Bromalex 6mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Indus Pharma, Công ty dược phẩm Indus pharma Ltd. |
Công ty đăng ký | Công ty dược phẩm Indus pharma Ltd. |
Số đăng ký | VD-10158-10 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Bromazepam |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | aa2975 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 10688 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Mất ngủ lâu ngày có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Thuốc Bromalex 6mg là thuốc được chỉ định trong các trường hợp giảm lo âu, căng thẳng giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về thuốc Bromalex 6mg.
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Bromalex 6mg
Dược chất: Bromazepam 6mg.
Tá dược vừa đủ một viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Bromalex 6mg
2.1 Đặc tính dược lực học
Bromazepam là một benzodiazepin có tác dụng kéo dài, nó có đặc tính an thần, gây ngủ, giãn cơ xương và giúp làm giảm lo âu. Cũng giống như các thuốc benzodiazepin khác, bromazepam có thể có nguy cơ bị lạm dụng và phụ thuộc. Một số chuyên gia cho rằng, bromazepam có nguy cơ bị lạm dụng cao hơn vì khả năng tái hấp thu và thời gian bắt đầu tác dụng nhanh của nó. [1]
Cơ chế tác dụng của Bromazepam liên kết với thụ thể GABA-A từ đó tạo ra sự thay đổi cấu trúc và tăng khả năng ức chế của nó.
2.2 Đặc tính dược động học
Hấp thu: Thuốc được hấp thu khoảng 84% sau khi uống. Thời gian nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương là 1 đến 4 giờ.
Phân bố: Bromalex liên kết với protein huyết tương khoảng 70%.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa nhờ enzym cytochrom P450.
Thải trừ: Thuốc được đào thải qua nước tiểu khoảng 69% dưới dạng chất chuyển hóa
2.3 Chỉ định thuốc Bromalex 6mg
Bromalex 6mg là thuốc gì? Thuốc được sử dụng trong một số liệu pháp để điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
Bệnh nhân dễ xúc động, thường xuyên rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, trầm cảm ưu tư hoặc trạng thái căng thẳng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Aleucin 500mg/5ml điều trị chóng mặt nhanh chóng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Bromalex 6mg
3.1 Liều dùng thuốc Bromalex 6mg
Tùy theo tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn liều dùng cho thích hợp. Bạn đọc có thể tham khảo liều dùng dưới đây:
Đối với bệnh nhân cao tuổi: Liều khởi đầu là 3mg/ngày, sau đó tăng liều dần dần. Tuy nhiên, cần lưu ý không được vượt quá mức liều khuyến cáo vì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Người lớn: Tổng liều trong ngày điều trị đầu tiên trong khoảng 6 đến 18mg chia thành nhiều lần trong ngày. Liều tối đa là 60mg/ngày. Theo dõi thận trọng những bệnh nhân bắt buộc phải dùng thuốc liều cao để đảm bảo an toàn.
Đối với trẻ em trên 18 tuổi: Có thể giảm liều một nửa tùy theo cân nặng và độ tuổi.
3.2 Cách dùng thuốc Bromalex 6mg hiệu quả
Sử dụng bằng đường uống.
Uống thuốc với một lượng nước thích hợp. Không nhai hoặc nghiền nhỏ viên thuốc.
Không uống thuốc cùng với sữa hoặc các chất kích thích như rượu bia vì có nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc bao gồm cả dược chất và tá dược.
Thuốc chỉ được sử dụng theo đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính.
Bệnh nhân nghiện bia, rượu, thuốc lá hay một số chất kích thích khác.
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Trẻ em dưới 18 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Vitabella Green Living Brain - Tăng tuần hoàn máu não
5 Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng Bromalex, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ bao gồm:
Hệ thần kinh: chóng mặt, suy giảm trí nhớ, nhức đầu, khó tập trung.
Phản ứng quá mẫn: ngứa, ban da, nổi mề đay, mụn nhọt.
Ngoài ra, có thể gặp một số tác dụng phụ khác như: mờ mắt, buồn ngủ, khô miệng, run rẩy, mệt mỏi, yếu cơ,...
6 Tương tác
Với thực phẩm, thức ăn
- Không sử dụng Bromalex với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ lên hệ thần kinh.
- Thức ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc do đó nên dùng thuốc xa bữa ăn trên 2 tiếng.
Với các thuốc khác bao gồm:
- Acetaminophen: Làm tăng khả năng gây độc cho gan của Acetaminophen.
- 1,2 Benzodiazepin khi dùng đồng thời với Bromalex có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng ngoại ý.
- Abacavir và Acemetacin có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Bromalex do đó làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương.
- Bromalex có thể làm tăng tác dụng phụ của các thuốc như atropin, kháng histamin.
Để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang sử dụng.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Chỉ sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều.
Thuốc có thể gây ức chế hô hấp vì vậy cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy hô hấp.
Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ.
Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ do đó không nên sử dụng với những bệnh nhân làm công việc liên quan đến lái xe hoặc vận hành máy móc vì có thể gây nguy hiểm.
Không sử dụng các chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc.
Nên kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh và ăn uống hợp lý.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có bằng chứng về tính an toàn đối với phụ nữ đang mang thai. Trong một số nghiên cứu, Bromalex có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh trong 3 thandg đầu của thời kỳ thai nghén. Do đó không sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai.
Bromalex có thể bài tiết được qua sữa mẹ. Do đó, không nên sử dụng thuốc trên đối tượng này.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng quá liều cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để đực xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
7.4 Bảo quản
Bảo quản Bromalex ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Để xa thuốc Bromalex khỏi tầm tay của trẻ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-10158-10
Nhà sản xuất: Công ty dược phẩm Indus Pharma Ltd
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
9 Thuốc Bromalex 6mg giá bao nhiêu?
Thuốc Bromalex 6mg giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Bromalex 6mg mua ở đâu?
Thuốc Bromalex 6mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Bromalex 6mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của Bromalex 6mg
12 Ưu điểm
- Là sản phẩm của thương hiệu Indus Pharma - thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thuốc.
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, do đó rất thuận tiện cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc và mang theo.
- Nhìn chung, tác dụng có thể không bằng Diazepam nhưng bromazepam được đánh giá là có hiệu quả tốt trong điều trị với những trường hợp lo âu, mất ngủ kéo dài nhiều ngày. [2]
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Bromazepam có tác dụng tốt trong việc làm giảm chứng rối loạn lo âu toàn thân trên bệnh nhân sử dụng thuốc. [3]
13 Nhược điểm
- Không dùng được cho trẻ em dưới 18 tuổi.
- Không sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Nhóm tác giả của Drugbank. Bromazepam, Drugbank. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả GB Cassano, S Carrara, P Castrogiovanni (Ngày đăng 27 tháng 10 năm 2012). Bromazepam versus diazepam in psychoneurotic inpatients, PubMed. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả R Fontaine, P Mercier, P Beaudry, L Annabl, G Chouinard (Ngày đăng tháng 3 năm 2009). Bromazepam and lorazepam in generalized anxiety: a placebo-controlled study with measurement of drug plasma concentrations, PubMed. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022