Aucometri 40
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Thái Bình Pharma, Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thái Bình |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần US Pharma Hà Nội |
Số đăng ký | VD-34599-20 |
Dạng bào chế | Viên nén bao tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Esomeprazole |
Hộp/vỉ | Hộp |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | thom325 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 579 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên uống Aucometri 40mg gồm:
- Esomeprazole ở dạng muối Esomeprazol magnesi dihydrat với hàm lượng là 40mg
- Tá dược khác vừa đủ cho mỗi viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Aucometri 40
Thuốc Aucometri 40 có tác dụng trong việc ức chế sự tiết acid dịch vị nên được chỉ định trong một số các trường hợp:
- Đối tượng bị trào ngược thực quản, viêm, loét dạ dày- tá tràng
- Phòng ngừa bệnh lý loét dạ dày – tá tràng do nguyên nhân căng thẳng hay sử dụng các thuốc nhóm giảm đau chống viêm không steroid kéo dài.
- Đối tượng mắc vấn đề về hội chứng Zollinger-Ellison. [1]
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: SaVi Esomeprazol 40mg - Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Aucometri 40
3.1 Liều dùng
Đối với trào ngược dạ dày – thực quản: sử dụng 1 viên mỗi lần và 1-2 lần mỗi ngày liên tục trong 4 tuần. Liều tối đa là 80mg cho mỗi ngày.
Đối với người bị loét dạ dày – tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm không steroid kéo dài: liều dùng là 20mg mỗi ngày và liên tục trong 1 đến 2 tháng.
Đối với người bị loét dạ dày – tá tràng do nhiễm khuẩn H.pylori: thuốc cần dùng theo phác đồ với kháng sinh, sử dụng 1 viên mỗi lần, ngày 2 lần trong thời gian 10 ngày.
Đối với bệnh nhân bị mắc hội chứng Zollinger-Ellison: cân nhắc liều dùng tùy thuộc vào hiện trạng của người bệnh với liều ban đầu là 1 viên mỗi ngày, ngày sử dụng 2 lần.
Với trẻ em cần cân nhắc liều dùng thích hợp tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ.
Thuốc không cần phải thay đổi liều trên đối tượng bị suy gan.
3.2 Cách dùng
Thuốc được sử dụng qua đường uống, tuyệt đối không được nghiền hay nhai viên. Việc nghiền hay nhai có thể làm viên bị vỡ, giảm tác dụng của bao viên, giảm tác dụng của hoạt chất.
Thuốc được dùng trước bữa ăn khoảng 60 phút.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc với người có tiền sử mẫn cảm với thành phần dược chất và tá dược có trong viên uống.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc [CHÍNH HÃNG] Thuốc Esomeprazol 40-MV - giải pháp của loét dạ dày
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: chóng mặt, nôn, tiêu hóa bị rối loạn, nổi mẩn, ban đỏ trên da, miệng khô, bụng đau.
Ít gặp: cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, ban, dị ứng, thị giác bị rối loạn.
Hiếm gặp: sốt, phản ứng dị ứng, quá mẫn, phù, da nhạy cảm, sốt, nhiễm khuẩn, kích động thần kinh, viêm gan, viêm miệng, đau xương khớp, viêm thận kẽ, hoại tử biểu bì nhiễm độc, teo dạ dày,…
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Cilostazol và chất chuyển hóa của nó, atazanavir, Clopidogrel, Tacrolimus, warfarin | Giảm hiệu quả của cilostazol, atazanavir, clopidogrel, tacrolimus, warfarin. |
Thuốc voriconazol, clarithromycin | Nguy cơ quá liều esomeprazol |
Thuốc có tác dụng cảm ứng enzym gan Cyp2C19, Cyp3A4, sucralfat | Giảm nồng độ esomeprazol trong máu |
Digoxin | Tăng nguy cơ hạ magnesi. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần xét nghiệm loại trừ khả năng ung thư dạ dày trên đối tượng sử dụng thuốc.
Các nguy cơ gây teo dạ dày, nhiễm khuẩn, hạ Magie huyết có thể xảy ra khi dùng thuốc trong thời gian dài.
Nghiên cứu đã thấy được việc sử dụng thuốc kéo dài trên 1 năm với tần xuất nhiều lần mỗi ngày có thể gây ra tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương. Cân nhắc bổ sung calci và Vitamin D cho đối tượng này nếu cần thiết.
Chú ý về liều dùng khi sử dụng thuốc trên đối tượng bị bệnh lý về gan hay mẹ đang mang bầu, cho trẻ bú.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc trị viêm loét dạ dày Esomeprazol STADA 40mg
7.2 Chú ý khi sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Các nghiên cứu trên động vật mang thai không thấy độc tính của thuốc trên thai nhi. Tuy nhiên nghiên cứu trên người chưa có dữ liệu lâm sàng về độ an toàn. Cân nhắc cẩn thận việc sử dụng thuốc trên đối tượng đang mang thai.
Thuốc có bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ, cân nhắc lợi ích và các bất lợi để có quyết định việc sử dụng thuốc cho mẹ đang cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có thông báo nào về vấn đề sử dụng thuốc quá liều.
Việc điều trị các biểu hiện có thể được sử dụng trong trường hợp này.
7.4 Bảo quản
Để tại nơi không ẩm.
Nhiệt độ luôn ở mức không vượt 30 độ.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Esomeprazol STADA 40mg với các thành phần và hàm lượng tương tự. Thuốc được sản xuất ở dạng viên nang cứng với các vi hạt bao tan trong ruột tại Công ty TNHH Liên Doanh STADA. Giá cho mỗi hộp 28 viên là 190,000 đồng.
Thuốc A.T Esomeprazol 40mg có hàm lượng và tác dụng tương ứng. Thuốc được sản xuất ở dạng viên nén bao phim bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên. Giá cho mỗi hộp 30 viên là 250,000 đồng.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Esomeprazol là một dạng đồng phân của hoạt chất omeprazol. Hoạt chất có cấu trúc tương tự với nhau và cho công dụng tương ứng. Sau khi được đưa vào cơ thể, esomeprazol sẽ được phân bố nhanh đến vị trí tế bào thành trên niêm mạc của dạ dày và được tích lũy ở tiểu quản acid. Dưới sự tác động của acid, hoạt chất chuyển thành dạng hoạt động và đi vào tạo một liên kết bền vững và không có khả năng phục hồi với enzym H+/K+ ATPase từ dó làm giảm nồng độ acid tiết vào dạ dày. [2]
Việc tiết acid sẽ được hồi phục khi bơm acid mới được tạo thành. Do sự tác động ở giai đoạn tiết acid, hoạt chất cho tác dụng trong việc ức chế tiết acid do cả nguyên nhân sinh lý và tác động từ bên ngoài, hiệu quả trong phòng ngừa bệnh lý.
Tuy nhiên thuốc không có tác dụng trong diệt vi khuẩn H.pylori – một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Trong trường hợp này, người bệnh cần được phối hợp thuốc với các thuốc kháng sinh.
9.2 Dược động học
Esomeprazol sau khi vào dạ dày sẽ được hoạt hóa bởi acid và hấp thu nhanh. Nồng độ thuốc đạt được cao nhất là sau khi uống từ 1 đến 2 giờ. Sinh khả dụng khi uống với liều dìng hàm lượng 40mg là 89%. Sự có mặt của thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu thuốc.
97% hoạt chất esomeprazol sau hấp thu liên kết với protein huyết tương.
Hoạt chất chuyển hóa qua gan thành dạng đã bất hoạt tính. Khi sử dụng liều lặp lại, hoạt chất sẽ bị chuyển hóa lần đầu qua gan.
Hoạt chất thải trừ qua nước tiểi ở dạng đã chuyển hóa.
10 Thuốc Aucometri 40 giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Aucometri 40 đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Aucometri 40 mua ở đâu?
Thuốc Aucometri 40 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Aucometri 40 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Aucometri 40 được sản xuất với hệ thông quy mô đạt chuẩn tiêu chuẩn GMP-WHO, đảm bảo được hàm lượng chất lượng trong từng bước.
- Dạng hoạt chất có tác dụng hiệu quả tốt trong việc giảm lượng acid dịch vị.
- Hiệu quả của esomeprazol được đánh giá cao hơn so với hoạt chất omeprazol trong việc điều trị loét dạ dày – tá tràng có viêm tại thực quản [3]
- Dạng bào chế viên bao tan trong ruột tăng hiệu quả của thuốc nhờ việc tránh dược tác động trong dạ dày gây giảm hấp thu.
13 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, teo dạ dày,…
- Thuốc khó sử dụng với người bị vấn đề về thực quản, không nuốt được viên nén.
Tổng 2 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Kate McKeage, Stephanie K A Blick và cộng sự (Đăng năm 2008), Esomeprazole: a review of its use in the management of gastric acid-related diseases in adults, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 09 năm 2024.
- ^ Evangelos Kalaitzakis và Einar Björnsson (Đăng tháng 7 năm 2007), A review of esomeprazole in the treatment of gastroesophageal reflux disease (GERD), Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 09 năm 2024.
- ^ J E Richter, P J Kahrilas và cộng sự (Đăng tháng 3 năm 2001), Efficacy and safety of esomeprazole compared with omeprazole in GERD patients with erosive esophagitis: a randomized controlled trial, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2024.