Agimoti
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Agimexpharm, Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Agimexpharm |
Công ty đăng ký | Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Agimexpharm |
Số đăng ký | VD-24703-16 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Domperidone |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7865 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Nôn |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1397 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Agimoti được chỉ định để điều trị chứng nôn, buồn nôn, giảm cảm giác đầy bụng, chướng bụng đầy hơi hoặc khó chịu. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Agimoti.
1 Thành phần
Thành phần trong 1 viên Agimoti:
Domperidon maleat: 12,74 mg(tương đương Domperidon: 10 mg)
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Agimoti
2.1 Tác dụng của thuốc Agimoti
2.1.1 Dược lực học
Domperidone là chất đối kháng thụ thể dopamine D1 và D2, tương tự như metoclopramide. Vì thuốc hầu như không ảnh hưởng đến các thụ thể dopamin trong não nên domperidone không có tác dụng đối với hệ thần kinh và tâm thần.
Domperidone làm tăng nhu động dạ dày (prokinetic agent), làm tăng trương lực cơ tim và tăng biên độ giãn nở của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhưng không có tác dụng tiết dịch vị. Nó được chỉ định để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp tính, cả buồn nôn và nôn liên quan đến việc sử dụng Levodopa hoặc Bromocriptine ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.
2.1.2 Dược động học
Domperidone được hấp thu qua Đường tiêu hóa nhưng có sinh khả dụng đường uống thấp (khoảng 15% khi bụng đói) do chuyển hóa lần đầu ở gan và ruột. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 30 phút sau khi uống. Sinh khả dụng của thuốc sau khi uống tăng lên đáng kể (khoảng 13% đến 23%) khi thuốc được uống sau bữa ăn 90 phút, nhưng thời gian đạt nồng độ tối đa trong huyết tương chậm hơn.
Thuốc gắn kết với protein huyết tương khoảng 91% đến 93%. Thể tích phân bố của thuốc xấp xỉ 5,71 lít/kg thể trọng.Khoảng 0,2% đến 0,8% thuốc có thể đi qua nhau thai.
Thuốc được chuyển hóa nhanh và nhiều ở gan bằng cách N-alkyl hydroxyl hóa và khử oxy hóa.
Thời gian bán hủy đào thải khoảng 7,5 giờ ở người khỏe mạnh và kéo dài ở bệnh nhân suy thận (thời gian bán hủy đào thải có thể kéo dài đến 21 giờ ở bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết tương trên 530 mmol/l).
Không có sự tích lũy thuốc trong cơ thể do suy thận, vì Độ thanh thải của thận ít hơn nhiều so với độ thanh thải toàn phần trong huyết tương.
Domperidone được bài tiết chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa qua phân và nước tiểu: 30% liều uống được bài tiết qua nước tiểu trong vòng 24 giờ (0,4% nguyên vẹn); 66% được bài tiết qua phân trong vòng 4 ngày (10% nguyên vẹn). Domperidone không qua hoặc rất ít qua hàng rào máu não.
2.2 Chỉ định thuốc Agimoti
Agimoti được sử dụng trong điều trị chứng nôn, buồn nôn, giảm cảm giác đầy bụng, chướng bụng đầy hơi hoặc khó chịu.[1]
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc MotiBoston 10mg - điều trị nôn và buồn nôn
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Agimoti
3.1 Liều dùng thuốc Agimoti
Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35kg trở lên) | Uống 1 viên/ lần, có thể lên đến 3 lần/ngày, liều tối đa là 3 viên (30mg)/ngày. |
Trẻ em (dưới 12 tuổi) và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35kg | Do cần dùng liều chính xác nên dạng thuốc viên không thích hợp cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35kg. Nên dùng Agimoti dạng hỗn dịch cho trẻ em. |
Bệnh nhân suy gan | Agimoti chống chỉ định với bệnh nhân suy gan trung bình và nặng (xem phần Chống chỉ định). Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ. |
Bệnh nhân suy thận | Do thời gian bán thải của domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng nên nếu dùng nhắc lại, số lần dùng thuốc của Agimoti cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày và hiệu chỉnh liều tùy thuộc mức độ suy thận. |
3.2 Cách dùng thuốc Agimoti hiệu quả
Agimoti chỉ nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất kiểm soát triệu chứng nôn và buồn nôn.
Agimoti uống trước ăn vì thức ăn có thể làm chậm quá trình hấp thu của thuốc.
Nên uống vào một thời gian cố định trong ngày.
Nếu quên liều thì uống ngay khi lúc nhớ ra, không dùng liều gấp đôi để bù lại liều trước đó đã quên.
Không uống thuốc quá 1 tuần.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với Domperidon hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Chảy máu đường tiêu hóa, tắc đường tiêu hóa cơ học.
Bệnh nhân suy gan từ trung bình đến nặng.
Bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung kéo dài với khoảng QT, bệnh nhân rối loạn điện giải, bệnh nhân có bệnh tim mạch xung huyết.
Dùng thuốc với các thuốc có tác dụng kéo dài khoảng QT.
Dùng với thuốc ức chế CYP3A4.
U tuyến yên.
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc [CHÍNH HÃNG] Thuốc Domperidon 10mg Tw3 giảm buồn nôn, nôn, đầy bụng
5 Tác dụng phụ
Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1000 | Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng. |
Thần kinh trung ương: nhức đầu, mất ngủ. | |
Hiếm gặp, ADR < 1/1000 | Domperidone không qua hàng rào máu não và Metoclopramide ít gây tác dụng lên thần kinh trung ương như phản ứng ngoại tháp (bao gồm loạn trương lực cơ, rung giật cơ và hội chứng ác tính do thuốc an thần), co giật. |
Các bất thường ngoại tháp và buồn ngủ rất hiếm khi xảy ra và thường là do tính thấm của hàng rào máu não bị suy giảm (trẻ sinh non, tổn thương màng não) hoặc quá liều. | |
Có thể quan sát thấy nồng độ prolactin huyết thanh tăng cao ở những bệnh nhân dùng thuốc liều cao trong thời gian dài. | |
Nguy cơ rối loạn nhịp thất nghiêm trọng hoặc đột tử do tim mạch cao hơn ở những bệnh nhân dùng liều hàng ngày lớn hơn 30 mg và ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. | |
Các phản ứng dị ứng bao gồm sốc phản vệ, mày đay và phù Quinck đã được báo cáo rất hiếm khi sử dụng Domperidone. | |
Ngoài các tác dụng phụ được liệt kê ở trên, các tác dụng phụ liên quan đến bệnh tim mạch đã được báo cáo, nhưng tần suất của chúng chưa được ước tính. | |
Rối loạn tim mạch: loạn nhịp thất, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, đột tử do tim mạch. |
6 Tương tác
Thuốc kéo dài khoảng QT, thuốc ức chế CYP3A4: Tăng khả năng xuất hiện tác dụng không mong muốn trên tim mạch…
Các thuốc kháng Cholinergic: có thể ức chế tác dụng của Agimoti. Nếu buộc phải dùng kết hợp với các thuốc này thì có thể dùng Atropin sau khi đã cho uống Agimoti.
Thuốc kháng acid hoặc ức chế tiết acid: Uống Agimoti trước bữa ăn và uống các thuốc kháng acid hoặc ức chế tiết acid sau bữa ăn.
Thuốc chống chỉ định kết hợp | Các thuốc làm kéo dài khoảng QT | Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA. (ví dụ: Disopyramid, Hydroquinidin, Quinidin) Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (ví dụ: Amiodaron, Dofetilide, Dronedarone, Ibutilid, Sotalol) Một số thuốc chống loạn thần (ví dụ: Haloperidol, Pimozide, Sertindole) Một số thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Citalopram, Escitalopram) Một số thuốc kháng sinh (ví dụ: Erythromycin, Levofloxacin, Moxifloxacin, spiramycin) Một số thuốc chống nấm (ví dụ: Pentamidin) Một số thuốc điều trị sốt rét (đặc biệt là halofantrin, lumefantrine) Một số thuốc dạ dày-ruột (ví dụ: Cisaprid, Dolasetron, Prucalopride) Một số thuốc kháng histamin (ví dụ: Mequitazin, Mizolastin) Một số thuốc điều trị ung thư (ví dụ: Toremifen, Vandetanib, Vincamin) Một số thuốc khác (ví dụ: Bepridil, Diphemanil, Methadon). |
Chất ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT) | Thuốc ức chế Protease Thuốc chống nấm toàn thân nhóm Azol Một số thuốc nhóm macrolid (Erythromycin, Clarithromycin và Telithromycin) | |
Không khuyến cáo sử dụng chung | Thuốc ức chế CYP3A4 trung bình, ví dụ: Diltiazem, Verapamil và một số thuốc nhóm Macrolid. | |
Thận trọng khi phối hợp | Thuốc chậm nhịp tim, thuốc làm giảm Kali máu và một số thuốc macrolid sau góp phần làm kéo dài khoảng QT: Azithromycin và Roxithromycin. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không sử dụng thường xuyên, lâu ngày. Thời gian điều trị kéo dài tối đa 1 tuần.
Nguyên tắc khi sử dụng thuốc là dùng thuốc với liều thấp nhất ở người lớn và trẻ em.
Chỉ sử dụng Domperidon không quá 12 ngày cho bệnh nhân Parkinson và chỉ dùng thuốc cho đối tượng này khi các biện pháp chống nôn khác không có tác dụng.
Bệnh nhân suy thận: Thời gian bán thải thuốc ở bệnh nhân bị kéo dài. Có thể hiệu chỉnh liều nếu cần thiết. Giảm từ 30-50% liều ở người suy thận và chia thuốc làm nhiều lần trong ngày.
Tác dụng trên tim mạch: Domperidon kéo dài khoảng thời gian QT trên điện tâm đồ. Các báo cáo cho thấy Domperidon có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng hoặc xảy ra đột tử tim mạch. Nguy cơ ngày tăng cao ở bệnh nhân trên 60 tuổi và dùng liều hằng ngày lớn hơn 30mg và bệnh nhân dùng đồng thời thuốc kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức chế CYP3A4. Ngưng dùng thuốc nếu có dấu hiệu rối loạn liên quan đến tim.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai: chưa có báo cáo về an toàn và hiệu quả sử dụng trên phụ nữ có thai của Domperidon, tuy nhiên khi sử dụng thuốc trên động vật thấy thuốc có khả năng làm dị tật thai nhi. do vậy không sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú: Domperidon có bài tiết qua sữa mẹ và trẻ bú mẹ vẫn có thể nhận được lượng nhỏ thuốc trong sữa. Cần cân nhắc lợi ích/nguy cơ khi sử dụng trên phụ nữ cho con bú. Nên cho bé uống sữa ngoài khi sử dụng thuốc.
7.3 Lưu ý khi vận hành máy móc, lái xe
Thận trọng khi dùng thuốc cho người đang lái xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây buồn ngủ (tuy hiếm gặp).
7.4 Xử trí khi quá liều
Quá liều Quá liều Domperidone thường có biểu hiện buồn ngủ, mất khả năng xác định định hướng, hội chứng ngoại tháp, đặc biệt hay gặp ở trẻ em.
Điều trị ngộ độc cấp tính và quá liều:
Trong trường hợp quá liều, nên tiến hành điều trị triệu chứng ngay lập tức, rửa dạ dày và sử dụng Than hoạt tính có thể hữu ích. Do khả năng kéo dài khoảng QT, nên theo dõi điện tâm đồ.
Thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc chống parkinson có thể giúp kiểm soát hội chứng ngoại tháp trong trường hợp dùng quá liều.
7.5 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Để xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-24703-16.
Nhà sản xuất: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Agimexpharm.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén.
9 Thuốc Agimoti giá bao nhiêu?
Thuốc Agimoti hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Agimoti có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Agimoti mua ở đâu?
Thuốc Agimoti mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Agimoti để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Không giống như Metoclopramide, Domperidon không gây ra bất kỳ triệu chứng bất lợi nào về thần kinh vì nó xâm nhập rất ít qua hàng rào máu não. [2]
- Sau khi chứng nhận an toàn năm 2014 được ban hành, Domperidone được kê đơn an toàn hơn ở nhiều khía cạnh khác nhau cho bệnh nhân cao tuổi, bao gồm tần suất kê đơn, liều tối đa hàng ngày và thời gian kê đơn liên tục.[3]
- Domperidone được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia để điều trị bệnh liệt dạ dày và bất kỳ tình trạng nào gây buồn nôn và nôn mãn tính.
- Domperidone là một tác nhân hữu ích để điều trị chứng khó tiêu do chậm làm rỗng dạ dày.
- Domperidone liều cao và liều thấp đều làm giảm đáng kể các triệu chứng ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, nôn trớ, trào ngược, buồn nôn và nôn.
12 Nhược điểm
- Bằng chứng từ phân tích tổng hợp này cho thấy sử dụng Domperidone hiện tại làm tăng 70% nguy cơ rối loạn nhịp tim và đột tử do tim. Việc sử dụng Domperidone ở những người lớn tuổi không nên được khuyến khích. [4]
Tổng 8 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Agimoti do nhà san xuất cung cấp. Tải bản PDF tại đây
- ^ Savio C Reddymasu, Irfan Soykan, Richard W McCallum( cập nhật tháng 9 năm 2007), Domperidone: review of pharmacology and clinical applications in gastroenterology, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023
- ^ Kiyon Rhew, Nayoung Han, Jung Mi Oh( cập nhật tháng 8 năm 2019), Impact of Safety Warning on Domperidone Prescribing for Geriatric Patients in South Korea: Analysis of National Insurance Claim Data, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023
- ^ Nattawut Leelakanok, Andrea Holcombe, Marin L Schweizer( cập nhật tháng 2 năm 2016), Domperidone and Risk of Ventricular Arrhythmia and Cardiac Death: A Systematic Review and Meta-analysis, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023