Boraflox
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Korea Arlico Pharm, Korea Arlico Pharm. Co., Ltd |
Công ty đăng ký | Saint Corporation |
Số đăng ký | VN-21954-19 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Viên nén bao phim |
Hoạt chất | Levofloxacin |
Xuất xứ | Hàn Quốc |
Mã sản phẩm | aa5849 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4596 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Boraflox được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số viêm nhiễm khác. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Boraflox.
1 Thành phần
Thành phần mỗi viên Boraflox Tab:
Hoạt chất: Levofloxacin hàm lượng 500mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Boraflox
2.1 Tác dụng của thuốc Boraflox
2.1.1 Dược lực học
Levofloxacin là một loại kháng sinh nhóm Fluoroquinolon với khả năng diệt khuẩn nhờ cơ chế tác động lên phức hợp ADN-enzym ADN gyrase và trên topoisomerase IV. Đây đều là những enzym cần thiết của vi khuẩn trong quá trình sao chép, tu sửa DNA.
Levofloxacin là đồng phân S-(-)-isomer của ofloxacin, có khả năng diệt khuẩn mạnh hơn gấp 8- 128 lần so với đồng phân D-isomer và tác dụng diệt khuẩn mạnh gấp 2 lần so với Ofloxacin racemic.
Kháng chéo: do Levofloxacin có cấu trúc và cơ chế tác động giống nhau nên có khả năng kháng chéo giữa Levofloxacin và các fluoroquinolon khác.
Vi khuẩn nhạy cảm in vitro và nhiễm khuẩn trong lâm sàng | Vi khuẩn ưa khí Gram âm | Enterobacter cloacae, E. coli, H. influenzae, H. parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Moraxella catarrhalis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa. |
Vi khuẩn ưa khí Gram dương | Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicillin (meti-S), Staphylococcus coagulase âm tính nhạy cảm methicilin, Streptococcus pneumoniae. | |
Vi khuẩn khác | Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae. | |
Vi khuẩn kỵ khí | Fusobacterium, Peptostreptococcus, Propionibacterium. | |
Các loại vi khuẩn nhạy cảm trung gian in vitro | Vi khuẩn ưa khí Gram dương | Enterococcus faecalis. |
Vi khuẩn kỵ khí | Bacteroides fragilis, Prevotella. | |
Các loại vi khuẩn kháng Levofloxacin | Vi khuẩn ưa khí Gram dương | Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus meti-R, Staphylococcus coagulase âm tính meti-R. |
2.1.2 Dược động học
Hấp thu : Sinh khả dụng đường uống cao(khoảng 99% so với đường tiêm) nồng độ đạt đỉnh sau 1-2 giờ, hấp thu nhanh. Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu Levofloxacin.
Phân Bố : Thuốc phân bố rộng rãi vào các mô và cơ quan, tuy nhiên khó qua dịch não tủy. Tỷ lệ gắn với protein huyết tương khoảng 30-40%. Levofloxacin thâm nhập được vào các mô như niêm mạc phế quản, biểu mô, đại thực bào tại phế nang, mô phổi, da, tuyến tiền liệt và nước tiểu. Tuy nhiên thuốc thâm nhập vào dịch não tủy kém.
Chuyển hóa: Ít bị chuyển hóa và thải trừ qua thận hầu như ở dạng còn hoạt tính, chỉ có khoảng 5% chuyển hóa mất hoạt tính được tìm thấy.
Thải trừ: Thời gian bán thải khoảng 6-8 tiếng, kéo dài ở người suy thận. Thải trừ qua thận khoảng gần 90% ở dạng không đổi và qua phân khoảng 10%. Thuốc không loại bỏ được bằng phương pháp thẩm phân máu hoặc màng bụng.
Bệnh nhân suy thận: Khi chức năng thận giảm, Độ thanh thải và đào thải giảm, thời gian bán thải cũng tăng.
2.2 Chỉ định thuốc Boraflox
Thuốc Boraflox được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Viêm phổi mắc phải cộng đồng
Nhiễm trùng ở các phần mềm như da, niêm mạc có biến chứng.
Viêm đường tiết niệu, viêm thận kẽ có biến chứng và không có biến chứng.
Điều trị bệnh than và dự phòng tái nhiễm.
Viêm đường hô hấp đợt cấp: viêm xoang cấp, đợt cấp của viêm phế quản mãn tính,...
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Volexin 500 điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Boraflox
3.1 Liều dùng thuốc Boraflox
Liều dùng của thuốc phụ thuộc vào cả tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân. Dưới đây là liều lượng khuyến cáo cho người lớn có chức năng thận bình thường( độ thanh thải creatinin >50mL/phút)
Chỉ định | Liều dùng hàng ngày(tùy theo mức độ nặng) | Thời gian điều trị(tùy theo mức độ nặng) |
Viêm phổi mắc phải cộng đồng | 500mg 1 lần hoặc 2 lần/ngày | 7-14 ngày |
Viêm thận-bể thận | 500mg 1 lần/ngày | 7-10 ngày |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng | 500mg 1 lần/ngày | 7-14 ngày |
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn | 500mg 1 lần/ngày | 28 ngày |
Nhiễm khuẩn da và mô mềm | 500mg 1 lần hoặc 2 lần/ngày | 7-14 ngày |
Bệnh than | 500mg 1 lần/ngày | 8 tuần |
Nhiễm khuẩn đường niệu không biến chứng (Viêm bàng quang không có biến chứng) | 250mg 1 lần/ngày | 3 ngày |
Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính | 500mg 1 lần/ngày | 7-10 ngày |
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn | 500mg 1 lần/ngày | 10-14 ngày |
Độ thanh thải creatinine | Chế độ liều dùng | ||
250 mg/24 giờ | 500 mg/24 giờ | 500 mg/12 giờ | |
Liều đầu tiên: 250 mg | Liều đầu tiên:500mg | Liều đầu tiên: 500 mg | |
50-20 ml/phút | Sau đó: 125 mg/24 giờ | Sau đó: 250 mg/24 giờ | Sau đó: 250 mg/12 giờ |
19-10 ml/phút | Sau đó: 125 mg/48 giờ | Sau đó: 125 mg/24 giờ | Sau đó: 125 mg/12 giờ |
< 10 ml/phút ( kể cả thẩm phân máu và CAPD) | Sau đó: 125 mg/48 giờ | Sau đó: 125 mg/24 giờ | Sau đó: 125mg/24 giờ |
Chống chỉ định cho trẻ em, thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển.
3.2 Cách dùng thuốc Boraflox hiệu quả
Thuốc sử dụng đường uống. Không nghiền, nhai viên.
Dùng sau bữa ăn hoặc trong lúc ăn. Cần uống xa ít nhất 2 giờ khi sử dụng muối Sắt, muối Kẽm, các thuốc antacid hoặc Sucralfat. [1]
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định với người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân động kinh.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh gân do ảnh hưởng của việc sử dụng Fluoroquinolon.
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Trẻ em, vị thành niên đang trong độ tuổi phát triển.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Boraflox: Thuốc kháng sinh L-Stafloxin 500 Stella: tác dụng, liều dùng
5 Tác dụng phụ
Hệ cơ quan | Phổ biến (1/100 đến < 1/10) | Ít gặp (1/1.000 đến < 1/100) | Hiếm gặp (1/10.000 đến < 1/1.000) | Chưa rõ (không thể ước tính từ các dữ liệu hiện có) |
Nhiễm trùng và ký sinh trùng | Nhiễm nấm bao gồm Candida. Đề kháng vi sinh vật. | |||
Rối loạn máu và hệ bạch huyết | Giảm bạch cầu. Tăng bạch cầu ưa eosin. | Giảm tiểu cầu. Giảm bạch cầu trung tính. | Giảm toàn thể huyết cầu. Mất bạch cầu hạt. Thiếu máu tán huyết. | |
Rối loạn hệ miễn dịch | Phù mạch Tăng nhạy cảm. | Sốc phản vệ Sốc dạng phản vệ. | ||
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Biếng ăn | Hạ đường huyết đặc biệt ở người đái tháo đường. | Tăng đường huyết. Hôn mê do hạ đường huyết. | |
Rối loạn tâm thần | Mất ngủ. | Lo âu. Lú lẫn. Căng thẳng. | Phản ứng tâm thần (như ảo giác, hoang tưởng). Trầm cảm Kích động. Dị mộng. Mơ ác mộng | Rối loạn tâm thần với hành vi tự làm hại bản thân bao gồm ý định và hành động tự sát. |
Rối loạn hệ thần kinh | Đau đầu. Chóng mặt | Trạng thái mơ màng. Run rẩy. Loạn vị giác. | Co giật. Dị cảm. | Bệnh lý thần kinh ngoại biên cảm giác. Bệnh lý thần kinh ngoại biên vận động. Rối loạn vận động. Rối loạn ngoại tháp. Mất vị giác. Ngất. Tăng áp lực nội sọ lành tính. |
Rối loạn thị giác | Rối loạn thị giác như nhìn mờ. | Mất thị lực thoáng qua. | ||
Rối loạn tai và tai trong | Chóng mặt. | Ù tai. | Mất tính lực. Khiếm thính. | |
Rối loạn tim mạch | Nhịp tim nhanh. Hồi hộp. | Nhịp nhanh thất, có thể dẫn tới ngừng tim. Loạn nhịp thất và xoắn đỉnh (báo cáo chủ yếu ở bệnh nhân có nguy cơ kéo dài khoảng QT). Kéo dài khoảng QT. | ||
Rối loạn mạch máu | Viêm tĩnh mạch. | |||
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất | Khó thở hấp, ngực và trung thất. | Co thắt phế quản. Viêm phổi dị ứng. | ||
Rối loạn tiêu hóa | Tiêu chảy. Buồn nôn. Nôn. | Đau bụng. Khó tiêu. Đầy hơi. Táo bón. | Tiêu chảy – xuất huyết mà trong các trường hợp hiếm hoi có thể là dấu hiệu của viêm ruột, bao gồm cả viêm đại tràng giả mạc. Viêm phổi dị ứng. | |
Rối loạn gan mật | Tăng men gan (ALT/AST, phosphatase kiềm, CGT). | Tăng bilirubin máu. | Vàng da và tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp tính gây tử vong, chủ yếu là khi có các bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng. Viêm gan. | |
Rối loạn da và mô dưới da | Phát ban. Ngứa. Mề đay. Tăng tiết mồ hôi. | Hoại tử thượng bì nhiễm độc. Hội chứng Stevens- Johnson. Hồng ban đa dạng. Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng. Sưng miệng. | ||
Rối loạn cơ xương và mô liên kết | Đau khớp. Đau cơ. Viêm khớp. | Rối loạn gân, bao gồm viêm gân. Yếu cơ, có thể đặc biệt quan trọng ở bệnh nhân bị bệnh nhược cơ. | Tiêu cơ vân. Đứt gân (gân Achilles). Vỡ dây chằng. Dập cơ. Đau (bao gồm ở lưng, ngực và tứ chi) | |
Rối loạn thận và tiết niệu | Tăng creatinin máu. | Suy thận cấp (như do viêm thận kẽ) | ||
Rối loạn toàn thân | Phản ứng tại vị trí truyền (đau, đỏ). | Suy nhược. | Sốt. | Đau (bao gồm đau lưng, ngực và các chi). |
6 Tương tác
Muối sắt, muối kẽm, các thuốc kháng acid có chứa Magie hoặc nhôm, didanosin: dùng phối hợp giảm hấp thu Levofloxacin. Nên uống cách xa 2 chất này ít nhất 2 tiếng.
Sucralfat: Sinh khả dụng của Levofloxacin sẽ bị giảm. Trường hợp bắt buộc phối hợp hai thuốc, nên uống Sucralfat 2 giờ sao khi uống Levofloxacin.
Theophylin, fenbufen hay các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID): Khi dùng chung Levofloxacin với nhóm thuốc này đã có báo cáo thực tế về khả năng gây ra co giật khi phối hợp chung. Tránh dùng chung 2 thuốc cùng lúc.
Probenecid và cimetidin: Nên thận trọng khi dùng chung Levofloxacin với những thuốc ảnh hưởng sự bài tiết ở ống thận như probenecid và cimetidin, đặc biệt là trên bệnh nhân suy thận.
Thuốc đối kháng vitamin K: Tăng nguy cơ chảy máu trên bệnh nhân đang sử dụng thuốc đối kháng vitamin K, cần thận trọng khi phối hợp 2 thuốc này.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Các kháng sinh nhóm Fluoroquinolon có thể gây ra một số phản ứng nghiêm trọng và không có khả năng hồi phục khi dừng thuốc. Có thể gây ra tàn tật, viêm gân, đứt gân, các bệnh về thần kinh ngoại vi và tác dụng bất lợi trên thần kinh trung ương(lo âu, lú lẫn, trầm cảm…). Ngưng sử dụng thuốc khi gặp bất kỳ một trong những dấu hiệu vừa nêu trên và thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời và đúng cách.
Có thể gây tiêu chảy dai dẳng hoặc trong phân có máu do Clostridium difficile.
Với một số bệnh nhân sử dụng chung với Glucocorticoid khả năng viêm gân, đứt gân ở gót chân tăng chân.
Thận trọng với bệnh nhân suy thận và suy giảm chức năng gan.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ mang thai
Chống chỉ định sử dụng Boraflox trên phụ nữ mang thai. Do chưa có báo cáo về độ an toàn cũng như tác dụng ảnh hưởng đến sụn và các cơ quan khác trong giai đoạn phát triển của thai nhi.
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Chưa có đầy đủ thông tin về độ an toàn và khả năng qua sữa mẹ của Levofloxacin. Chống chỉ định sử dụng trên phụ nữ cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Quá liều có thể gặp tình trạng:
- Rối loạn thần kinh trung ương như lú lẫn, chóng mặt.
- Rối loạn nhận thức.
- Co giật.
- Rối loạn tiêu hóa.
Cách xử trí:
- Điều trị triệu chứng. Theo dõi thêm cả điện tâm đồ vì có thể kéo dài khoảng QT (thời gian từ khi bắt đầu sóng Q đến cuối sóng T).
- Sử dụng thêm các thuốc kháng acid có thể dùng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Thẩm phân máu.
- Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
7.4 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK (nếu có): VN-21954-19.
Nhà sản xuất: Korea Arlico Pharm. Co., Ltd.
Công ty đăng ký: Saint Corporation.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Boraflox giá bao nhiêu?
Thuốc Boraflox hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá Boraflox 500 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc Boraflox cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Boraflox mua ở đâu?
Thuốc Boraflox 500 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Boraflox để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Levofloxacin là kháng sinh có phổ rộng và hiệu quả cao, được dùng thay thế Moxifloxacin liều cao trong điều trị lao đa kháng thuốc và rất nhiều các trường hợp khác. Theo chuyên gia y tế đánh giá thì Levofloxacin đã đạt được tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn khả quan và thành công lâm sàng trong tất cả các thử nghiệm hiện có. [2]
- Thuốc có sinh khả dụng đường uống cao và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể sử dụng trong lúc ăn hoặc sau khi ăn.
- Là sản phẩm được sản xuất tại Hàn quốc với các công nghệ bào chế thuốc tiên tiến hiện đại, đạt chuẩn tiêu chuẩn Châu Âu.
- Dạng viên nén tiện lợi, bệnh nhân có thể sử dụng mà không cần đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Tiện lợi trong sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- Với dạng bào chế 500mg, theo liều lượng khuyến cáo sử dụng 1 lần trong ngày nên hạn chế tình trạng quên uống thuốc, không ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
12 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa.
- Có thể tương tác với một số thuốc, cần thận trọng khi sử dụng.
Tổng 23 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Carmen Fookes( xuất bản 06/07/2022)Levofloxacin, Drugs.com. Truy cập ngày 06/01/2023
- ^ Katherine F Croom, Karen Goa (xuất bản 2003) Levofloxacin: a review of its use in the treatment of bacterial infections in the United States, PubMed. Truy cập ngày 06/01/2023