Buderen 10ml
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Rafarm, Rafarm S.A. |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Dược |
Số đăng ký | VN-19603-16 |
Dạng bào chế | Dạng xịt mũi |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 chai 10mL |
Hoạt chất | Budesonid |
Xuất xứ | Hy Lạp |
Mã sản phẩm | aa5405 |
Chuyên mục | Thuốc Hô Hấp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Buderen 10ml ngày càng được sử dụng nhiều trong đơn kê điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và polyp mũi. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Buderen 10ml hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi mL thuốc xịt mũi Buderen có chứa thành phần như sau:
- Budesonide: 2 mg.
- Tá dược (Cellulose vi tinh thể, natri carmellose, Polysorbate 80, dextrose khan, dinatri edetat, acid hydrochloric, Kali sorbate, nước cất): vừa đủ 1 mL.
Dạng bào chế: Dạng xịt mũi.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Buderen 10ml
2.1 Tác dụng của thuốc Buderen 10ml
2.1.1 Dược lực học
Budesonide là một trong những chất chống viêm mạnh thuộc nhóm glucocorticoid, thông qua khả năng ức chế hoặc giảm sản xuất các chất trung gian gây ra phản ứng viêm, đồng thời ngăn chặn đáp ứng miễn dịch liên quan đến cytokin.
Khi dùng dưới dạng hít, budesonide đóng vai trò kháng lại sự tập trung của bạch cầu ái toan, từ đó ngăn chặn phản ứng quá mẫn diễn ra. Sử dụng budesonide đường mũi giúp giảm thiểu các triệu chứng viêm mũi do dị ứng với các tác nhân khác nhau, bao gồm ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, nhức hốc mũi, ngứa mắt, ngứa họng…[1]
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Liều hít định lượng 180-360µg của budesonide được lắng đọng 34% trong phổi, Sinh khả dụng khoảng 39% và đạt C tối đa là 0,6-1,6nmol/L với thời gian đạt Cmax là 10 phút.
Phân bố: Thể tích phân bố của budesonide là 2,2-3,9 L/kg, gắn với 85-90% protein trong huyết tương.
Chuyển hóa: Budesonide được chuyển hóa tại gan, chủ yếu ở giai đoạn đầu, với hai chất chuyển hóa chính là 6-B-hydroxybudesonide và 16-hydroxyprednisolon.
Thải trừ: Budesonide được bài tiết qua thận, với nửa đời bán thải khoảng 2-3,6 giờ và Độ thanh thải khoảng 0,9-1,8 L/phút[2].
2.2 Chỉ định thuốc Buderen 10ml
Thuốc Buderen 10ml được sử dụng trong điều trị các trường hợp sau:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng mạn tính (quanh năm).
- Điều trị triệu chứng của polyp mũi.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Formonide 200 HFA giảm ngay tình trạng hen suyễn
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Buderen 10ml
3.1 Liều dùng thuốc Buderen 10ml
Liều dùng khuyến cáo của thuốc Buderen 10ml cho người trưởng thành và trẻ em từ 6 tuổi trở lên như sau:
- Viêm mũi dị ứng: Liều khởi đầu là 200mcg mỗi ngày, tức là 1 nhát xịt cho mỗi bên mũi. Sau 7-14 ngày cho hiệu quả, giảm liều xuống thấp nhất có thể để kiểm soát triệu chứng.
- Polyp mũi: Liều khởi đầu là 200mcg mỗi ngày, tức là 1 nhát xịt cho mỗi bên mũi. Sau khi có hiệu quả lâm sàng, giảm liều xuống thấp nhất có thể để kiểm soát triệu chứng.
3.2 Cách dùng thuốc Buderen 10ml hiệu quả
Thuốc Buderen 10ml ở dạng khí dung dùng đường mũi, trước khi dùng lần đầu cần lắc đều và xịt vào không khí vài lần để có hỗn hợp khí dung đồng nhất. Nếu thi thoảng mới dùng thì cũng nên xịt 1 lần vào không khí rồi mới xịt mũi.
Các bước cụ thể được thực hiện như sau:
- Làm sạch mũi (xì mũi loại bỏ nước mũi).
- Lắc lọ xịt, mở nắp bảo vệ vòi.
- Cầm lọ hướng lên trên.
- Đưa đầu vòi xịt vào trong mũi và nhấn xịt theo liều chỉ định.
- Đậy nắp bảo vệ.
Trong quá trình sử dụng, người dùng cần vệ sinh thường xuyên bằng cách mở nắp đậy và tháo phần vòi bơm ra rửa với nước ấm và để khô hoàn toàn trước khi lắp lại như ban đầu.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Buderen 10ml cho người quá mẫn với budesonide hoặc bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc xịt mũi Benita - Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
5 Tác dụng phụ
Tần suất | Tác dụng phụ |
Thường gặp | Kích ứng tại chỗ, xuất tiết mũi nhẹ, chảy máu cam |
Hiếm gặp | Phù mạch, mày đay, mẩn ngứa, viêm da. Thủng vách ngăn mũi, loét niêm mạc mũi. |
Thông báo với bác sĩ bất kỳ phản ứng bất lợi nào mà bạn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Buderen 10ml.
6 Tương tác
Khi sử dụng đồng thời thuốc Buderen 10ml với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh như ketoconazol có thể làm giảm chuyển hóa của budesonide.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc corticoid như Buderen 10ml ở liều cao kéo dài vì có thể dẫn đến cường năng vỏ thượng thận, suy tuỷ thượng thận, trẻ em chậm phát triển. Cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của trẻ, nếu có dấu hiệu chậm phát triển nên ngừng thuốc.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân có rối loạn trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, cần giảm liều dần dần khi chuyển từ glucocorticoid toàn thân sang thuốc Buderen 10ml và theo dõi chức năng trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận.
Khi dùng thuốc Buderen 10ml cho người mắc lao phổi cần được theo dõi cẩn thận.
Không nên xịt thuốc Buderen 10ml vào mắt, nếu lỡ dính vào mắt cần rửa sạch với nước.
Tránh dùng đồng thời Buderen 10ml với các thuốc ức chế CYP3A4 khác, nên dùng cách xa nhau trong trường hợp bắt buộc phối hợp.
Vì thuốc Buderen 10ml không ảnh hưởng tới khả năng tập trung, do đó có thể sử dụng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Có báo cáo về ảnh hưởng bất lợi của budesonide trên thai động vật, chưa có nghiên cứu trên phụ nữ có thai; tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc Buderen 10ml khi thật sự cần thiết.
Phụ nữ nuôi con bú: Budesonide có thể bài tiết vào sữa mẹ, vì vậy chỉ sử dụng thuốc Buderen 10ml khi thật sự cần thiết.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi sử dụng liều cao budesonide trong thời gian dài, có thể gặp phải các triệu chứng của cường vỏ thượng thận, suy tủy thượng thận…
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Buderen 10ml ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-19603-16.
Nhà sản xuất: Rafarm S.A. - Hy Lạp.
Đóng gói: Hộp 1 lọ 10mL tương đương 200 liều.
9 Thuốc Buderen 10ml giá bao nhiêu?
Thuốc Buderen 10ml hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Buderen có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Buderen 10ml mua ở đâu?
Thuốc Buderen 10ml mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Hoạt tính chống viêm thông qua thụ thể glucocorticosteroid của budesonide cao gấp 15 lần so với Prednisolone, cho thấy nó là một chất chống viêm mạnh.
- Hiệu quả chống viêm của budesonide đã được FDA chấp thuận trong sử dụng dạng xịt mũi cho các trường hợp viêm mũi và polyp mũi.
- Budesonide khi kết hợp với rửa mũi bằng nước muối cho thấy hiệu quả tốt hơn so với nước muối kết hợp giả dược, vì vậy sự phối hợp này là một lựa chọn điều trị khả thi cho viêm mũi dị ứng[3].
- Dạng xịt mũi của thuốc Buderen 10ml phát huy tác dụng nhanh chóng, dung nạp tốt, đồng thời giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ so với dạng dùng toàn thân.
- Thuốc Buderen 10ml là sản phẩm của Rafarm S.A. - công ty sản xuất dược phẩm được thành lập từ những năm 1970 tại Hy Lạp, chuyên về các công thức dược phẩm phức tạp, hiệu quả tốt.
12 Nhược điểm
- Giá bán của thuốc Buderen 10ml tương đối cao.
- Xịt mũi dùng nhiều lần nên dễ bị nhiễm khuẩn, cần vệ sinh thường xuyên.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia của Pubchem. Budesonide, Pubchem. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2022
- ^ Chuyên gia của Go.drugbank (Ngày cập nhật 13 tháng 12 năm 2022). Budesonide, Go.drugbank. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Nikitha Periasamy và cộng sự (Ngày đăng 12 tháng 5 năm 2020). Budesonide vs Saline Nasal Irrigation in Allergic Rhinitis: A Randomized Placebo-Controlled Trial, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2022