Apidogrel 75
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Apimed, Công ty cổ phần dược Apimed |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược Apimed |
Số đăng ký | VD-31024-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Hoạt chất | Clopidogrel |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk1487 |
Chuyên mục | Thuốc Tác Dụng Lên Quá Trình Đông Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Apidogrel 75 chứa hoạt chất Clopidogrel và được chỉ định trong điều trị hội chứng mạch vành, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực và dự phòng tai biến tim mạch. Thuốc có liều dùng như nào? Có những tác dụng phụ gì khi uống? Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!
1 Thành phần
Mỗi viên Apidogrel 75 có chứa:
- Clopidogrel (dạng hợp chất clopidogrel bisulfat) có hàm lượng 75 mg.
- Tá dược: vừa đủ.
Dạng bào chế của thuốc: viên nén bao phim.
2 Thuốc Apidogrel 75 là thuốc gì? Có tác dụng gì?
Thuốc Apidogrel 75 có thành phần chính là Clopidogrel, chống kết tập tiểu cầu, nên thường được chỉ định để điều trị trong các trường hợp:[1]
- Dự phòng bậc 2 các nguy cơ mắc bệnh lý: tai biến trên tim mạch, đột quỵ hay bệnh trên động mạch ở ngoại biên. Thuốc có thể dùng thay cho Aspirin để dự phòng những nguy cơ biến cố tim mạch hay mạch não.
- Người bệnh bị hội chứng mạch vành cấp như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,...
- Điều trị xơ vữa động mạch hoặc thiếu máu cơ tim.
- Thuốc dùng phối hợp cùng aspirin trong dự phòng nguy cơ tái hẹp mạch.
- Người bệnh thay van tim nhân tạo không sử dụng được thuốc aspirin hoặc người bệnh có sử dụng aspirin nhưng lại có biến chứng huyết khối.
3 Liều lượng và cách dùng Apidogrel 75
3.1 Liều lượng
Đối tượng | Liều dùng |
Người lớn | Ngày uống 1 viên/lần (tương đương 75mg), 1 lần mỗi ngày. |
Sau nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ở ngoại biên hay nguy cơ đột quỵ | Ngày uống 1 viên/lần (tương đương 75mg), 1 lần mỗi ngày. |
Người có hội chứng động mạch vành cấp tính | Người bệnh bị đau thắt ngực không ổn định hay nhồi máu cơ tim không chênh ST: - Liều dùng cho người bệnh can thiệp bệnh mạch vành qua da là: trước 2 tiếng can thiệp uống 300mg thuốc. Tiếp sau đó điều trị với liều uống 1 viên/ngày (tương đương 75mg Clopidogrel). - Trường hợp người bệnh không thể điều trị bệnh bằng Aspirin được: uống liều đầu là 300-600mg trước khi người bệnh can thiệp khoảng thời gian ít nhất là 1 ngày và sau đó về liều 1 viên/ngày (tương đương 75mg Clopidogrel) trong thời gian sử dụng 1 năm. Người bệnh mắc chứng bệnh nhồi máu cơ tim (có chênh ST): - Liều 1 viên/ngày (tương đương 75mg Clopidogrel) có thể phối hợp với aspirin liều từ 75-162mg/ngày và sử dụng trong khoảng thời gian < 28 ngày. - Liều khởi trị cho người bệnh có can thiệp bệnh mạch vành là 300-600mg/ngày, sau đó về liều 1 viên/ngày (tương đương 75mg Clopidogrel) trong thời gian sử dụng 1 năm. |
Người bệnh bị suy thận, người già | Liều như bình thường, không cần điều chỉnh liều. |
Trẻ em, thanh thiếu niên | Hiện chưa có dữ liệu |
3.2 Cách dùng
Uống thuốc Apidogrel 75 với nước. Người bệnh có thể uống gần hoặc uống cách xa bữa ăn.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thuốc: Thuốc Dogrel SaVi 75mg - Chống kết tập tiểu cầu, phòng bệnh tim mạch
4 Chống chỉ định
- Người bệnh dị ứng hay từng có những dấu hiệu mẫn cảm với thành phần Clopidogrel, hoạt chất cùng nhóm hoặc tá dược trong thuốc.
- Người bệnh bị suy gan độ nặng.
- Người bị mắc các bệnh có liên quan đến chảy máu như xuất huyết ở nội sọ hay viêm loét ở đường tiêu hóa.
- Người bệnh là phụ nữ đang cho con dùng sữa mẹ.
5 Tác dụng phụ
- Thường gặp: giảm lượng bạch cầu/tiểu cầu, chảy máu cam, có xuất hiện các vết bầm da, tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu, xuất huyết đường tiêu hóa,...
- Ít gặp: đau đầu, chóng mặt, xuất huyết ở nội sọ, chảy máu ở mắt, viêm loét đường tiêu hóa, đầy hơi, buồn nôn, ban đỏ, chảy máu trên da, đi ngoài ra máu,...
- Hiếm gặp: chóng mặt, giảm số lượng bạch cầu trung tính, xuất huyết phía sau của phúc mạc,...
- Rất hiếm gặp: lú lẫn, gặp chứng ảo giác, bệnh về huyết thanh, có xuất hiện dấu hiệu quá mẫn, chảy máu ở đường hô hấp, viêm phổi, co thắt cơ trơn phế quản, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm tụy, suy gan, viêm gan, viêm da có bóng nước, phù các mạch, nổi mề đay, bệnh eczema, viêm ở cầu thận,....
==>> Tham khảo thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Clopidolut 75mg giúp phòng ngừa biến cố do xơ vữa động mạch
6 Tương tác
- Gây tương tác dược động học: các thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến chuyển hóa của CYP450 (Phenytoin, NSAIDs, Tamoxifen, tolbutamid, warfarin,...) hoặc nhóm các thuốc có khả năng ức chế CYP2C19 (omeprazol, ketoconazo, fluvoxamin, cimetidin,...)
- Nhóm thuốc chống đông máu, ibritumomab, salicylat, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc tan huyết,...khi dùng cùng Apidogrel 75 có thể làm tăng độc tính của thuốc.
- Nhóm các thuốc: NSAIDs, Dasatinib, pentosan natri polysulfat, dẫn chất Rifamycin,...có thể làm tăng tác dụng của thuốc chứa clopidogrel.
- Thuốc clopidogrel + thuốc Cilostazol gây tăng hiệu quả ức chế kết tập tiểu cầu.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton, chẹn kênh Ca+, NSAIDs, kháng sinh thuộc nhóm Macrolid và nhóm thuốc có khả năng ức chế CYP2C19: làm giảm hiệu quả và tác dụng của thuốc Apidogrel 75.
- Không nên dùng thuốc cùng với các thuốc sau: omeprazol, ketocosnazol, cimetidin, etravirin, fluoxetin, ticlopidin,….
- Một số các loại dược liệu như: tỏi, nghệ, việt Quất, hồi, Gừng, Trà Xanh, Húng Chanh, dứa, Cam Thảo,....có thể làm tăng khả năng chống ngưng kết tiểu cầu của thuốc.
7 Lưu ý khi sử dụng
7.1 Lưu ý và thận trọng
- Những người bị chấn thương, vừa phẫu thuật, loét tiêu hóa, ...khi dùng thuốc cần phải thận trọng hơn do khả năng gây nên tình trạng kéo dài thời gian máu chảy.
- Cần dừng uống thuốc > 5 ngày ở người bệnh cần phẫu thuật.
- Người bệnh cần phải được xét nghiệm các chỉ số về máu để kiểm soát tình trạng rối loạn có thể xảy ra.
- Trên thực tế đã có người bệnh bị xuất huyết dẫn đến giảm tiểu cầu và gây nên tử vong. Vì vậy nếu xảy ra giảm tiểu cầu ở người bệnh khi dùng thuốc thì cần phải thay huyết tương và cấp cứu ngay.
- Dùng thận trọng nếu người bệnh đang bị suy gan hay suy thận.
- Những dấu hiệu như chảy máu hay xuất hiện các vết bầm ở tay chân, người bệnh cần lưu ý và báo lại cho bác sĩ.
- Thông báo tình trạng bệnh trong quá khứ và hiện tại cho bác sĩ biết trước khi tiến hành phẫu thuật hay trước khi dùng các thuốc khác điều trị.
- Tăng nguy cơ bị chảy máu nếu người bệnh có tiền sử bệnh thiếu máu não, đột quỵ khi dùng thuốc Apidogrel 75 kết hợp cùng thuốc Aspirin.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú
Chỉ dùng thuốc trong tình huống bất khả kháng và có cân nhắc những lợi ích, nguy cơ từ bác sĩ.
7.3 Ảnh hưởng khi lái xe mà vận hành máy móc
Không đáng kể. Đối tượng này có thể sử dụng được.
7.4 Bảo quản
Nên bảo quản Apidogrel 75 ở nơi có nhiệt < 30 độ C, tránh ẩm, tránh nắng và tránh xa tầm tay trẻ.
8 Sản phẩm thay thế
- Pidocar 75mg: do Công ty Cổ phần Pymepharco sản xuất và có SĐK VD-16658-12. Thuốc có chứa Clopidogrel với nồng độ là 75mg nên được sử dụng để dự phòng những nguy cơ thuyên tắc huyết khối hay điều trị bệnh mạch vành (mức cấp tính). Giá bán 140.000đ/hộp.
- Pidogrel Herabiopharm: được sản xuất bởi Công ty TNHH Sinh Dược Phẩm Hera, SĐK VD-29545-18. Thuốc có thể dùng thay cho Apidogrel 75 trong phòng ngừa bệnh huyết khối và ngăn nguy cơ xơ vữa xảy ra. Thuốc được đóng trong hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Hoạt chất Clopidogrel là một dạng dẫn chất của thienopyridin, cùng nhóm ticlopidin nên có tác dụng tương tự nhau là chống kết tụ các tiểu cầu. Hoạt chất này sau khi vào cơ thể thì bị oxy hóa và chuyển thành một dạng chất chuyển hóa trung gian và chuyển tiếp tục thành dạng thiol mang hoạt tính cao hơn. Thành phần này có khả năng ức chế receptor ADP nên có thể gây ức chế phức glucoprotein GPII/IIIIa, ngăn cản quá trình gắn tiểu cầu và fibrinogen, từ đó có tác dụng chống kết tập tiểu cầu hiệu quả. Thuốc thường được dùng để kê cho người bệnh bị đau tim, có nguy cơ cao đột quỵ hoặc bị bệnh động mạch ở ngoại biên, đau thắt ngực,...Dùng thuốc để giảm tình trạng kết tập tiểu cầu ngay ngày đầu sử dụng và có thể ức chế đến 40-60% quá trình này. Nếu người bệnh ngừng dùng thuốc, 5 ngày sau có thể lại xuất hiện sự kết tập tiểu cầu và bị chảy máu kéo dài.
9.2 Dược động học
- Hấp thu: thuốc có hiệu quả hấp thu đạt 50% qua đường ruột và có thể sử dụng viên Apidogrel 75 cùng lúc ăn được.
- Chuyển hóa: thuốc sau khi qua gan sẽ được chuyển thành dạng không hoạt động.
- Phân bố: 98% clopidogrel liên kết được với protein máu và có thể liên kết với Albumin máu là 70-85%.
- Thải trừ: trong nước tiểu (50% lượng hoạt chất), trong phân (khoảng 46%) trong thời gian là 5 ngày. Uống liều 75mg/ngày ghi nhận T1/2 là 6 giờ.
10 Thuốc Apidogrel 75 giá bao nhiêu?
Thuốc Apidogrel 75 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Apidogrel 75 mua ở đâu?
Thuốc Apidogrel 75 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Hoạt chất Clopidogrel đóng vai trò quan trọng trong nhiều phương pháp điều trị để ngăn nguy cơ kết tập tiểu cầu và được sử dụng trong phòng ngừa bệnh tim mạch thứ phát. [2]
- Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược Apimed có chứng nhận đạt chất lượng sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng về thuốc GMP-WHO, được Cục Dược cấp phép lưu hành.
- Dùng phương pháp đơn trị với thuốc chứa hoạt chất clopidogrel được đánh giá là mang đến hiệu quả tốt hơn thuốc Aspirin ở người bệnh cần ngăn ngừa những biến cố bất lợi có thể xảy ra có dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu sau khi người bệnh trải qua quá trình can thiệp bệnh mạch vành qua da.
- Dạng viên nén được bao ngoài bởi một lớp phim mỏng giúp người bệnh dễ uống hơn.
13 Nhược điểm
Thuốc Apidogrel 75 có thể khiến nguy cơ xuất huyết ở những người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến chảy máu tăng cao nên phải chú trọng và theo dõi cẩn thận hơn.
Tổng 14 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Xem thêm Tờ hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp Tại đây
- ^ Tác giả Giuseppe Patti, Giuseppe Micieli, Claudio Cimminiello, Leonardo Bolognese( đăng ngày 16 tháng 3 năm 2020),The Role of Clopidogrel in 2020: A Reappraisal, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 05 năm 2024