:
- Người có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác, bao gồm các triệu chứng như hen, viêm mũi, mày đay.
- Bệnh nhân rối loạn đông máu như ưa chảy máu, giảm tiểu cầu.
- Người bị loét dạ dày-tá tràng.
- Bệnh nhân suy tim vừa tới nặng, suy gan, suy thận (nhất là có tốc độ lọc cầu thận dưới 30ml/phút) và xơ gan.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc DuoPlavin 75mg/100mg - Giải pháp chống huyết khối hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Tần suất | Tác dụng phụ |
Thường gặp | Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu, ợ nóng, đau và loét dạ dày-ruột. Thần kinh trung ương: mệt mỏi. Da: phát ban, mày đay. Máu: thiếu máu tan máu. Khác: yếu cơ, khó thở, sốc phản vệ. |
Ít gặp | Thần kinh trung ương: mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt Máu: chảy máu ẩn, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu Khác: thiếu Sắt, gây độc cho gan, suy thận, co thắt phế quản |
Các tác dụng phụ do thuốc Camzitol 100mg gây ra trên hệ thần kinh có thể hồi phục sau 2-3 ngày ngừng thuốc; nếu có các biểu hiện chóng mặt, ù tai, giảm khả năng nghe hay tổn thương gan cần dừng thuốc luôn.
Với người già, nên dùng thuốc Camzitol 100mg ở liều thấp nhất có thể và dùng trong thời gian ngắn nhất.
Khi có sốc phản vệ sau dùng thuốc Camzitol 100mg, cần điều trị như với phản ứng phản vệ cấp tính, trong đó nên dùng adrenalin khi có phù mạch và mày đay.
6 Tương tác
Indomethacin, naproxen, fenoprofen: Khi dùng đồng thời với thuốc Camzitol 100mg, aspirin sẽ làm giảm nồng độ của các chất này trong máu.
Thuốc chống đông máu như wafarin: Khi dùng chung với thuốc Camzitol 100mg làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Methotrexat, sulfonylurea, Phenytoin, acid valproic: Các chất này có thể làm tăng nồng độ aspirin trong máu và tăng độc tính.
Spironolacton, penicilin: Aspirin đối kháng với tác dụng natri niệu của spironolacton và tác dụng phong bế vận chuyển tích cực của penicilin.
Thuốc acid uric niệu: Thuốc Camzitol 100mg làm giảm tác dụng của probenecid và sulphinpyrazol khi dùng đồng thời.
Tương kỵ: Trong Dung dịch nước hay nước Ethanol, aspirin thủy phân tạo Acid salicylic và acetat, khi nhiệt độ tăng và thay đổi pH thì tốc độ phản ứng này cũng tăng.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc Camzitol 100mg cùng với các thuốc chống đông máu khác hoặc có các nguy cơ xuất huyết.
Tránh phối hợp thuốc Camzitol 100mg với các chất chống viêm không steroid khác hoặc các corticoid.
Khi dùng thuốc Camzitol 100mg cho bệnh nhân suy tim nhẹ hoặc có bệnh về gan hay thận, nhất là khi kết hợp với các thuốc lợi tiểu, cần theo dõi cẩn thận nguy cơ giữ nước hoặc giảm chức năng thận.
Hạn chế sử dụng thuốc Camzitol 100mg cho trẻ em vì aspirin đã được báo cáo là gây ra hội chứng Reye cho trẻ em.
Người cao tuổi thường bị giảm chức năng thận nên dễ nhiễm độc aspirin, do đó cần giảm liều dùng thuốc Camzitol 100mg phù hợp.
Đối với người lái xe và vận hành máy móc, khi dùng thuốc Camzitol 100mg có gặp các tác dụng phụ như mệt mỏi, yếu cơ, chóng mặt…, vì vậy cần chú ý tới các dấu hiệu này trong khi làm việc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Đối với phụ nữ có thai: Aspirin ức chế tổng hợp prostaglandin, ảnh hưởng đến đóng ống động mạch, ức chế co bóp tử cung, gây trì hoãn chuyển dạ, tăng nguy cơ tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp sơ sinh. Ngoài ra, aspirin còn tăng nguy cơ xuất huyết ở mẹ và thai nhi, do đó không dùng thuốc Camzitol 100mg trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Đối với phụ mữ đang nuôi con bú: Aspirin có thể bài tiết vào sữa mẹ nhưng ít gây hại cho trẻ, do đó có thể sử dụng thuốc Camzitol 100mg khi đã cân nhắc kỹ lợi ích so với nguy cơ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Các biểu hiện quá liều thuốc Camzitol 100mg có thể gặp như: đau bụng, nôn, tim nhanh, thở nhanh không kiểm soát, ù tai, điếc nhất thời, chóng mặt, tăng động hoặc lơ mơ, co giật, hôn mê.
Xử trí quá liều thuốc bằng cách gây nôn, rửa dạ dày hoặc dùng Than hoạt tính. Ngoài ra, có thể điều trị sốt cao bằng cách truyền dịch, bổ sung điện giải, thiết lập lại cân bằng kiềm-toan, điều trị tích lũy ceton, duy trì mức Glucose phù hợp.
Theo dõi nồng độ aspirin trong máu tới khi ổn định, xét nghiệm máu có thể cần thiết để theo dõi tổn thương ở thận.
Để tăng bài tiết salicylat, có thể gây bài niệu bằng cách kiềm hóa nước tiểu, có thể dùng acetazolamid (theo dõi nguy cơ tăng toan chuyển hóa). Nếu quá liều thuốc Camzitol 100mg nghiêm trọng, có thể tiến hành truyền thay máu và thẩm tách; theo dõi phù phổi và co giật. Nếu có xuất huyết, có thể dùng vitamin K hoặc truyền máu bổ sung.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Camzitol 100mg ở nơi khô ráo, mát mẻ, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-22015-19.
Nhà sản xuất: Farmalabor Produtos Farmacêuticos - Bồ Đào Nha.
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Camzitol 100mg giá bao nhiêu?
Thuốc Camzitol 100mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Camzitol 100mg mua ở đâu?
Thuốc Camzitol 100mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Aspirin đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, chống huyết khối và kháng virus, bao gồm cả virus corona, khi điều trị cho bệnh nhân COVID-19 giúp giảm viêm huyết khối và tỷ lệ biến chứng lâm sàng cũng như tỷ lệ tử vong tại bệnh viện thấp hơn[3].
- Theo các hướng dẫn hiện hành của Châu u, aspirin được chỉ định trong phòng ngừa thứ phát ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim trước đó, đột quỵ trước đó, xơ vữa động mạch ngoại vi)[4].
- Giá bán của thuốc Camzitol 100mg tương đối hợp lý, chỉ từ 4.000 đồng/viên, người dùng có thể mua tại các hiệu thuốc khi có đơn.
- Được bào chế dưới dạng viên nén, kích thước nhỏ, thuốc Camzitol 100mg cho cách sử dụng dễ dàng, thuận tiện trong bảo quản và vận chuyển.
- Thuốc Camzitol 100mg được sản xuất bởi Farmalabor Produtos Farmacêuticos - công ty sản xuất dược phẩm và thuốc nổi tiếng của Bồ Đào Nha với nhiều năm kinh nghiệm cùng dây chuyền sản xuất hiện đại.
12 Nhược điểm
- Hiện tỷ lệ kháng aspirin đang có xu hướng tăng, thể hiện qua tỷ lệ tái phát đột quỵ, vì vậy cần tuân thủ điều trị.
- Thuốc Camzitol 100mg không dùng được cho trẻ em, người có các vấn đề tiêu hóa như loét dạ dày-tá tràng.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia của Pubchem. Aspirin, Pubchem. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022
- ^ Chuyên gia của Go.drugbank. Aspirin, Go.drugbank. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Vanessa Bianconi và cộng sự (Ngày đăng tháng 9 năm 2020). Is Acetylsalicylic Acid a Safe and Potentially Useful Choice for Adult Patients with COVID-19 ?, Pubmed. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Beata Łabuz-Roszak, Maciej Horyniecki, Beata Łącka-Gaździk (Ngày đăng năm 2018). Acetylsalicylic acid in the prevention and treatment of cardiovascular diseases, PubMed. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022