Amcoda 100
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Công ty cổ phần Dược phẩm SaVi - Savipharm, Công ty cổ phần dược phẩm SaVi |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm SaVi |
Số đăng ký | VD-28014-17 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Amiodaron |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6648 |
Chuyên mục | Thuốc Tim Mạch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1249 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Amcoda 100 được bác sĩ chỉ định dự phòng và điều trị loạn nhịp thất, đặc biệt không đáp ứng với các điều trị thông thường. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Amcoda 100.
1 Thành phần
Thành phần trong thuốc Amcoda 100 là Amiodaron hydroclorid hàm lượng 100mg.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Amcoda 100
2.1 Tác dụng của thuốc Amcoda 100
Thuốc Amcoda 100 là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Amiodarone Hydrochloride là muối hydrochloride của amiodarone, có tác dụng chống loạn nhịp và giãn mạch.
Amiodarone ngăn chặn các kênh Canxi, Kali và natri của cơ tim và dẫn đến kéo dài điện thế hoạt động của tim và thời gian trơ. Ngoài ra, tác nhân này ức chế các thụ thể alpha và beta-adrenergic, dẫn đến giảm kích thích giao cảm của tim, tác dụng điều hòa thời gian tiêu cực và giảm nhu cầu oxy của cơ tim [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Thuốc hấp thu chậm qua Đường tiêu hóa, Sinh khả dụng trung bình khoảng 50%. Thời gian đạt nồng độ tối đa trong máu là 3-7 giờ. Thức ăn làm tăng tốc độ hấp thu và tăng sinh khả dụng của thuốc.
Phân bố: Thuốc được phân bố vào nhiều mô và dịch cơ thể. Thuốc có thể đi qua nhau thai với lượng ít và phân bố vào sữa mẹ.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa mạnh, quá trình chuyển hóa diễn ra tại gan, ruột và niêm mạc đường tiêu hóa. Sản phẩm chuyển hóa chính là N-desethylamiodaron là chất có hoạt tính.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ hoàn toàn qua đường phân. Thời gian bán thải của Amiodarone và chất chuyển hóa chính lần lượt là 53 ngày và 57-61 ngày.
2.2 Chỉ định thuốc Amcoda 100
Thuốc Amcoda 100 được chỉ định cho các trường hợp:
- Dự phòng và điều trị loạn nhịp thất, đặc biệt không đáp ứng với các điều trị thông thường.
- Dự phòng và điều trị loạn nhịp trên thất tái phát kháng lại điều trị thông thường, nhất là khi có kết hợp hội chứng W-P-W bao gồm rung nhĩ và cuồng nhĩ.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Amiodarone 200mg Flamingo - trị rối loạn nhịp tim
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Amcoda 100
3.1 Liều dùng thuốc Amcoda 100
Người lớn:
- Liều khởi đầu: 200mg/lần x 3 lần/ngày, dùng trong 1 tuần.
- Sau đó, dùng liều 200mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong 1 tuần. Sau đó, dựa trên đáp ứng của bệnh nhân có thể dùng liều 200 mg/ngày hoặc có thể ít hơn.
Loạn nhịp đe dọa tính mạng:
- Liều tấn công: 800-1600mg/ngày, dùng trong 1-3 tuần hoặc tới khi có đáp ứng điều trị ban đầu.
- Khi đã kiểm soát được loạn nhịp hoặc xuất hiện phản ứng phụ quá mức thì cần điều chỉnh liều, giảm liều tới 600-800mg/ngày trong khoảng 1 tháng. Liều duy trì là 400-600mg/ngày hoặc có thể giảm tới 200mg/ngày.
Chuyển liều từ tiêm tĩnh mạch sang uống:
Thời gian liệu pháp tĩnh mạch Liều 720mg/ngày | Liều uống hàng ngày ban đầu |
<1 tuần | 800-1600mg |
1-3 tuần | 600-800mg |
>3 tuần | 400mg |
Trẻ em điều trị loạn nhịp thất và trên thất:
- Trẻ 12-18 tuổi: 200mg/lần x 3 lần/ngày dùng trong 1 tuần. Sau đó, dùng liều 200mg/lần x 2 lần/ngày, dùng 1 tuần. Về sau, dùng liều 200mg/ngày hoặc có thể ít hơn tùy thuộc vào đáp ứng.
- Trẻ 1 tháng - dưới 12 tuổi: Khởi đầu liều 5-10mg/kg x 2 lần/ngày, tối đa là 200mg, dùng trong 7 đến 10 ngày. Liều duy trì là 5-10mg/kg/lần/ngày, liều tối đa là 200mg/ngày.
Tổn thương thận: Không cần hiệu chỉnh liều.
Tổn thương gan: Nếu có độc cho gan trong quá trình điều trị cần phải giảm liều hoặc ngừng thuốc.
Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Nên dùng với liều thấp nhất.
3.2 Cách dùng của thuốc Amcoda 100
Sử dụng thuốc qua đường uống.
Nên dùng thuốc trong bữa ăn để hạn chế được các ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa và làm tăng sự hấp thu của thuốc.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Amcoda 100 cho người bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Người bị sốc tim, suy nút xoang nặng dẫn tới chậm nhịp xoang, block xoang nhĩ, block nhĩ thất độ II-III, block nhánh hoặc bệnh nút xoang, chậm nhịp từng cơn gây ngất, trừ khi dùng cùng với máy tạo nhịp.
Có bệnh hoặc nghi ngờ bệnh tuyến giáp.
Hạ huyết áp động mạch, phẫu thuật laser khúc xạ giác mạc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Cordarone 200mg: Điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Thường gặp | Ít gặp |
Thần kinh | Khó chịu, run, mệt mỏi, tê cóng hoặc đau nhói ngón chân, ngón tay, hoa mắt, mất điều hòa, dị cảm | Bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh cơ |
Tiêu hóa | Buồn nôn, nôn chán ăn, táo bón | |
Tuần hoàn | Loạn nhịp, tim chậm, block nhĩ thất, suy tim | |
Hô hấp | Viêm phế nang lan tỏa, xơ phổi, viêm phổi kẽ | |
Da | Mẫn cảm với nắng gây ban đỏ, nhiễm sắc tố da | Ban da, viêm da tróc vảy, rụng tóc, ban đỏ sau chụp X-quang |
Mắt | Rối loạn thị giác | Viêm thần kinh thị giác |
Nội tiết | Suy giáp trạng và cường giáp trạng | |
Gan | Viêm gan, xơ gan | |
Toàn thân | Đau đầu, rối loạn giấc ngủ | |
Khác | Nóng bừng, thay đổi vị giác, khứu giác, rối loạn đông máu | Phản ứng quá mẫn |
6 Tương tác thuốc
Thuốc kéo dài khoảng QT: Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT.
Thuốc chuyển hóa qua P-glycoprotein: Tăng nồng độ của các thuốc chuyển hóa qua P-glycoprotein.
Thuốc, thức ăn ảnh hưởng tới hệ enzym gan: Ảnh hưởng tới sự chuyển hóa Amiodaron.
Thuốc chống loạn nhịp khác: Làm tăng nguy cơ loạn nhịp.
Fentanyl: Gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim và giảm cung lượng tim.
Clopidogrel: Gây ức chế không hiệu quả kết tập tiểu cầu.
Thuốc ức chế protease: Tăng nồng độ Amiodaron trong máu.
Cimetidin: Tăng nồng độ Amiodaron trong máu.
Thuốc chống đông máu: Tăng thời gian prothrombin và nguy cơ tử vong do chảy máu.
Glycosid tim: Tăng nồng độ Digoxin và các glycosid digitalis khác trong máu và có nguy cơ ngộ độc.
Thuốc gây mê: Tăng tác dụng phụ có hại trên tim mạch.
Thuốc chẹn beta và chẹn kênh calci: Gây chậm xoang, ngưng xoang, block nhĩ thấ.
Thuốc hạ kali máu: tăng nguy cơ loạn nhịp.
Choelstyramin: Giảm thời gian bán thải và nồng độ trong máu của Amiodaron.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc có độc tính cao, có thể gây tử vong cho nên cần dùng thuốc trong bệnh viện và dưới sự giám sát của cán bộ y tế.
Thuốc có thể làm nặng hơn tình trạng loạn nhịp hoặc gây loạn nhịp mới. Sử dụng cùng với glycosid tim hay các thuốc chống loạn nhịp khác có thể làm tăng nguy cơ. Dùng thuốc lâu dài trên bệnh nhân cấy ghép tim có thể ảnh hưởng tới nhịp tim, ngưỡng khử rung.
Thuốc có thể gây nên hoặc làm nặng hơn tình trạng suy tim. Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân suy tim sung huyết.
Liều cao thuốc có thể gây chậm nhịp tim, rối loạn dẫn truyền với nhịp tự thất, đặc biệt trên đối tượng người cao tuổi đang sử dụng digitalis.
Thận trọng trên đối tượng quá mẫn với iod.
Thuốc có thể gây tăng men gan như AST, ALT. Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân suy gan.
Thuốc có thể gây vi lắng đọng giác mạc, bệnh thần kinh thị giác, suy giảm thị lực, rối loạn thị giác và có thể dẫn đến mù lòa. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu rối loạn thị giác thì cần được kiểm tra nhãn khoa nhanh chóng.
Thuốc có thể gây tăng nhạy cảm với ánh sáng ở một số bệnh nhân.
Thuốc có thể gây tai biến liên quan tới nhịp chậm xoang, block nhĩ thất, nhịp chậm xoang, hạ huyết áp, giảm áp cơ tim trên bệnh nhân cần gây mê phẫu thuật. Thận trọng trên đối tượng này.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Thuốc qua được hàng rào nhau thai và có nguy cơ gây hại cho thai nhi. Không dùng cho phụ nữ mang thai.
7.2.2 Cho con bú
Thuốc và chất chuyển hóa được bài tiết qua sữa mẹ. Không nên dùng cho đối tượng đang cho con bú hoặc nếu cần thiết dùng thì nên cho trẻ ngừng bú.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây giảm thị lực, hoa mắt, mất điều hòa… Thận trọng trên đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Amcoda 100 nơi khô, thoáng mát.
Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-28014-17.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm SaVi.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Amcoda 100 giá bao nhiêu?
Thuốc Amcoda 100 hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Amcoda 100 mua ở đâu?
Thuốc Amcoda 100 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Amiodarone là một trong những loại thuốc chống loạn nhịp được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc được FDA Hoa Kỳ đã dán nhãn amiodarone để điều trị rối loạn nhịp thất đe dọa tính mạng, loại thuốc này thường được sử dụng ngoài hướng dẫn để điều trị nhịp nhanh trên thất như rung tâm nhĩ cũng như để ngăn ngừa nhịp nhanh thất (VT) nguy cơ cao [2].
- Amiodarone là thuốc chống loạn nhịp hiệu quả thường được sử dụng trong thực tế cho cả loạn nhịp thất và nhĩ [3].
- Amiodarone là một thuốc giãn mạch vành và ngoại vi mạnh và có thể được sử dụng an toàn ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng tâm thất trái sau nhồi máu cơ tim hoặc những người bị suy tim sung huyết hoặc bệnh cơ tim phì đại.
- Amiodaron, đặc biệt nếu dùng đồng thời với thuốc chẹn beta, làm giảm tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp tim do nhịp nhanh thất ở bệnh nhân suy tim.
- Trong hơn 40 năm qua, amiodarone đã trở thành thuốc chống loạn nhịp được kê đơn nhiều nhất. Amiodarone còn là thuốc bổ trợ quan trọng để giảm sốc ở bệnh nhân cấy ghép máy khử rung tim [4].
- Dạng viên nén nhỏ gọn, bệnh nhân có thể tự sử dụng dễ dàng [5].
12 Nhược điểm
- Thuốc tương tác với nhiều nhóm thuốc, cần hết sức thận trọng trong quá trình điều trị.
- Thuốc có nguy cơ gây phản ứng không mong muốn trên các hệ cơ quan.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Amiodarone hydrochloride, PubChem. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Jeffrey B. Florek 1, Daniel Girzadas (Đăng ngày tháng 1 năm 2023). Amiodarone, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả David Hamilton Sr 1, Shuktika Nandkeolyar 2, Howard Lan 3, Pooja Desai 4, Jonathan Evans 5, Christopher Hauschild 6, Dimpa Choksi 7, Islam Abudayyeh 3, Tahmeed Contractor 3, Anthony Hilliard (Đăng ngày tháng 12 năm 2020). Amiodarone: A Comprehensive Guide for Clinicians, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Nebojša Mujović 1, Dobromir Dobrev 2, Milan Marinković 3, Vincenzo Russo 4, Tatjana S Potpara (Đăng ngày tháng 1 năm 2020). The role of amiodarone in contemporary management of complex cardiac arrhythmias, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y tế phê duyệt, tải bản PDF tại đây