Bixofen 180mg
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Công ty Cổ phần BV PHARMA, Công ty Cổ phần BV Pharma |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần BV Pharma |
Số đăng ký | VD-29608-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Fexofenadine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | AA6454 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 5848 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Bixofen 180mg với thành phần chứa fexofenadine được chỉ định để điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa, mề đay vô căn mạn tính ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Bixofen 180mg
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Bixofen 180mg
- Dược chất: Fexofenadin HCl 180mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Bixofen 180mg
2.1 Bixofen 180mg là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Bixofen 180mg
Fexofenadine hydrochloride là thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị các rối loạn dị ứng như viêm mũi và mề đay tự phát mạn tính. Fexofenadine là thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai. Không giống như các thuốc thuộc thế hệ thứ nhất, fexofenadine không đi qua được hàng rào máu não, do đó không gây tác dụng phụ là an thần.
Thời gian tác dụng của Fexofenadine tương đối dài, do đó bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1-2 lần mỗi ngày.
Cơ chế hoạt động của thuốc là liên kết chọn lọc với thụ thể H1 từ đó ngăn chặn các giai đoạn tiếp theo, ức chế quá trình giải phóng histamin và các chất trung gian gây viêm như bạch cầu ái kiềm, cytokine, interleukin.
2.2 Đặc tính dược động học
Hấp thu: Fexofenadine được hấp thu nhanh, sinh khả dụng khoảng 33%. Thời gian thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương là khoảng 1-3 giờ sau khi uống.
Phân bố: Fexofenadine liên kết với protein huyết tương khoảng 60 đến 70%. Mức độ này sẽ giảm ở bệnh nhân suy gan, suy thận.
Chuyển hóa: Fexofenadine chỉ chuyển hóa khoảng 5% liều dùng qua gan.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua phân dưới dạng không đổi, phần còn lại được thải trừ qua nước tiểu.
2.3 Chỉ định thuốc Bixofen 180mg
Viêm mũi dị ứng theo mùa.
Mề đay tự phát mãn tính.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Palmolin 60mg - giải pháp hiệu quả cho bệnh viêm mũi dị ứng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Bixofen 180mg
3.1 Liều dùng thuốc Bixofen 180mg
Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: 60mg/lần x 2 lần/ngày hoặc 1 viên Bixofen 180mg/ngày.
- Mề đay tự phát mãn tính: 60mg/lần x 2 lần/ngày hoặc 1 viên Bixofen 180mg/ngày.
Bệnh nhân suy thận: Liều khởi đầu được khuyến cáo là 60mg/lần x 1 lần/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Bixofen 180mg hiệu quả
Bixofen 180mg được sử dụng theo đường uống, nuốt nguyên viên thuốc với một lượng thích hợp.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của Bixofen 180mg.
Trẻ em dưới 12 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Nadifex 180 - cắt ngay cơn dị ứng
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, mất ngủ, khó tiêu.
Ít gặp: Sợ hãi, khô miệng, rối loạn giấc ngủ, đau bụng.
Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn, choáng phản vệ, phù mạch, đỏ bừng, khó thở.
6 Tương tác
Thuốc kháng acid chứa nhôm và magie: Có thể làm giảm tác dụng của Bixofen 180mg. Do đó nên sử dụng thuốc cách xa nhau 2 tiếng.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Liều dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người.
Không cố nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chỉ sử dụng Bixofen 180mg cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú khi thật cần thiết.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Bixofen 180mg không gây buồn ngủ, tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi sử dụng.
7.4 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: Chóng mặt, khô miệng, buồn ngủ.
Xử trí: Loại bỏ phần thuốc chưa được hấp thu. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho người bệnh.
7.5 Bảo quản
Bixofen 180mg được bảo quản ở nơi mát, thoáng, tránh nắng.
Nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-29608-18
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần BV Pharma
Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên
9 Thuốc Bixofen 180mg giá bao nhiêu?
Thuốc Bixofen 180mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Bixofen 180mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Bixofen 180mg mua ở đâu?
Thuốc Bixofen 180mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Trong một thử nghiệm lâm sàng mù đôi, fexofenadine 120 hoặc 180 mg uống một lần mỗi ngày đã kiểm soát các triệu chứng ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng theo mùa hiệu quả như Cetirizine. Các thử nghiệm lâm sàng mù đôi khác cho thấy fexofenadine 40 đến 240 mg hai lần mỗi ngày hiệu quả hơn đáng kể so với giả dược. Fexofenadine 180 hoặc 240 mg một lần mỗi ngày hiệu quả hơn đáng kể so với giả dược ở bệnh nhân mày đay tự phát mãn tính. [1]
- Fexofenadine là thuốc kháng histamin thế hệ mới, fexofenadine đã được sử dụng rộng rãi trong các bệnh dị ứng. Thuốc có độ hiệu quả tương tự như các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai. Fexofenadine ít đi qua hàng rào máu não do đó không gây tác dụng an thần như các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất. [2]
- Liều dùng đơn giản.
- Thuốc được sản xuất trong nước nên giá thành tương đối phù hợp, dễ dàng tìm mua trên thị trường.
12 Nhược điểm
- Không sử dụng được cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
- Chóng mặt, buồn ngủ là những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Tổng 3 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả A Markham 1, A J Wagstaff (Ngày đăng năm 1998). Fexofenadine, PubMed. Truy cập ngày 01 tháng 02 năm 2023
- ^ Tác giả Cheng-Zhi Huang và cộng sự (Ngày đăng năm 2019). Antihistamine effects and safety of fexofenadine: a systematic review and Meta-analysis of randomized controlled trials, PubMed. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023