Alorax
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Pymepharco, Pymepharco, Việt Nam |
Công ty đăng ký | Pymepharco, Việt Nam |
Số đăng ký | VD-19115-13 |
Dạng bào chế | Viên nén dài |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Loratadine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa3425 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1845 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Alorax được chỉ định để điều trị bệnh lý viêm mũi dị ứng, nổi mẩn, mề đay, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở niêm mạc mắt mũi. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Alorax.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên Alorax hộp 100 viên nén Pymepharco chứa các thành phần sau:
Hoạt chất: Loratadin 10mg.
Tác dược: Lactose anhydrous, quinoline yellow lake, microcrystalline cellulose, croscarmellose natri, Dibasic calci phosphate, magnesi stearat vừa đủ 1 viên nén.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Alorax 10mg
2.1 Tác dụng của thuốc Alorax
2.1.1 Dược lực học
Loratadin là một chất thuộc nhóm thuốc kháng dị ứng tác dụng lên thụ thể histamin H1 thế hệ II. Loratadin được chỉ định trong điều trị bệnh lý viêm mũi, hen suyễn, triệu chứng dị ứng, mề đay chọn lọc trên các histamin H1.[1] Loratadin thường được kết hợp dùng cùng với Pseudoephedrin hydroclorid để tăng hiệu quả điều trị bệnh lý viêm mũi dị ứng đồng thời giảm bớt cảm giác khó thở do viêm mũi gây ra. Loratadin là chất kháng histamin có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng liên quan đến histamin kéo dài, thường được chỉ định dùng duy trì với liều 10mg uống hàng ngày.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sau khi uống, nồng độ tối ưu trong máu sau khoảng 3,7 giờ và tác dụng có thể kéo dài đến 24 giờ. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 97%.
Phân bố: Loratadin có Thể tích phân bố trên mỗi cân nặng dao động trong khoảng 80-120 lít.
Chuyển hóa: Chủ yếu qua gan.
Thải trừ: Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và phân, khoảng 80%, thời gian bán thải là 17 giờ và Độ thanh thải mỗi phút khoảng 57-142ml/kg.
2.2 Chỉ định thuốc Alorax
Thuốc Alorax được chỉ định dành riêng cho các đối tượng sau:
Người bị viêm da dị ứng, bệnh lý mày đay mạn tính, da bị rối loạn dị ứng.
Người bị bệnh lý viêm mũi dị ứng với biểu hiện thường xuyên hắt hơi, mũi có cảm giác ngứa, chảy nước mũi,… nhất là khi thời tiết thay đổi.
Người bị bệnh lý viêm mũi theo thời tiết, theo mùa, viêm mũi mạn tính.
Người bị viêm kết mạc dị ứng, hay có cảm giác ngứa, nóng trong mắt.
đau, hạ sốt hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Alorax Loratadin 10mg
3.1 Liều dùng thuốc Alorax
Liều dùng thuốc Alorax trên các đối tượng cụt hê như sau:
Trẻ em từ 2-5 tuổi: Ngày uống nửa viên.
Người lớn và trẻ >6 tuổi: Ngày uống 1 viên.
Người suy gan: Ngày uống nửa viên hoặc 2 ngày uống 1 viên.
3.2 Cách dùng thuốc Alorax hiệu quả
Thuốc dùng đường uống.
Uống với nước sôi để nguội hoặc nước lọc.
Có thể uống thuốc cùng hoặc cách xa bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Alorax cho người mẫn cảm, tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định sử dụng cho trẻ <2 tuổi.
Thận trọng sử dụng trong những bệnh nhân suy gan.
Thận trọng khi sử dụng cho bà bầu, bà mẹ đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Gastavit Apipharma - Giảm trào ngược dạ dày
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Loratadin là hay có cảm giác buồn ngủ, tuy nhiên dùng liều đều đặn 10mg thì cảm giác buồn ngủ xuất hiện không đáng kể.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp có thể xuất hiện như: Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, miệng khô, đau đầu hoặc gặp phải một số triệu chứng giống dị ứng như nổi ban đỏ,…
Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào thì nên dừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ để được xử trí, khắc phục kịp thời.
6 Tương tác
Loratadin được chỉ ra là có xảy ra, tương tác khi dùng đồng thời với một số chất gồm: Erythromycin, ketoconazol và cimetidin. Khi dùng đồng thời Loratadin với các thuốc này sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc trong máu, khiến làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, phản ứng tương tác này không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng về mặt lâm sàng và kết quả điện tâm đồ.
Để đảm bảo an toàn, không nên dùng đồng thời Loratadin với các thành phần trên và thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc, sản phẩm đang sử dụng để được kiểm tra độ tương tác, đảm bảo an toàn trong thời gian dùng thuốc.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Không tự ý dùng quá liều khi chưa được chuyên gia cho phép.
Kiểm tra kỹ hàng trước khi sử dụng.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Với phụ nữ có thai: Chưa có đầy đủ nghiên cứu, báo cáo cụ thể về độ an toàn cũng như độc tính của Loratadin khi sử dụng cho bà bầu. Do đó nếu bắt buộc phải sử dụng thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được giảm liều hoặc dùng thuốc khác an toàn hơn để thay thế.
Với bà mẹ đang cho con bú: Một số nghiên cứu tìm thấy sự có mặt của Loratadin và chất chuyển hoá của nó xuất hiện trong sữa mẹ. Do đó bà mẹ cho con bú nếu muốn sử dụng thì cần được tư vấn của bác sĩ và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn với liều dùng thấp.
7.3 Xử trí khi quá liều
Người bệnh được coi là dùng quá liều khi uống loratadin với hàm lượng từ 40-180mg. Khi sử dụng thuốc quá liều, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Người lớn: Cảm giác buồn ngủ, đau đầu, tim đập nhanh.
- Trẻ nhỏ: Đánh trống ngực, hội chứng ngoại tháp với biểu hiện run chân tay, rung cơ, cứng khớp,…
Việc điều trị quá liều thuốc tập trung chủ yếu vào việc làm giảm triệu chứng dần dần. Với các trường hợp quá liều cấp tính, người bệnh được kích thích nôn bằng ipeca dạng siro. Sau đó sử dụng than hoạt để ngăn chặn loratadin hấp thụ ngược trở lại. Hoặc người bệnh có thể được rửa dạ dày với nước muối sinh lý kèm với đặt nội khí quản.
==> Xem thêm sản phẩm khác tại đây: Thuốc Lorastad 10 Tab: Chỉ định, cách dùng, liều dùng
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, tránh để ở nơi ẩm thấp, hoặc gần những nơi có ánh nắng gắt chiếu vào.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ <30 độ.
Để thuốc xa tầm tay của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-19115-13.
Nhà sản xuất: Pymepharco, Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Alorax giá bao nhiêu?
Thuốc Alorax hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Alorax 10mg mua ở đâu?
Alorax mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc Alorax
12 Ưu điểm
- Dạng viên nén dễ uống, thời gian phát huy tác dụng lên đến 24 giờ nên mỗi ngày chỉ cần dùng 1 liều duy nhất đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng viêm mũi, dị ứng.
- Giá thành rẻ.
- Thuốc sản xuất trong nước nên dễ dàng tìm mua tử bất kỳ quầy thuốc, nhà thuốc nào trên toàn quốc.
- Loratadin được chứng minh có hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh lý mề đay, viêm mũi dị ứng, hen suyễn vượt trội hơn so với astemizole với liều 10mg hàng ngày và ít gây buồn ngủ, an thần hơn so với các thuốc dị ứng khác như Chlorpheniramine, Mequitazine, azatadine, clemastine, Cetirizine.[2]
- Loratadin đạt hiệu quả điều trị mề đay tốt hơn và ít gây tác dụng phụ an thần hơn so với các thuốc kháng histamin thế hệ I.[3]
- Có thể phối hợp với một số thuốc kháng dị ứng khác để làm tăng hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng.
13 Nhược điểm
- Trong thời gian sử dụng có thể gặp phải một số tác dụng ngoài ý muốn.
Tổng 13 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Najla AlMasoud, Ahmed H Bakheit, Munif Farhan M Alshammari, Hatem A Abdel-Aziz, Haitham AlRabiah ( Ngày đăng ngày 7 tháng 12 năm 2021 ). Loratadin, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả M Haria, Một Fitton, DH Peters (Ngày đăng tháng 10 năm 1994). Loratadine. A reappraisal of its pharmacological properties and therapeutic use in allergic disorders, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả EW Monroe ( Ngày đăng tháng 3 – tháng 4 năm 1997). Loratadine in the treatment of urticaria, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022