1 / 6
thuoc betamineo 1 A0724

Betamineo

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuMeyer-BPC, Công ty liên doanh Meyer - BPC
Công ty đăng kýCông ty liên doanh Meyer - BPC
Số đăng kýVD-18497-13
Dạng bào chếviên nén
Quy cách đóng góiHộp 1 chai 100
Hoạt chấtBetamethason, Dexclorpheniramin
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmalk785
Chuyên mục Thuốc Kháng Viêm

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Phạm Yến Biên soạn: Dược sĩ Phạm Yến
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

1 Thành phần

Thuốc Betamineo có thành phần: 

Dexclorpheniramin maleat: ………….. 2mg

Betamethason: …………….………. 0,25mg

Dạng bào chế: viên nén

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Betamineo

Thuốc Betamineo được chỉ định trong các bệnh dị ứng đáp ứng với liệu pháp corticoid bao gồm dị ứng đường hô hấp, dị ứng da và mắt như: hen phế quản nặng, dị ứng phấn hoa hay bụi, viêm mũi kinh niên, viêm giác mạc, viêm kết mạc dị ứng, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, viêm thể mi không có u hạt, viêm da tiếp xúc và viêm da do dị ứng.

Thuốc Betamineo trị viêm mũi dị ứng, hen phế quản nặng, dị ứng phấn hoa hay bụi

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Bedexlor (lọ) trị viêm mũi dị ứng mạn

3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Betamineo

3.1 Liều dùng

Người lớn, trẻ > 12 tuổi: ngày dùng 4 lần, khỏi đầu với liều 1-2 viên/lần, không uống quá 8 viên/ngày.

Trẻ từ 6-12 tuổi: ngày dùng 3 lần, khởi đầu với liều ½ viên/lần, không uống quá 4 viên/ngày.[1]

3.2 Cách dùng

Thuốc Betamineo uống sau bữa ăn.

4 Chống chỉ định

Quá mẫn với thuốc Betamineo.

Trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng.

Người loét dạ dày-tá tràng, đang dùng thuốc lMAO, đang cho con bú.

Người bệnh tâm thần, tiểu đường, Glocom góc hẹp, tắc cổ bàng quang.

Người đang trong cơn hen cấp, có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.

Người bị nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus hay đang có nhiễm khuẩn.

Người bệnh tắc môn vị-tá tràng, loét dạ dày chít.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Celestamine Tablet: Công dụng, liều dùng, chống chỉ định

5 Tác dụng phụ

5.1 Do Batamathason

Giữ natri, giữ nước, gây mất Kali.

Phát triển hội chứng dạng Cushing.

Yếu cơ, mất khối lượng cơ, viêm da dị ứng, mày đay.

Teo da và dưới da, loãng xương.

Glocôm, đục thể thủy tinh.

Tăng nhu cầu Insulin, ức chế sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trướng bụng, viêm tụy, viêm loét thực quản, 

Gây loét dạ dày và có thể gây thủng và chảy máu sau đó.

Kinh nguyệt bất thường, phù thần kinh mạch.

5.2 Do Dexclorpheniramin maleat

Gây buồn ngủ, rối loạn điều tiết, khô niêm mạc.

Rối loạn cân bằng, lẫn, ảo giác, chóng mặt.

Nguy cơ bí tiểu, giãn đồng tử, tim đập nhanh.

Giảm trí nhớ, hạ huyết áp tư thế.

Ban xuất huyết, mề đay, phù.

Nổi ban, eczema, giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu.

Hiếm gặp hơn: 

  • Mất ngủ, kích động, cáu gắt (thường xảy ra ở trẻ em).
  • Sốc phản vệ, phù Quincke.

6 Tương tác

6.1 Do Betamethasone

Có thể gây tăng tạo các chất chuyển hóa gây độc gan của Paracetamol.

Thuốc chống đông loại coumarin có thể bị tăng/giảm tác dụng khi dùng đồng thời với corticosteroid.

Sử dụng betamethasone đồng thời với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hoặc rượu có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành loét Đường tiêu hóa hoặc khiến các tổn thương loét sẵn có trở nên nghiêm trọng hơn.

Gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ đường huyết do Glucocorticoid có thể gây tăng nồng độ Glucose huyết.

Aspirin dùng phối hợp với corticosteroid có thể gây tăng nồng độ salicylat trong huyết tương.

6.2 Do Dexchlorpheniramin maleat

Tương tác với thuốc ức chế IMAO làm tăng tác dụng của Dexchlorpheniramin và có thể gây hạ huyết áp trầm trọng.

Có thể gây tăng tác dụng an thần khi dùng chung với các thuốc ức chế TKTW, thuốc chống trầm cảm loại barbiturat, tricyciique hay rượu.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

7.1.1 Do Belamelhason

Nên dùng liều Belamelhason thấp nhất có thể kiểm soát tình trạng bệnh và khi ngừng thuốc, cần giảm liều từ từ.

Dùng corticosteroid thận trọng với đối tượng: suy thận, loét dạ dày tiềm ẩn hay đang hoạt động, nhược cơ, loãng xương, cao huyết áp, viêm loét đại trực tràng.

Việc sử dụng corticosteroid trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng nhãn áp (glôcôm), kèm nguy cơ tổn thương dây thần kinh thị giác, cũng như làm tăng khả năng phát triển đục thủy tinh thể (đặc biệt ở trẻ nhỏ).

Uống thuốc liều cao hoặc liều trung bình có thể gây giữ muối-nước, tăng huyết áp, tăng sự đào thải kali.

7.1.2 Do Dexchlorpheniramin maleat

Thận trọng nguy cơ tích tụ thuốc khi điều trị ở người bệnh suy gan, suy thận nặng.

Dùng Dexchlorpheniramin thận trọng ở người có bệnh phổi mạn tính, biểu hiện khó thở hoặc thở ngắn, trẻ em nhỏ, do nguy cơ suy giảm hô hấp hoặc các biến chứng tại đường hô hấp do thuốc.

Người bệnh cao tuổi thường tăng nhạy cảm với tác dụng kháng tiết acetyIcholin của  Dexchlorpheniramin, cần dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (> 60 tuổi)

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Bà mẹ cho con bú: không dùng thuốc Betamineo

Phụ nữ có thai: chỉ dùng thuốc Betamineo khi thực sự cần thiết.

7.3 Bảo quản 

Để thuốc nơi dưới 30°C, khô thoáng.

8 Sản phẩm thay thế 

Nếu thuốc Betamineo tạm hết hàng, quý khách vui lòng tham khảo thêm các thuốc sau:

Thuốc Beta-Dex Soha được chỉ định là thuốc chống dị ứng trong các tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa, dị ứng tại đường hô hấp, mày đay cấp tính, nổi mề đay, viêm và tiết dịch nhiều trong các bệnh lý về mắt,  viêm da tiếp xúc, viêm da do dị ứng cần đến liệu pháp corticoid. Thuốc do Công ty cổ phần Dược phẩm Soha Vimex sản xuất, dạng Dung dịch uống, hộp 1 lọ x 60ml.

Thuốc Celextavin (Vỉ) được dùng điều trị trong các bệnh dị ứng liên quan đến đường hô hấp, mắt và da bao gồm: hen phế quản mức độ nặng, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc theo mùa, viêm da dị ứng và chàm. Thuốc do Công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương Vidipha sản xuất, hộp 2 vỉ x 15 viên.

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Betamineo là thuốc phối hợp Dexclorpheniraminv và Betamethason được dùng trong điều trị các tình trạng dị ứng đáp ứng với liệu pháp corticoid với liều corticosteroid thấp hơn mà vẫn cho hiệu quả tương tự khi sử dụng corticosteroid đơn trị liều cao hơn.

Dexclorpheniramin maleat: có đặc tính ức chế cạnh tranh với các thụ thể histamin H1 chủ yếu trên da; niêm mạc ở phế quản, mũi, kết mạc; mạch máu.

Betamethason: có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, được dùng để chống dị ứng, chống viêm, chống thấp khớp. Tác dụng mineralocorticoid của Betamethason không đáng kể, nên thường phù hợp với những trường hợp cần tránh giữ nước..

9.2 Dược động học

Dexclorpheniramin maleat: bị chuyển hóa lần đầu ở gan, Sinh khả dụng của thuốc chỉ khoảng 25-50%, Dexclorpheniramin gắn tỉ lệ 72% với protein huyết tương, chuyển hóa qua gan và thận, đào thải chính qua nước tiểu.

Betamethason: được hấp thu dễ sau khi uống, phân bố nhanh chóng vào các mô và gắn nhiều với protein huyết tương. Thuốc chuyển hóa qua gan và thận, sau đó được thải trừ qua đường tiểu.

10 Thuốc Betamineo giá bao nhiêu?

Thuốc Betamineo hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Betamineo mua ở đâu?

Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Sự phối hợp giữa Dexclorpheniraminv và Betamethason giúp điều trị các triệu chứng dị ứng với liều corticosteroid thấp hơn mà vẫn cho hiệu quả tương tự khi sử dụng corticosteroid đơn trị liều cao hơn, giúp giảm thiểu các tác dụng toàn thân của corticosteroid.
  • Thuốc Betamineo được sử dụng trong nhiều tình trạng dị ứng như: hen phế quản nặng, dị ứng phấn hoa hay bụi nặng, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng....

13 Nhược điểm

  • Các tác dụng phụ của thuốc Betamineo bao gồm: gây buồn ngủ, ảo giác, chóng mặt, yếu cơ, phát triển hội chứng dạng cushing...

Tổng 6 hình ảnh

thuoc betamineo 1 A0724
thuoc betamineo 1 A0724
thuoc betamineo 2 B0702
thuoc betamineo 2 B0702
thuoc betamineo 3 Q6165
thuoc betamineo 3 Q6165
thuoc betamineo 4 K4438
thuoc betamineo 4 K4438
thuoc betamineo 5 D1781
thuoc betamineo 5 D1781
thuoc betamineo 6 S7154
thuoc betamineo 6 S7154

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Cục quản lý Dược phê duyệt, xem và tải PDF tại đây
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    thuốc này uống vào lúc nào vậy shop

    Bởi: Hoàng vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ, nên uống thuốc Betamineo sau bữa ăn ạ.

      Quản trị viên: Dược sĩ Phạm Yến vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Betamineo 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Betamineo
    D
    Điểm đánh giá: 4/5

    dùng trị viêm mũi dị ứng rất nhạy

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789