AgiMosarid
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Agimexpharm, Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Agimexpharm |
Công ty đăng ký | Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Agimexpharm |
Số đăng ký | VD-22792-15 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên nén |
Hoạt chất | Mosapride |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7861 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1262 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc AgiMosarid được chỉ định để điều trị các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn của chứng dạ dày-ruột và chứng khó tiêu, viêm dạ dày mãn tính. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc AgiMosarid.
1 Thành phần
Thành phần trong viên AgiMosarid:
Mosaprid citrat dihydrat 5,32 mg (tương đương Mosaprid citrat 5 mg)
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc AgiMosarid
2.1 Tác dụng của thuốc AgiMosarid
2.1.1 Dược lực học
Thuốc gây tiết acetylcholin, thuốc làm tăng nhu động dạ dày.
Mosapride là một chất kích thích cơ trơn có cấu trúc hóa học tương tự như Metoclopramide. Thuốc làm tăng giải phóng acetylcholine từ các đầu dây thần kinh sau hạch của đám rối cơ ruột trong cơ trơn của đường tiêu hóa và là chất chủ vận thụ thể serotonin 5-HT4. Mosapride làm tăng áp lực ở cơ vòng thực quản dưới ( dạ dày lớn và ruột non).
Mosapride có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng tổng thể ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, bao gồm viêm dạ dày mãn tính, bệnh trào ngược dạ dày-thực quản và chứng khó tiêu chức năng.
2.1.2 Dược động học
Sau khi uống Mosapride được hấp thu nhanh chóng với nồng độ cao nhất xảy ra ở đường tiêu hóa, một phần ở gan và thận. Sau đó nó được phân phối ở nồng độ cao trong huyết tương, không phải trong não. Hấp thu thuốc nhanh hơn ở những đối tượng nhịn ăn khỏe mạnh.
Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 0,5 giờ. Mosapride liên kết 99% với protein huyết tương.
Chu kỳ bán rã là 2 giờ.
Mosapride được chuyển hóa ở gan nhờ enzym CYP3A4 của cytochrom P450 thành chất chuyển hóa chính des-4-fluorobenzyl mosapride và bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.
2.2 Chỉ định thuốc AgiMosarid
Điều trị các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn của chứng dạ dày-ruột và chứng khó tiêu, viêm dạ dày mãn tính.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Abamotic 5mg điều trị viêm dạ dày mạn tính
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc AgiMosarid
3.1 Liều dùng thuốc AgiMosarid
Ngày 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc AgiMosarid hiệu quả
Uống trước ăn hoặc sau ăn.
Uống với nước lọc, không nhai, nghiền, bẻ nát.
4 Chống chỉ định
Không dùng cho sản phẩm quá mẫn với Mosaprid hoặc các thành phần khác của thuốc.
Chảy máu đường tiêu hóa, tắc nghẽn vật lý ở đường tiêu hóa.
Thủng đường tiêu hóa.
Chống chỉ định kết hợp sử dụng với Ketoconazol, Itraconazol, Miconazol, Fluconazol, Erythromycin, Clarithromycin, Troleandomycin và Ritonavir.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc [CHÍNH HÃNG] Thuốc Lampar 5mg điều trị trào ngược dạ dày - thực quản
5 Tác dụng phụ
Sự xuất hiện của các tác dụng phụ đôi khi phụ thuộc vào liều lượng, đôi khi độc lập. Phổ biến nhất là tiêu chảy và đau bụng (khoảng 10%). Những phản ứng này thường liên quan đến tác dụng dược lý của mosapride và dần dần biến mất.
Cơ quan | Thường gặp, ADR > 1/100 | Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 | Hiếm gặp, ADR < 1/1000 |
Tiêu hóa | Tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khô miệng. | Buồn nôn. | |
Gan | Tăng enzym gan. | Tăng enzym gan. | |
Thần kinh | Nhức đầu, choáng váng, hoa mắt. | Triệu chứng ngoài bó tháp, cơn động kinh. | |
Huyết học | Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu. | ||
Nội tiết | Bệnh to vú ở đàn ông, tiết nhiều sữa. | ||
Toàn thân | Đau đầu thoáng qua, chóng mặt. | Phản ứng quá mẫn, đỏ bừng da, ngứa, thở ngắn, sưng mặt. | |
Tiết niệu | Tiểu tiện nhiều lần. | ||
Mỡ máu | Tăng triglycerid. | ||
Chú ý: Một số ít trường hợp có khoảng cách Q – T kéo dài và/ hoặc có xoắn đỉnh đã thấy ở những người đã bị bệnh tim hoặc có nguy cơ loạn nhịp. |
Xử lý ADR- tác dụng không mong muốn:
- Theo dõi tác dụng phụ, đặc biệt là tiêu chảy và co cứng bụng.
- Cần giảm liều khi thấy tiêu chảy ở trẻ em nhỏ. Nếu có đau bụng, với liều 5mg/ kg, thì liều khuyến cáo dùng trong 24 giờ nên giảm ½.
- Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
6 Tương tác
Benzodiazepin, Rượu | Mosaprid làm tăng tác dụng an thần của các benzodiazepin và rượu. |
Độ tháo rỗng dạ dày | Sự tăng đẩy nhanh thức ăn khỏi dạ dày có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu (tăng hoặc giảm) những thuốc uống khác. |
Tthuốc chống đông | Mosaprid có thể làm tăng thời gian đông máu ở người bệnh uống các thuốc chống đông. |
Những thuốc ức chế CYP3A4 ở gan | Có thể làm tăng đáng kể nồng độ Mosaprid huyết thanh và làm kéo dài khoảng Q – T, dẫn đến loạn nhịp thất, xoắn đỉnh và thậm chí có thể tử vong. |
Warfarin, Diazepam, Cimetidin, Ranitidin, Thuốc ức chế thần kinh trung ương, Erythromycin, các Macrolid và Các chất chống nấm Triazol như Ketoconazol, Miconazol | làm tăng nồng độ Mosaprid. |
Thuốc kháng Cholinergic | Mosaprid có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng cholinergic. Do đó, nếu dùng chung với các thuốc kháng cholinergic, nên uống các thuốc này cách nhau một thời gian. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Trẻ đẻ non.
Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân suy thận, suy tim, loạn nhịp tim và các bệnh về tim mạch.
Một số thông số cần theo dõi:
Theo dõi nồng độ huyết thanh khi bắt đầu và ngưng điều trị vì thuốc có khoảng điều trị hẹp.
Theo dõi thời gian Prothrombin trong vài ngày khi bắt đầu điều trị và ngưng điều trị Mosaprid.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Mosaprid có thể gây độc cho bào thai và có điều tiết qua sữa mẹ. Chính vì vậy chống chỉ định sử dụng Mosaprid trên phụ nữ có thai và cho con bú.
7.3 Lưu ý khi vận hành máy móc, lái xe
Vì thuốc có thể gây nhức đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt nên có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng, đi cầu, đi tiểu thường xuyên.
Điều trị: Rửa dạ dày và/hoặc cho uống Than hoạt tính, theo dõi chặt chẽ bệnh nhân và chăm sóc hỗ trợ toàn thân.
7.5 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Để xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-22792-15.
Nhà sản xuất: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Agimexpharm.
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên nén.
9 Thuốc AgiMosarid giá bao nhiêu?
Thuốc AgiMosarid hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc AgiMosarid 5mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc AgiMosarid mua ở đâu?
Thuốc AgiMosarid mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc AgiMosarid để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Mosapride được đánh giá là hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng đường tiêu hóa liên quan đến Chứng khó tiêu chức năng. [1]
- Mosapride có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng tổng thể ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, bao gồm viêm dạ dày mãn tính, bệnh trào ngược dạ dày-thực quản và chứng khó tiêu chức năng.
- Mosapride có hiệu quả như Famotidine và Itopride, nhưng hiệu quả hơn Tandospirone, trong việc cải thiện các triệu chứng tổng thể hoặc riêng lẻ của chứng khó tiêu chức năng. [2]
- Các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, và tình trạng đầy bụng và buồn nôn đã được cải thiện sau khi điều trị với Mosapride.
12 Nhược điểm
- Có thể xuất hiện một số triệu chứng ngoài bó tháp, cơn động kinh khi sử dụng thuốc AgiMosarid.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Yasuhiro Seto, Naoyuki Yoshida , Hiroshi Kaneko( cập nhật ngày 27 tháng 4 năm 2011), Effects of mosapride citrate, a 5-HT4-receptor agonist, on gastric distension-induced visceromotor response in conscious rats, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2023
- ^ Monique P Curran, Dean M Robinson( cập nhật năm 2008), Mosapride in gastrointestinal disorders, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2023