Betamethason 0,05% VCP
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Dược phẩm VCP, Công ty Cổ phần Dược phẩm VCP |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm VCP |
Số đăng ký | VD-29901-18 |
Dạng bào chế | Kem bôi da |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 tuýp 15g |
Hoạt chất | Betamethason |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6060 |
Chuyên mục | Thuốc Da Liễu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4510 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Betamethason 0,05% VCP được chỉ định để điều trị bệnh chàm, viêm da và vảy nến. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi 1g thuốc bôi Betamethason 0,05% VCP có chứa các thành phần với hàm lượng như sau:
- Betamethason: 0,5mg.
- Tá dược (Dầu parafin, cetostearyl alcol, cetyl alcol, acid stearic, vaselin, natri lauryl sulfat, propylen glycol, Kali sorbat, nước tinh khiết): vừa đủ.
Dạng bào chế: Kem bôi da.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Betamethason 0,05% VCP
2.1 Tác dụng của thuốc Betamethason 0,05% VCP
2.1.1 Dược lực học
Betamethason thuộc nhóm glucocorticoid tác dụng mạnh, là một steroid vỏ thượng thận kiểm soát tốc độ tổng hợp protein, làm giảm sự di chuyển của bạch cầu đa nhân và nguyên bào sợi, giảm tính thấm mao mạch và ngăn ngừa hoặc kiểm soát tình trạng viêm.
Sau khi thoa lên da, loại corticosteroid tại chỗ này làm giảm viêm cục bộ bằng cách tác động lên các thụ thể glucocorticoid của tế bào da và bạch cầu, cuối cùng làm giảm sản xuất các phân tử trung gian gây viêm, chẳng hạn như prostaglandin và leukotrien, cũng như tăng sản xuất các phân tử chống viêm. Ngoài ra, corticosteroid tại chỗ gây co mạch cục bộ các mạch máu ở da, điều này cũng giúp giảm viêm[1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Betamethasone dipropionate khi bôi tại chỗ có thể được hấp thụ qua da bình thường khỏe mạnh. Mức độ hấp thu toàn thân của thuốc tăng lên với các chế phẩm kem dưỡng da và có công thức tối ưu hóa. Sự thâm nhập qua da cũng có thể tăng lên khi sử dụng băng kín và khi có tình trạng viêm và/hoặc bệnh khác của hàng rào biểu bì.
Phân bố: Chưa rõ betamethason bôi ngoài da có bài tiết vào sữa mẹ hay không.
Chuyển hóa: Thuốc bôi betamethason được chuyển hóa ở gan.
Thải trừ: Betamethason tại chỗ được thải trừ qua nước tiểu và phần nhỏ qua mật[2].
2.2 Chỉ định thuốc Betamethason 0,05% VCP
Kem bôi da Betamethason 0,05% VCP được sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng đỏ và ngứa trên da trong các tình trạng sau:
- Chàm da, viêm da do ánh sáng, liken phẳng, liken hỗn hợp, bệnh sẩn cục, lupus ban đỏ hình đĩa, hoại tử da dạng mỡ, viêm da tróc vảy.
- Vảy nến da đầu, vảy nến mảng bám mạn tính ở tay chân, trừ vảy nến mảng bán lan tỏa.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Celesneo 10g - Giảm viêm trên bệnh ngoài da
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP
3.1 Liều dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP
Sử dụng thuốc Betamethason 0,05% VCP với một lượng vừa đủ, thoa 2 lần mỗi ngày.
Thời gian điều trị tối đa trên da mặt và da của trẻ nhỏ là 5 ngày; sau 5 ngày nếu không có hiệu quả cần đánh giá lại.
3.2 Cách dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP hiệu quả
Thuốc Betamethason 0,05% VCP được dùng bôi ngoài da. Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị, thoa một lớp mỏng bao phủ vừa đủ lên vị trí đó.
Chú ý rửa sạch tay sau khi thoa, trừ khi vùng da tay là cần điều trị; đồng thời không băng kín sau khi thoa thuốc cho trẻ nhỏ.
4 Chống chỉ định
Quá mẫn với betamethason hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Không dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP trong mặt đỏ, mụn trứng cá, viêm da quanh miệng, quanh hậu môn và ngứa vùng sinh dục.
Tổn thương da gây ra bởi lao, virus như Herpes, bệnh đậu mùa hay thủy đậu.
Không sử dụng đơn độc khi da bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn mà không kèm theo thuốc kháng nấm, kháng khuẩn phù hợp.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Skidin Ointment 15g điều trị viêm da tiết bã nhờn, eczema
5 Tác dụng phụ
Trong quá trình dùng thuốc bôi da Betamethason 0,05% VCP có thể gặp các tác dụng không mong muốn như: Nóng rát, kích ứng da, ngứa ngáy, khô da, viêm nang lông, mụn trứng cá, phát ban, rậm lông, viêm da tiếp xúc, rôm sảy, rạn da, nhiễm trùng da thứ cấp, giảm sắc tố da.
Dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP kéo dài có thể dẫn tới teo da tại chỗ, chảy máu dưới da, nhất là da mặt; ngoài ra, nếu có thêm yếu tố liều cao, có nguy cơ ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, gây ra suy thượng thận thứ phát.
Khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tần suất xảy ra phản ứng ngoại ý tăng lên.
6 Tương tác
Mặc dù chưa có báo cáo về các phản ứng tương tác của Betamethason 0,05% VCP với các thuốc khác, nhưng vẫn nên quan tâm tới các tương tác sau:
Paracetamol: Corticosteroid cảm ứng enzym gan, gây tăng chuyển hóa tạo thành chất gây độc cho gan.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Khi dùng đồng thời với corticoid có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tâm thần.
Thuốc điều trị tiểu đường đường uống hoặc insulin: Corticoid có thể làm tăng mức đường huyết, do đó cần điều chỉnh liều cho phù hợp nếu dùng đồng thời, có thể cần thiết phải giảm liều Insulin khi dừng liệu pháp corticoid.
Glycoside digitalis: Khi dùng chung với corticoid có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim và độc tính của digitalis cũng như tăng kali máu.
Phenobarbiton, Phenytoin, Rifampicin, ephedrin: Khi dùng đồng thời với corticoid có thể làm tăng chuyển hóa và giảm tác dụng của chúng.
Estrogen: Có thể ảnh hưởng tới chuyển hóa, tăng gắn protein, giảm thải trừ, tăng độc tính và tác dụng dược lý của corticostearoid.
Thuốc chống đông coumarin: Khi dùng đồng thời với corticoid có thể bị thay đổi tác dụng chống đông, cần điều chỉnh liều cho phù hợp.
Thuốc chống viêm không steroid, rượu: Khi dùng đồng thời với corticoid làm tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa, corticosteroid làm tăng salicylat máu, thận trọng khi dùng Aspirin với corticoid chung nếu có prothrombin máu giảm.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Hấp thu toàn thân gây độc tính tăng trong trường hợp bôi thuốc trên vùng da rộng, nhiều nếp gấp hoặc băng kín sau khi thoa.
Không dùng kéo dài, không dùng cho mắt và niêm mạc, ngừng thuốc khi xảy ra kích ứng.
Cần có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ khi dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP cho bệnh vảy nến vì nguy cơ tái phát, xuất hiện mụn mủ và độc tính toàn thân.
Có thể gây ra ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, gây suy giảm glucocorticoid, hội chứng Cushing, cần giảm liều, giảm tần suất sử dụng, chọn thuốc thay thế và sử dụng corticoid toàn thân nếu có hội chứng cai corticosteroid.
Thận trọng khi dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP cho trẻ nhỏ vì nguy cơ tăng tác dụng phụ toàn thân của corticoid. Các biểu hiện về ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận ở trẻ gồm có: chậm lớn, nồng độ cortisol thấp, không đáp ứng với kích thích ACTH.
Không dùng thuốc này nếu có nhiễm nấm, nhiễm khuẩn toàn thân và nhiễm khuẩn cấp nếu không có thuốc điều trị phù hợp.
Tránh dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP cho người lao tiến triển hoặc nghi ngờ mắc bệnh lao, cần giám sát cẩn thận và có phương án dự phòng thích hợp.
Người lái xe và vận hành máy móc có thể dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP vì không có ảnh hưởng tới khả năng tập trung.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Chưa có dữ liệu về độ an toàn của betamethason trên thai nhi, tuy nhiên có thể gây quái thai ở động vật, chỉ sử dụng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ, không nên dùng rộng rãi cho đối tượng này.
Phụ nữ cho con bú: Thận trọng khi dùng thuốc Betamethason 0,05% VCP cho các mẹ đang nuôi con bú, hiện chưa rõ thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa ghi nhận quá liều betamethason tại chỗ, có thể gây ức chế trục hạ đồi - tuyên yến - tuyến thượng thận. Các tác dụng phụ toàn thân có thể xảy ra khi dùng quá liều corticoid kéo dài: Giữ natri, giữ nước, them ăn, loãng xương, mất nito, tăng Glucose máu, giảm tái tạo mô, nguy cơ nhiễm khuẩn, suy thượng thận, rối loạn tâm thần, nhược cơ.
Nếu quá liều thuốc Betamethason 0,05% VCP xảy ra, cần theo dõi điện giải đồ và nước tiểu, bù điện giải nếu cần, ngừng thuốc từ từ nếu có nhiễm độc gan.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Betamethason 0,05% VCP nơi khô ráo, nhiệt độ xung quanh không quá 30 độ C, tránh ánh sáng và tránh xa tầm mắt của các em nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-29901-18.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm VCP.
Đóng gói: Hộp 1 tuýp 15g.
9 Thuốc Betamethason 0,05% VCP giá bao nhiêu?
Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc bôi Betamethason 0,05% VCP có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Betamethason 0,05% VCP mua ở đâu?
Thuốc Betamethason 0,05% VCP mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Betamethason là dạng hoạt động mạnh nhất của betamethason, được đánh giá ở mức độ tiềm năng cao hơn betamethason valerat[3].
- Betamethason được bôi ngoài da như thuốc Betamethason 0,05% VCP được dung nạp tốt, ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như đường uống.
- Sử dụng thuốc bôi betamethason giúp bình thường hóa sự biệt hóa biểu bì và giảm sự tăng sinh biểu bì, vượt trội hơn pimecrolimus trong việc làm giảm các triệu chứng lâm sàng và tăng sinh biểu bì trong viêm da dị ứng[4].
- Dạng kem bôi da của thuốc Betamethason 0,05% VCP khá đồng nhất, dễ tán đều trên da, không gây cảm giác dính nhớt khó chịu.
- Giá bán của thuốc Betamethason 0,05% VCP tương đối hợp lý, có thể tìm mua tại nhiều hiệu thuốc khác nhau.
- Thuốc Betamethason 0,05% VCP được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm VCP với nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO cùng trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
12 Nhược điểm
- Betamethason khi bôi da dễ gây mỏng biểu bì, dẫn tới teo da.
- Đôi khi gây ra kích ứng da tại chỗ, hiệu quả tùy cơ địa.
Tổng 21 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Luís Uva và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2012). Mechanisms of Action of Topical Corticosteroids in Psoriasis, ResearchGate. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023
- ^ Chuyên gia của Drugs.com (Ngày đánh giá 19 tháng 1 năm 2022). Betamethasone (Topical), Drugs.com. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023
- ^ Tác giả Stan K.BardalBSc và cộng sự (Ngày đăng năm 2011). Chapter 13 - Dermatology trang 135-142, Applied Pharmacology. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023
- ^ Tác giả Jens-Michael Jensen và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2009). Different effects of pimecrolimus and betamethasone on the skin barrier in patients with atopic dermatitis, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023