Becacold E
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Enlie, Công ty Cổ Phần Dược Enlie |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ Phần Dược Enlie |
Số đăng ký | 893100584524 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 5 vỉ x 20 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen), Cafein (1,3,7-Trimethylxanthin), Phenylephrin hydroclorid |
Hộp/vỉ | Hộp |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | me312 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Trong mỗi viên nén Becacold E có chứa thành phần bao gồm:
- Acetaminophen với hàm lượng 500mg
- Cafein với hàm lượng 25mg
- Phenylephrin HCl với hàm lượng 5mg
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Becacold E
Thuốc Becacold E là thuốc gì? Thuốc có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Thuốc được chỉ định trong việc hỗ trợ giảm các biểu hiện cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch hay viêm vùng màng nhầy có tổn thương trầy xước trên các đối tượng đang gặp bệnh lý về cúm hay các rối loạn trên đường hô hấp trên.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Paracold Fort giúp điều trị viêm mũi dị ứng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Becacold E
3.1 Liều dùng Becacold E
Thuốc Becacold E được cân nhắc sử dụng với liều khuyến cáo:
Trên người lớn uống mỗi lần 1 đến 2 viên và sử dụng với tần suất từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Thuốc không được khuyến cáo dùng cho đối tượng có độ tuổi nhỏ hơn 11.
3.2 Cách dùng
Thuốc được sử dụng thông qua cách uống trực tiếp với một lượng nước đã sôi và để nguội.
Không dùng thuốc tại các vị trí đã bị rách màng bảo vệ hay đang có dấu hiệu hỏng.
Thời điểm uống thuốc là sau khi đã ăn được khoảng 20 đến 30 phút.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc với đối tượng đang gặp vấn đề mẫn cảm hay nhạy cảm với các thành phần có trong viên uống Becacold E.
Người bệnh đang sử dụng thuốc có tác dụng ức chế monoamin oxidase trong khoảng thời gian 14 ngày gần đây không được sử dụng thuốc.
Chống chỉ định khi dùng thuốc với người bệnh đang bị suy gan, suy thận, tăng huyết áp, cường gáip, tiểu đường và bệnh lý tim mạch.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Thuốc A.C Mexcold (Chai 200 viên) giảm đau, hạ sốt
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: ban da, mẩn ngứa, mày đay, sốt, thương tổn trên niêm mạc.
Ít gặp: nôn, buồn nôn, giám các chỉ số xét nghiệm máu, thiếu máu,…
Hiếm gặp: các phản ứng dị ứng quá mẫn.
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Thuốc chống đông nhóm coumarin hay các dẫn chất của indandion | Tăng thời gian chảy máu, khó cầm máu. |
Phenothiazin | Hạ sốt nghiêm trọng có thể xuất hiện trên người bệnh. |
Rượu, Isoniazid | Tăng độc tính trên gan. |
Thuốc chống co giật | Tăng độc tính của Paracetamol trên gan. |
Bromocriptine, Guanethidine | Co mạch hay tăng huyết áp có thể xuất hiện. |
Thuốc ức chế monoamin oxydase, thuốc chẹn beta, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu. | Tăng huyết áp có thể xảy ra. |
Amin giao cảm, thuốc chống trầm cảm ba vòng | Tăng tác động trên hệ thống tim mạch. |
Lithi | Tăng nguy cơ quá liều lithi. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khuyến cáo người bệnh không dùng cafein trong thời gian sử dụng thuốc điều trị bệnh.
Cân nhắc phối hợp thuốc trên người bệnh do các tương tác có thể xuất hiện gây độc tính trên người sử dụng.
Cần khai thác rõ các tiền sử dị ứng hay việc mang thai, cho con bú, không sử dụng thuốc trên các đối tượng này.
Thận trọng khi dùng thuốc với người đang bị thiếu men chuyển hóa G6PD, sử dụng thuốc huyết áp.
Tuân thủ đúng các khuyến cáo về liều dùng khi dùng thuốc Becacold E.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc cảm cúm Slocol được sử dụng với liều dùng như thế nào?
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc Becacold E không sử dụng với đối tượng đang mang thai hay mẹ cho trẻ sử dụng sữa.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo nào về quá liều thuốc Becacold E khi dùng.
Theo dõi các triệu chứng và đưa người dùng đến các cơ sở y tế gần đó để được hỗ trợ.
Với paracetamol, việc dùng quá lượng có thể gây suy gan, việc sử dụng N-acetyl Cystein có thể được áp dụng để giải độc.
Cafein dùng nhiều gây ra cơn đau thượng vị, nôn,…các biện pháp điều trị triệu chứng cùng việc dùng thuốc kháng thụ thể beta giao cảm có thể được dùng.
Phenylephrin HCl có thể gây ra các phản ứng đau đầu, ảo giác, loạn nhịp,…Việc sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng có thể được áp dụng.
7.4 Bảo quản
Thuốc cần đặt tại nơi cao, không bị ẩm, vị trí thoáng.
Nhiệt độ nơi bảo quản là dưới 30.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Skdol Cafein chứa hoạt chất tương tự nhưng không có Phenylephrin HCl. Thuốc cho tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông, Việt Nam.
Thuốc A.C Mexcold (Chai 200 viên) có thành phần Clorpheniramin Maleat, Paracetamol chỉ định trong sổ mũi, giảm đau. Thuốc tạo thành ở dạng viên nang cứng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Việt Nam.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Acetaminophen là một hoạt chất có tác dụng trong việc hạ sốt và giảm đau nhờ sự ức chế tổng hợp các prostaglandin tại vị trí hệ thần kinh trung ương. Hoạt chất khi vào cơ thể tham gia vào việc ức chế prostaglandin vùng ngoại biên cho hiệu quả giảm đau và duy trì prostaglandin bảo vệ hệ hô hấp.[1]
Cafein là có mặt trong thuốc nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả của Acetaminophen. Các nghiên cứu lâm sàng đã thấy được hiệu quả của cảu sự phối hợp 2 hoạt chất cho tác động tốt hơn trên người bệnh sử dụng liều Acetaminophen đơn độc. [2]
Phenylephrin HCl có tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm, hoạt chất đi vào tác động một cách trực tiếp trên thụ thể adrenergic. Từ đó Phenylephrin HCl cho tác dụng ngăn cản biểu hiệu sung huyết niêm mạc mũi, nghẹt mũi trong các trường hợp cảm lạnh, cúm.[3]
9.2 Dược động học
Acetaminophen hấp thu nhanh và hoàn toàn trên Đường tiêu hóa và tiếp đó phân bố đến các mô. Hoạt chất liên kết ít với protein huyết tương, chuyển hóa nhiều quan gan và được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu.
Cafein hấp thu khi uống và phân bố đến mọi nơi trên cơ thể. Hoạt chất chuyển hóa qua gan nhờ quá trình metyl và oxy khử hóa và đưa ra ngoài bằng nước tiểu.
Phenylephrin HCl hấp thu một lượng qua đường tiêu hóa và có sự chuyển hóa lần đầu thông qua gan. Sau đó, hoạt chất phân bố đến các mô trên cơ thể và được chuyển hóa thành một dẫn chất khác. Hoạt chất đưa ra ngoài qua nước tiểu chủ yếu ở dạng đã biến đổi.
10 So sánh Becacold E và Becacold S
Thuốc | Becacold E | Becacold S |
Thành phần | Acetaminophen hàm lượng 500mg Cafein hàm lượng 25mg Phenylephrin HCl hàm lượng 5mg | Acetaminophen hàm lượng 500mg, Clorpheniramin maleat hàm lượng 2mg Phenylephrin HCl hàm lượng 10ml |
Đối tượng dùng | Thuốc không gây buồn ngủ, có thể sử dụng với người cần sự tỉnh táo. | Thuốc có thể gây ra cơn buồn ngủ trên người dùng. |
Thuốc được sử dụng cùng ở dạng viên nén và được sản xuất tại cùng công ty. Cả hai thuốc đều cho tác dụng hiệu quả cho người đang bị cảm cúm với các biểu hiệu viêm mũi, nghẹt mũi và một số các rối loạn trên hô hấp.
Tuy nhiên với sự có mặt của cafein giúp Becacold E cho tác dụng tỉnh táo, ngăn ngừa cơn buồn ngủ xuất hiện, khác với Becacold S chứa hoạt chất Clorpheniramin maleat có thể gây ra cơn buồn ngủ trên người sử dụng.
11 Thuốc Becacold E giá bao nhiêu?
Thuốc Becacold E hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
12 Thuốc Becacold E mua ở đâu?
Thuốc Becacold E mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Becacold E cho tác dụng hiệu quả với sự kết hợp từ 3 hoạt chất chính đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trên lâm sàng.
- Thuốc được tạo thành bởi dây truyền sản xuất đúng GMP-WHO, đảm bảo ngay từ khâu nhập nguyên liệu đến thành phẩm.
- Dạng thuốc thuận lợi cho mọi người dùng sử dụng tại nhà mà không cần sự can thiệp tiêm truyền.
14 Nhược điểm
- Phản ứng bất lợi và các tương tác có thể xảy ra trên người dùng, chỉ phối hợp thuốc khi đã có chỉ định của bác sĩ.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Nobuko Ohashi và Tatsuro Kohno (Đăng ngày 30 tháng 11 năm 2020), Analgesic Effect of Acetaminophen: A Review of Known and Novel Mechanisms of Action, Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024.
- ^ H McQuay, J Edwards (Đăng năm 2003), Meta-analysis of single dose oral tramadol plus acetaminophen in acute postoperative pain, Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024.
- ^ Eli O Meltzer và cộng sự (Đăng ngày 2 tháng 6 năm 2015), Oral Phenylephrine HCl for Nasal Congestion in Seasonal Allergic Rhinitis: A Randomized, Open-label, Placebo-controlled Study, Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024.