Amdavax 500
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Eloge France Việt Nam, Công ty liên doanh dược phẩm ELOGE FRANCE Việt Nam |
Công ty đăng ký | Công ty liên doanh dược phẩm ELOGE FRANCE Việt Nam |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Levofloxacin |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | thuy822 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Levofloxacin: 500mg
Tá dược vừa đủ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
2 Thuốc Amdavax có tác dụng gì?
Thuốc Amdavax 500 được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:
- Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Dạng có biến chứng hoặc không biến chứng.
- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính.
- Phòng ngừa và điều trị sau khi phơi nhiễm bệnh than.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Bao gồm dạng có biến chứng hoặc không phức tạp.
- Nhiễm khuẩn đường mật, đường ruột.
- Đợt cấp viêm phế quản mạn tính và Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: Chỉ dùng khi không có lựa chọn điều trị thay thế do nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng.
==>> Xem thêm sản phẩm khác: Thuốc Qunflox 500 điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp, viêm bể thận
3 Thuốc Amdavax 500 cách dùng
3.1 Liều dùng
Viêm phổi cộng đồng: 500 mg (1 viên Thuốc Amdavax 500), 1–2 lần/ngày, dùng trong 7–14 ngày.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm:
- Dạng có biến chứng: 750 mg/ngày (1,5 viên Thuốc Amdavax 500), dùng trong 7–14 ngày.
- Dạng không biến chứng: 500 mg/ngày (1 viên Thuốc Amdavax 500), dùng trong 7–10 ngày.
Viêm tuyến tiền liệt mạn: 500 mg/ngày (1 viên Thuốc Amdavax 500) qua truyền tĩnh mạch, sau vài ngày chuyển sang uống.
Dự phòng bệnh than: 500 mg/ngày (1 viên Thuốc Amdavax 500), dùng liên tục trong 8 tuần.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
- Dạng có biến chứng hoặc viêm thận-bể thận cấp: 250 mg/ngày (½ viên Thuốc Amdavax 500), dùng trong 10 ngày.
- Dạng không phức tạp: 250 mg/ngày (½ viên Thuốc Amdavax 500), dùng trong 3 ngày.
Đợt cấp viêm phế quản mạn: 500 mg/ngày (1 viên Thuốc Amdavax 500), dùng trong 7 ngày.
Viêm xoang cấp: 500 mg/ngày (1 viên Thuốc Amdavax 500), dùng trong 10–14 ngày.
Bệnh nhân suy thận: Nếu Độ thanh thải creatinin ≤ 50 ml/phút, cần giảm liều Thuốc Amdavax 500.
Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều Thuốc Amdavax 500.
3.2 Cách dùng
Thuốc Amdavax 500 dùng đường uống có thể dùng trong hoặc ngoài bữa ăn.
Không uống đồng thời Thuốc Amdavax 500 với antacid chứa nhôm, magnesi, Sắt, Kẽm, hoặc sucralfat. Nếu cần, nên uống các chất này cách Thuốc Amdavax 500 ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng.
4 Chống chỉ định
Thuốc Amdavax 500 không được dùng cho người mẫn cảm với levofloxacin, các thuốc trong nhóm fluoroquinolon hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, bệnh nhân có tiền sử động kinh, thiếu hụt G6PD hoặc tổn thương gân liên quan đến fluoroquinolon, trẻ em dưới 18 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Teravox-250 điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ mức độ nhẹ đến vừa
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp | Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Gan: Tăng chỉ số men gan như ALT, AST, phosphatase kiềm. Thần kinh: Mất ngủ, đau đầu và chóng mặt. Da: Kích ứng tại vị trí tiêm. Mạch máu: Viêm tĩnh mạch. |
Các tác dụng phụ ít gặp (1/100 > ADR > 1/1000) | Nhiễm trùng: Nhiễm nấm Candida, khả năng đề kháng thuốc. Máu: Giảm bạch cầu, tăng acid uric máu. Hệ thần kinh: Mất thăng bằng, lo lắng, rối loạn vị giác, run tay, buồn ngủ. Tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu hay táo bón. Hô hấp: khó thở. Gan: Tăng bilirubin. Sinh dục: viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục. Da: Ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban. Cơ xương: Đau khớp, đau cơ. Khác: Tăng creatinin máu, cảm giác mệt mỏi. |
Các tác dụng phụ hiếm gặp (ADR < 1/1000) | Máu: Giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu trung tính. Hệ thần kinh: Rối loạn tâm thần như ảo giác, trầm cảm, ác mộng, co giật. Mắt và tai: Rối loạn thị giác, ù tai. Tim mạch: Rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp. Cơ xương: Viêm gân (gân Achilles), đau khớp, yếu cơ, suy thận cấp. Tiêu hóa: Viêm đại tràng kết màng giả hoặc khô miệng. Dị ứng: Phù Quincke, hội chứng Stevens-Johnson, sốc phản vệ. Tác dụng phụ chưa xác định tần suất Máu: Giảm số lượng tế bào máu, thiếu bạch cầu hạt. Hệ thần kinh: tăng áp lực nội sọ, mất thị giác tạm thời, rối loạn cảm giác. Tim mạch: nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ. Hô hấp: Co thắt phế quản, viêm phổi dị ứng. Gan: Tổn thương gan nghiêm trọng, vàng da, suy gan cấp tính. Da: Viêm mạch máu, nhạy cảm với ánh sáng, hoại tử thượng bì. Cơ xương: Tiêu cơ vân, đứt gân. |
6 Tương tác thuốc
Thuốc Amdavax 500 + Antacid, sắt, kẽm, sucralfat, calci → làm giảm hấp thu levofloxacin khi uống cùng, cần uống cách nhau ít nhất 2 giờ để đảm bảo hiệu quả.
Thuốc Amdavax 500 + Corticosteroid: Tăng nguy cơ tổn thương gân, viêm gân hoặc đứt gân, đặc biệt ở người cao tuổi.
Thuốc Amdavax 500 + Thuốc điều trị tiểu đường (insulin, glyburide): Có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết, cần theo dõi chặt chẽ đường huyết và ngừng thuốc nếu xảy ra hạ đường huyết nghiêm trọng.
Thuốc Amdavax 500 + Cyclosporin, tacrolimus: làm tăng thời gian bán thải của các thuốc này, cần cân nhắc khi sử dụng đồng thời.
Thuốc Amdavax 500 + Theophyllin, NSAID: Dùng chung có thể làm giảm ngưỡng co giật, tăng nguy cơ co giật.
Thuốc Amdavax 500 + Probenecid, cimetidin: Làm giảm khả năng đào thải levofloxacin qua thận, cần chú ý ở bệnh nhân suy thận.
Thuốc Amdavax 500 + Thuốc kháng vitamin K (như warfarin): Tăng nguy cơ chảy máu và thay đổi các chỉ số đông máu (PT/INR).
Thuốc Amdavax 500 + thuốc chống loạn nhịp (quinidin, amiodaron), thuốc chống trầm cảm ba vòng, macrolide, hoặc thuốc chống loạn thần → nguy cơ kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ
7 Lưu ý khi dùng thuốc và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Levofloxacin có thể gây ra các tác dụng phụ nặng nề và khó hồi phục như viêm gân, đứt gân, tổn thương thần kinh ngoại biên, hoặc các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương (ảo giác, lo âu, trầm cảm, mất ngủ). Nếu gặp các triệu chứng này, phải ngừng Thuốc Amdavax 500 ngay và xử lý kịp thời.
Nguy cơ Viêm gân cao ở người già, người đang dùng corticoid. Viêm gân thường xuất hiện ở gân gót và có thể gây đứt gân. Cần điều chỉnh liều lượng Thuốc Amdavax 500 ở người lớn tuổi có chức năng thận suy giảm.
Thuốc Amdavax 500 có thể làm nặng thêm tình trạng yếu cơ, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân nhược cơ.
Thuốc Amdavax 500 có thể gây các vấn đề như co giật, rối loạn tâm thần, lú lẫn, hoặc ý định tự sát. Nếu xảy ra, dừng thuốc ngay và điều trị thích hợp. Đặc biệt cần chú ý ở người có tiền sử bệnh lý thần kinh.
Levofloxacin có thể gây tăng nhạy cảm ánh sáng, nên tránh ánh nắng trực tiếp trong thời gian dùng Thuốc Amdavax 500 và 48 giờ sau khi ngừng thuốc.
Thuốc Amdavax 500 có thể làm tăng hoặc hạ đường huyết, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường. Ngừng thuốc nếu gặp hiện tượng hạ đường huyết nghiêm trọng.
Levofloxacin có thể gây rối loạn nhịp tim, cần thận trọng khi sử dụng cho người có khoảng QT kéo dài hoặc đang điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp.
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Thuốc Amdavax 500 không dùng cho phụ nữ mang thai.
Phụ nữ đang cho con bú nên tránh dùng Thuốc Amdavax 500 vì thuốc có thể gây hại đến sự phát triển sụn khớp ở trẻ.
7.3 Bảo quản
Thuốc Amdavax 500 nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ < 30oC.
7.4 Xử trí khi quá liều
Trong trường hợp quá liều levofloxacin, do không có thuốc giải độc đặc hiệu, biện pháp xử trí chủ yếu là loại bỏ thuốc khỏi dạ dày bệnh nhân càng sớm càng tốt. Cần bù dịch đầy đủ để duy trì cân bằng nước và điện giải cho bệnh nhân. Thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc không giúp loại bỏ levofloxacin khỏi cơ thể. Việc theo dõi điện tâm đồ là rất quan trọng, vì thuốc có thể gây kéo dài khoảng QT, dẫn đến các vấn đề về nhịp tim. Bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ và điều trị hỗ trợ cho đến khi tình trạng ổn định.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu Thuốc Amdavax 500 hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo
Thuốc Levotex 500 HDPHARMA do Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương (HDPHARMA) sản xuất, bào chế dạng Viên nén bao phim, chứa Levofloxacin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ đến nặng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin gây ra
Hoặc Thuốc Olecin-500 có chứa Levofloxacin, bào chế dạng Viên nén bao phim, là sản phẩm đến từ thương hiệu Gracure, thường được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Levofloxacin
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Levofloxacin là một kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolon, được tổng hợp hoàn toàn bằng phương pháp hóa học. Giống như các thuốc khác trong nhóm, levofloxacin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế các enzym quan trọng như topoisomerase II (DNA gyrase) và/hoặc topoisomerase IV. Đây là những enzym cần thiết cho vi khuẩn trong quá trình sao chép, phiên mã, và sửa chữa DNA. [1]
Là đồng phân L-isomer của Ofloxacin, levofloxacin cho thấy hiệu quả diệt khuẩn mạnh hơn nhiều lần (8–128 lần) so với đồng phân D-isomer và cao gấp đôi hỗn hợp racemic ofloxacin. Thuốc có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. So với một số fluoroquinolon khác như Ciprofloxacin, enoxacin, Lomefloxacin, Norfloxacin và ofloxacin, levofloxacin cùng với Sparfloxacin thể hiện hiệu quả vượt trội trên các vi khuẩn Gram dương và kỵ khí. Tuy nhiên, khả năng tác động của levofloxacin và sparfloxacin trên Pseudomonas aeruginosa thấp hơn ciprofloxacin.
Các vi khuẩn nhạy cảm (dựa trên nghiên cứu in vitro và điều trị lâm sàng): | |
Vi khuẩn Gram âm hiếu khí | Escherichia coli, Enterobacter cloacae, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Moraxella catarrhalis, Proteus mirabilis, và Pseudomonas aeruginosa. |
Vi khuẩn Gram dương hiếu khí | Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin, Staphylococcus coagulase âm nhạy cảm methicillin, và Streptococcus pneumoniae. |
Vi khuẩn kỵ khí | Fusobacterium spp., Peptostreptococcus spp., và Propionibacterium spp. |
Vi khuẩn khác | Chlamydia pneumoniae và Mycoplasma pneumoniae. |
Các vi khuẩn nhạy cảm trung bình (dựa trên nghiên cứu in vitro) | |
Vi khuẩn kỵ khí | Bacteroides fragilis, Prevotella spp. |
Các vi khuẩn kháng levofloxacin | |
Gram dương hiếu khí | Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus kháng methicillin, Staphylococcus coagulase âm kháng methicillin. |
9.2 Dược động học
Hấp thu: Levofloxacin được hấp thu gần như hoàn toàn qua Đường tiêu hóa sau khi uống, với Sinh khả dụng gần 99%. Thời gian để đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương thường từ 1–2 giờ. Các nghiên cứu cho thấy dược động học của thuốc gần như tương đương giữa đường uống và đường tĩnh mạch, nên có thể thay thế qua lại giữa hai đường dùng này.
Phân bố: Levofloxacin chủ yếu thải trừ dưới dạng còn nguyên hoạt tính, với chỉ một lượng nhỏ dưới 5% được chuyển hóa thành desmethyl và N-oxid có rất ít hoặc không có hoạt tính sinh học.
Chuyển hóa và thải trừ: Thời gian bán thải của levofloxacin dao động từ 6–8 giờ, nhưng có thể kéo dài hơn ở những người bị suy giảm chức năng thận. Phần lớn thuốc được thải qua nước tiểu.
10 Thuốc Amdavax 500 giá bao nhiêu?
Thuốc Amdavax 500 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Amdavax 500 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua Thuốc Amdavax 500 trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Amdavax 500 có tác dụng mạnh đối với cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương, bao gồm nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, da và mô mềm.
- Thuốc Amdavax 500 được dùng bằng đường uống, dễ dàng sử dụng tại nhà.
13 Nhược điểm
- Việc sử dụng Thuốc Amdavax 500 có thể gây các vấn đề như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, và các vấn đề về thần kinh như mất ngủ, lo âu, trầm cảm.
Tổng 3 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả SM Wimer, và cộng sự (Cập nhật năm 1998). Levofloxacin: a therapeutic review, Elsevier. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024