Amburol 7.5 (Hộp 20 ống x 10ml)
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Meyer-BPC, Công ty Liên doanh Meyer - BPC |
Công ty đăng ký | Công ty Liên doanh Meyer - BPC |
Số đăng ký | 893110292324 |
Dạng bào chế | Siro |
Quy cách đóng gói | Hộp 20 ống x 5ml |
Hoạt chất | Ambroxol, Clenbuterol |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | soc08 |
Chuyên mục | Thuốc Hô Hấp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Trong 5ml siro Amburol 7.5 có chứa thành phần chính:
- Ambroxol hydroclorid 7,5mg
- Clenbuterol hydroclorid 0,005mg
Dạng bào chế: Siro.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Amburol 7.5
Thuốc Amburol 7.5 điều trị các bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả cấp tính và mạn tính, có liên quan đến tình trạng co thắt phế quản, rối loạn quá trình tạo và vận chuyển chất nhầy trong phổi. Amburol 7.5 sử dụng trong các trường hợp như viêm phế quản co thắt, viêm phế quản khí phế thũng và hen phế quản.
Tuy nhiên, Amburol 7.5 không phù hợp để điều trị các cơn hen cấp tính. Trong trường hợp cần kiểm soát hen phế quản lâu dài, thuốc này nên được kết hợp với các loại kháng viêm như corticosteroid để đạt hiệu quả tốt hơn.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Abuterol 30 điều trị bệnh đường hô hấp kèm co thắt phế quản
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Amburol 7.5
3.1 Liều dùng
Liều dùng của Amburol 7.5 được điều chỉnh tùy theo độ tuổi và cân nặng của bệnh nhân.
3.1.1 Đối với trẻ em dưới 12 tuổi
Trẻ 0 - 8 tháng (4-8kg): 1/2 ống/lần, uống 2 lần/ngày.
Trẻ 8 - 24 tháng (8-12kg): 1 ống/lần, uống 2 lần/ngày.
Trẻ 2 - 4 tuổi (12-16kg): 3/2 ống/lần, uống 2 lần/ngày.
Trẻ 4 - 6 tuổi (16-22kg): 2 ống/lần, uống 2 lần/ngày.
Trẻ 6 - 12 tuổi (22-35kg): 3 ống/lần, uống 2 lần/ngày.
3.1.2 Đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn
Sử dụng 3 - 4 ống/lần, ngày 2-3 lần, tùy vào tình trạng bệnh.
Tổng lượng thuốc trong ngày không vượt quá 8 ống.
3.2 Cách dùng
Amburol 7.5 được sử dụng theo đường uống.
4 Chống chỉ định
Không phù hợp cho những người có tiền sử dị ứng với ambroxol hydroclorid, clenbuterol hydroclorid hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Những bệnh nhân mắc một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như cường giáp nặng, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn hoặc u tuyến thượng thận.
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ: Bồn chồn, lo lắng do tác động lên hệ thần kinh, đánh trống ngực, tim đập nhanh, buồn nôn.
Ít gặp: Phản ứng dị ứng như sưng mặt, khó thở, phát ban, đỏ bừng hoặc giảm tiểu cầu, chóng mặt, có nguy cơ loạn nhịp tim, hạ huyết áp, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, đau cơ, chuột rút.
Hiếm gặp: Hạ Kali máu, gây mất cân bằng điện giải.
Rất hiếm gặp: Sốc phản vệ, viêm da dị ứng đối với hệ miễn dịch, tức ngực, ngoại tâm thu thất, khô đường thở, chảy nước mũi, trong khi hệ tiêu hóa có thể gây táo bón.
6 Tương tác
Thuốc cường giao cảm beta, methylxanthines (như theophyllin), thuốc kháng cholinergic (Ipratropium bromide) và thuốc chống viêm như corticosteroid: Nguy cơ gặp tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim có thể gia tăng, do đó cần có sự giám sát chặt chẽ từ nhân viên y tế.
Thuốc chọn lọc beta: Có thể làm mất tác dụng của clenbuterol và gây ra tình trạng co thắt phế quản nghiêm trọng.
Chất ức chế monoamine oxidase hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng: Tác động của clenbuterol lên hệ tim mạch có thể mạnh hơn.
Các thuốc điều trị tiểu đường: Thuốc cũng có thể làm giảm hiệu quả hạ đường huyết của các thuốc này, cần điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Xanthyl malines, corticosteroid, thuốc lợi tiểu hoặc digitalis: Liều cao của Amburol 7.5 có thể gây hạ kali máu, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu dùng cùng với các thuốc này. Do đó, cần theo dõi nồng độ kali huyết thanh để tránh biến chứng.
Thuốc chống ho: Không nên phối hợp ambroxol hydroclorid với thuốc này, vì có thể ức chế phản xạ ho dẫn đến tích tụ dịch tiết trong đường hô hấp, gây nguy hiểm.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Bệnh nhân bị rối loạn vận động phế quản hoặc lượng chất nhầy lớn (như trong hội chứng đường mật ác tính) nên cẩn trọng khi dùng Amburol 7.5 vì nguy cơ tích tụ dịch tiết. Những người suy giảm chức năng thận hoặc bệnh gan có thể cần giãn khoảng cách liều hoặc giảm liều để tránh tích tụ thuốc.
Bệnh nhân đái tháo đường khó kiểm soát nên sử dụng thuốc dưới sự giám sát y tế.
Nếu tình trạng không cải thiện hoặc diễn biến xấu hơn, người bệnh cần được đánh giá lại để điều chỉnh liệu pháp điều trị phù hợp. Khi gặp cơn khó thở cấp tính hoặc triệu chứng bệnh nặng hơn, phải đi khám ngay.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Hiện chưa có đủ dữ liệu về việc sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vì vậy, cần đặc biệt thận trọng, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết, đồng thời phải tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
7.3 Xử trí khi quá liều
Hiện tại, chưa có ghi nhận về các triệu chứng cụ thể khi dùng quá liều Amburol 7.5. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ phản ứng bất thường nào trong quá trình sử dụng, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn xử trí kịp thời. Nếu tình trạng nghiêm trọng, cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
7.4 Bảo quản
Bảo quản ở nơi khô ráo.
Tránh độ ẩm cao, tránh ánh nắng trực tiếp.
Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu sản phẩm Amburol 7.5 hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các sản phẩm thay thế sau:
- Thuốc Seosacin của Theragen Etex Co., Ltd sản xuất, chứa hai hoạt chất chính là Ambroxol và Clenbuterol, điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản,...
- Thuốc Clenbuxol được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược VTYT Hải Dương, có thành phần Ambroxol hydrochloride 7.5mg, Clenbuterol hydrochloride 5.0mcg điều trị các bệnh đường hô hấp có kèm theo triệu chứng tắc nghẽn, tăng tiết dịch phế quản và đờm, đặc biệt như đợt cấp của hen phế quản và viêm phế quản mạn.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Ambroxol là một chất chuyển hóa của Bromhexin, có cơ chế hoạt động và tác dụng tương tự. Thuốc giúp làm loãng đờm, giảm độ quánh, hỗ trợ quá trình tống xuất đờm ra khỏi đường hô hấp, nhờ đó có tác dụng long đờm hiệu quả. Ngoài ra, ambroxol còn có khả năng kích thích tổng hợp và bài tiết chất diện hoạt phế nang, đóng vai trò như một chất hoạt hóa bề mặt giúp cải thiện chức năng hô hấp.
Clenbuterol là một chất chủ vận beta-2, có một số đặc điểm cấu trúc tương đồng với Salbutamol. Clenbuterol kích thích adenylyl cyclase hoạt động, từ đó tăng nồng độ cAMP nội bào dẫn đến giãn cơ trơn tiểu phế quản.[1].
9.2 Dược động học
Ambroxol: Được hấp thu nhanh sau khi uống và phân bố nhanh chóng từ máu vào các mô, với nồng độ cao nhất tại phổi. Ambroxol có Sinh khả dụng khoảng 70%, cho thấy khả năng hấp thu hiệu quả. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 0,5 - 3 giờ sau khi sử dụng. Trong phạm vi liều điều trị, ambroxol liên kết với protein huyết tương khoảng 90%, đảm bảo phân bố ổn định trong cơ thể. Quá trình chuyển hóa của thuốc diễn ra chủ yếu ở gan, với thời gian bán thải cuối khoảng 10 giờ, giúp duy trì tác dụng trong thời gian dài. Khoảng 83% ambroxol được bài tiết qua thận.
Clenbuterol: Hấp thụ qua đường uống khoảng 89-98%. Thời gian bán thải của Clenbuterol kéo dài từ 36-39 giờ.
10 Thuốc Amburol 7.5 giá bao nhiêu?
Thuốc Amburol 7.5 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Amburol 7.5 mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Amburol 7.5 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Amburol 7.5 chứa thành phần Ambroxol, Clenbuterol có tác dụng long đờm, điều trị các bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả cấp tính và mạn tính.
- Thuốc được sử dụng trong các trường hợp như viêm phế quản co thắt, viêm phế quản khí phế thũng và hen phế quản.
- Thuốc có dạng siro, giúp dễ uống hơn so với các dạng thuốc viên, đặc biệt phù hợp cho trẻ em và những người gặp khó khăn khi nuốt thuốc.
13 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây bồn chồn, tim đập nhanh, buồn nôn, cùng với nguy cơ dị ứng như phát ban hoặc khó thở.
Tổng 8 hình ảnh








Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Drugbank. Clenbuterol, Drugbank. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2025