1 / 9
agimepzol 20 1 B0252

Agimepzol 20

Thuốc kê đơn

Đã bán: 34 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuAgimexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
Số đăng kýVD-29654-18
Dạng bào chếViên nang cứng
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtOmeprazole
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmam1691
Chuyên mục Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Thu Hà Biên soạn: Dược sĩ Thu Hà
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1160 lần

Thuốc Agimepzol 20 với thành phàn chính là Omeprazol (ở dạng pellet bao tan trong ruột 8,5%), có tác dụng điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày - tá tràng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Agimepzol 20. 

1 Thành phần

Trong mỗi viên Agimepzol 20 có chứa: 

       Omeprazol (dưới dạng Omeprazol pellet bao tan trong ruột 8,5%): 20 mg

       Tá dược: vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nang cứng. 

2 Chỉ định của thuốc Agimepzol 20 

Agimepzol có chứa Omeprazol, là 1 thuốc ức chế bơm proton (PPI), được chỉ định trong những trường hợp sau:

2.1 Người lớn

Điều trị và ngăn ngừa tái phát loét tá tràng.

Điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày.

Kết hợp với kháng sinh trong phác đồ tiêu diệt Helicobacter pylori (H. pylori) thích hợp. 

Điều trị loét dạ dày và tá tràng ở bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Phòng ngừa loét dạ dày và tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ở những người có nguy cơ cao. 

Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày-thực quản, viêm trợt thực quản.

Dự phòng kéo dài tái phát viêm thực quản trào ngược ở những bệnh nhân đã chữa lành.

Trong hội chứng Zollinger-Ellison.

2.2 Trẻ em 

Trẻ em trên 1 tuổi và ≥ 10kg:

Viêm thực quản trào ngược.

Triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid trong bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.

Trẻ em từ 4 tuổi trở lên và vị thành niên

Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do H. pylori.

==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng:  [CHÍNH HÃNG] Thuốc E-xazol điều trị diệt vi khuẩn H.pylori

3 Liều dùng - cách dùng thuốc Agimepzol 20

3.1 Liều dùng của thuốc Agimepzol 20

3.1.1 Người lớn

Điều trị loét tá tràng:

Liều dùng: 1 viên x 1 lần/ngày. Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng hai tuần

Đối với những bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn sau đợt điều trị đầu, việc chữa lành bệnh thường điều trị thêm hai tuần nữa

Ở bệnh nhân loét tá tràng đáp ứng kém omeprazol 2 viên một lần mỗi ngày được khuyến cáo và việc lành bệnh thường đạt được trong bốn tuần.

Phòng ngừa tái phát loét tá tràng:

Để phòng ngừa tái phát loét tá tràng ở bệnh nhân âm tính với H. pylori hoặc khi không thể loại trừ H. pylori, liều khuyến cáo là omeprazol 1 viên x 1 lần/ngày

Ở một số bệnh nhân, liều 0,5 viên mỗi ngày có thể là đủ. Trong trường hợp điều trị thất bại, liều có thể tăng lên 2 viên.

Điều trị loét dạ dày:

Liều khuyến cáo là omeprazol 1 viên x 1 lần/ngày. Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng bốn tuần

Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày đáp ứng kém với liều 2 viên một lần mỗi ngày được khuyến cáo và chữa lành bệnh thường đạt được trong vòng 8 tuần.

Phòng ngừa tái phát loét dạ dày:

Để phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng đáp ứng kém, liều khuyến cáo là 1 viên x 1 lần/ngày.

Nếu cần, liều có thể tăng lên đến omeprazol 2 viên mỗi ngày một lần.

Loại trừ H. pylori trong bệnh loét dạ dày:

Omeprazol 1 viên + clarithromycin 500mg + Amoxicillin 1.000mg, từng loại thuốc dùng hai lần mỗi ngày trong một tuần, hoặc

Omeprazol 1 viên + clarithromycin 250mg (thay thế 500mg) + metronidazol 400mg (hoặc 500mg hoặc tinidazol 500mg), từng loại thuốc dùng mỗi ngày hai lần trong một tuần hoặc

Omeprazol 2 viên một lần mỗi ngày với amoxicillin 500mg và metronidazol 400mg (hoặc 500mg hoặc tinidazol 500mg), hai loại sau dùng ba lần một ngày trong một tuần.

Điều trị loét dạ dày và tá tràng có liên quan với thuốc chống viêm không steroid (NSAID):

Để điều trị loét dạ dày tá tràng và loét tá tràng do NSAID, liều khuyến cáo là omeprazol 1 viên x 1 lần/ngày.

Hầu hết các bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng bốn tuần.

Đối với những bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn sau đợt điều trị đầu, thường khỏi bệnh trong thời gian điều trị thêm bốn tuần nữa.

Phòng ngừa loét dạ dày và tá tràng có liên quan với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ở bệnh nhân có nguy cơ:

Để phòng ngừa loét dạ dày tá tràng hoặc loét tá tràng ở những bệnh nhân có nguy cơ cao (> 60 tuổi, có tiền sử loét dạ dày và tá tràng, có tiền sử xuất huyết tiêu hóa trên) liều khuyến cáo là omeprazol 1 viên x 1 lần/ngày

Điều trị viêm thực quản trào ngược:

Liều khuyến cáo là omeprazol 1 viên x 1 lần/ngày. Hầu hết các bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng bốn tuần.

Đối với những bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị đợt đầu, việc lành bệnh thường đạt được trong thời gian điều trị thêm bốn tuần nữa.

Ở những bệnh nhân viêm thực quản nghiêm trọng, omeprazol 2 viên x 1 lần/ngày được khuyến cáo và khỏi bệnh thường đạt được trong vòng 8 tuần.

Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản trào ngược đã chữa lành để phòng ngừa tái phát:

Để điều trị dài hạn bệnh nhân viêm thực quản trào ngược đã được chữa lành, liều khuyến cáo là omeprazol 0,5 viên x 1 lần/ngày.

Nếu cần, có thể tăng liều lên đến omeprazol 20-2 viên một lần mỗi ngày.

Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản:

Liều khuyến cáo là omeprazol 1 viên mỗi ngày.

Bệnh nhân có thể đáp ứng đầy đủ với liều 0,5 viên mỗi ngày, do đó điều chỉnh liều theo từng cá nhân nên được xem xét.

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison:

Liều khởi đầu được khuyến cáo là omeprazol 60mg mỗi ngày.

Tất cả bệnh nhân bị bệnh nặng và đáp ứng không đầy đủ với các liệu pháp khác đã được kiểm soát hiệu quả và hơn 90% bệnh nhân duy trì với liều omeprazol từ 20-11 viên mỗi ngày.

Khi liều vượt quá omeprazol 80mg mỗi ngày, liều dùng nên được chia ra và uống 2 lần/ngày.

Đối tượng đặc biệt:

Người suy giảm chức năng thận: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Bệnh nhân suy gan: Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan liều hằng ngày từ 10 – 1 viên có thể đủ.

Người già (>65 tuổi): Không cần điều chỉnh liều ở người già.

3.1.2 Trẻ em trên 1 tuổi và ≥ 10kg

Điều trị triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid trong bệnh trào ngược dạ dày-thực quản

  • ≥ 1tuổi và 10-20kg: 0,5 viên một lần/ngày. Có thể tăng liều lên 1 viên/1 lần/ngày nếu cần.

  • ≥ 2 tuổi và > 20kg: 1 viên một lần/ngày. Có thể tăng liều lên 2 viên/1 lần/ngày nếu cần

Thời gian điều trị từ 2-4 tuần.

Nếu kiểm soát triệu chứng không đạt được sau 2-4 tuần điều trị bệnh nhân cần được kiểm tra thêm.

3.2 Cách dùng thuốc Agimepzol 20 hiệu quả

Nên dùng viên nang omeprazol vào buổi sáng, lúc đói, uống nguyên viên với 1 ly nước.

Không được nhai hoặc nghiền nát viên nang.

Đối với bệnh nhân có khó khăn khi nuốt và trẻ em có thể uống hoặc nuốt với thức ăn bán rắn.

Bệnh nhân có thể mở nắp viên nang và uống phần thuốc bên trong với nửa cốc nước hoặc sau khi trộn với dung dịch acid nhẹ, ví dụ như nước trái cây hoặc táo ép, hoặc nước không có gas.

Cần khuyên bệnh nhân rằng nên phân tán thuốc ngay lập tức (hoặc trong vòng 30 phút) và luôn luôn được khuấy đều trước khi uống và tráng ly với nửa ly nước.

Ngoài ra, có thể uống các vi hạt trong nang với nửa ly nước. Không được nhai các vi hạt tan trong ruột

4 Chống chỉ định

Quá mẫn với omeprazol và bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.

Omeprazol không được dùng đồng thời với nelfinavir.

⇒ Xem thêm thuốc có cùng công dụng tại đây:  [CHÍNH HÃNG] Thuốc Meyerazol 1 viên - điều trị loét dạ dày tá tràng

5 Tác dụng phụ 

Omeprazoi dung nạp tốt và ADR tương đối ít gặp, thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự hồi phục. 

Thường gặp 

Toàn thân: nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt

Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, trướng bụng. 

Ít gặp 

Thần kinh: mất ngủ, rối loạn cảm giác, mệt mỏi. 

Da: mày đay, ngứa, nổi ban. 

Gan: tăng transaminase nhất thời. 

Hiếm gặp 

Toàn thân: đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốc phản vệ. 

Huyết học: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các dòng tế bào máu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết tự miễn. 

Da: hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da nhiễm độc. 

Thần kinh: lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.

Nội tiết: chứng vú to ở đàn ông. 

Tiêu hóa: viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng. 

Gan: viêm gan kèm vàng da hoặc không vàng da, bệnh não - gan ở người suy gan 

Hô hấp: co thắt phế quản. 

Cơ - xương: đau khớp, đau cơ, yếu cơ. 

Tiết niệu, sinh dục: viêm thận kẽ. 

Các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do tác dụng ức chế tiết acid dịch vị. 

6 Tương tác

Omeprazol chuyển hóa qua cytochrom P450, chủ yếu là CYP2C19 và một phần nhỏ qua CYP3A4.

Các thuốc cảm ứng mạnh CYP2C19 hoặc CYP3A4 như rifampin, cỏ St John’s wort làm giảm đáng kể nồng độ omeprazol.

Clarithromycin có thể làm tăng tới 89% diện tích dưới đường cong của thuốc do ức chế CYP3A4.

Omeprazol ức chế CYP2C19, do đó làm kéo dài thời gian thải trừ của Diazepam, warfarin, Phenytoin, cyclosporin, Disulfiram, benzodiazepin, cần cân nhắc điều chỉnh liều các thuốc này khi bắt đầu hoặc ngừng điều trị với omeprazol.

Không khuyến cáo dùng Omeprazol với Clopidogrel do omeprazol ức chế chuyển clopidogrel sang dạng có hoạt tính, làm giảm tác dụng của clopidogrel.

Thuốc có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc có mức độ hấp thu phụ thuộc vào acid dạ dày như ketoconazol, Erlotinib, ampicilin dạng este, muối Sắt, Digoxin

Thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc khác gây hạ magiesi máu: khi dùng cùng  Omeprazol  có thể làm trầm trọng hơn tình trạng hạ magnesi. Cần theo dõi nồng độ magnesi huyết trước khi điều trị và định kỳ sau đó. 

Omeprazol làm tăng nồng độ của methotrexat và chất chuyển hóa, có thể làm tăng độc tính của methotrexat. Nhà sản xuất khuyến cáo có thể cân nhắc tạm ngừng omeprazol khi cần sử dụng methotrexat liều cao. 

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Thận trọng

Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazol hoặc các thuốc ức chế bơm proton khác, phải loại trừ khả năng bị u ác tính dạ dày hoặc thực quản (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán). 

Dùng omeprazol kéo dài có thể gây viêm teo dạ dày hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (như viêm phổi mắc phải tại cộng đồng).

Nhóm PPI khi dùng có thể gây tiêu chảy do nhiễm Clostridium difficile, đặc biệt ở người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm Clostridium difficile.

Sử dụng các chất ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (ví dụ nhiễm Salmonella, Campylobacter). 

Omeprazol và các thuốc PPI khác khi điều trị với liều cao (nhiều lần/ngày) và kéo dài (≥ 1 năm), có thể làm tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay hoặc cột sống do loãng xương. 

Khuyến cáo dùng liều thấp nhất có tác dụng trong thời gian ngắn nhất có thể, phù hợp với tình trạng lâm sàng.

Những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương do loãng xương nên dùng đủ calci và Vitamin D, đánh giá tình trạng xương và điều trị nếu cần. 

Thay đổi chức năng thận nên được theo dõi khi sử dụng nhóm Cephalosporin, đặc biệt khi dùng chung với các thuốc có khả năng gây độc thận như aminoglycosid và/ hoặc thuốc lợi tiểu. 

Hạ magnesi huyết (có hoặc không có triệu chứng) hiếm khi gặp ở người bệnh dùng thuốc ức chế bơm proton kéo dài (ít nhất 3 tháng hoặc trong hầu hết các trường hợp dùng kéo dài trên 1 năm). 

7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú 

Vệc sử dụng omeprazol trong thời gian mang thai chỉ được xem xét khi thật cần thiết do chưa có đủ bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên mẹ và thai nhi. 

Omeprazol được tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên do dữ liệu về lượng bài tiết và ảnh hưởng của thuốc còn hạn chế, cần cân nhắc lợi ích nguy cơ cho trẻ và mẹ khi quyết định dùng thuốc trong thời gian đang cho con bú.

7.3 Ảnh hưởng tới khả năng lái xe và sử dụng máy móc 

Thận trọng khi dùng thuốc cho người đang lái xe hay vận hành máy móc vì Omeprazol có thể gây nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.

7.4 Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô, thoáng mát, tránh ánh sáng.

7.5 Xử trí quá liều 

Liều uống một lần tới 160 mg, liều tiêm tĩnh mạch một lần tới 80 mg, liều tiêm tĩnh mạch một ngày tới 200 mg và liều 520 mg tiêm tĩnh mạch trong thời gian 3 ngày vẫn dung nạp tốt. Trong y văn, có thông báo về 2 trường hợp quá liều omeprazol.

Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là buồn ngủ, nhức đầu (có lẽ do chất chuyển hóa) và tim đập nhanh. Cả hai bệnh nhân đều hồi phục, không có biến cố gì và cũng không phải điều trị đặc biệt gì

8 Sản phẩm thay thế 

Thuốc Ag-Ome được chỉ định để điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng và các vấn đề về dạ dày như ợ hơi, hội chứng Zollinger-Ellison, Trào ngược dạ dày-thực quản,... với thành phần có chứa 1 viên Omeprazol ở dạng viên nén bao tan trong ruột, cũng là 1 thuốc do Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Agimexpharm sản xuất và phân phối. Hộp 3 vỉ x vỉ 10 viên có giá là 130000 đồng.

Thuốc Lomec 1 viên do Industria Quimica Y Farmaceutica VIR, S.A., Tây ban nha sản xuất, cũng là 1 thuốc dùng trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày-tá tràng, giảm trào ngược dạ dày-thực quản, giảm tiết acid dạ dày nên mang đến nhiều lợi ích trong khắc phục các tổn thương ở dạ dày. Hộp 4 vỉ x 7 viên nang cứng Omeprazole hàm lượng 1 viên có giá là 30000 đồng. 

9 Nhà sản xuất 

SĐK: VD-29654-18

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên. 

10 Thuốc Agimepzol 20 là thuốc gì?

10.1 Dược lực học

Omeprazol là một benzimidazol đã gắn các nhóm thế, có cấu trúc và tác dụng tương tự như pantoprazol, lansoprazol, esomeprazol và rabeprazol. Omeprazol là tiền thuốc, cần được hoạt hóa trong môi trường acid. Sau khi hấp thu vào cơ thể, thuốc đi tới tế bào thành của niêm mạc dạ dày và tích lũy tại tiểu quản tiết acid của tế bào.

Tại đây, thuốc được hoạt hóa trong môi trường acid và tạo liên kết hóa trị bền vững, không phục hồi với HK-ATPase là enzym có vai trò tiết proton Hi vào trong lòng dạ dày.

Quá trình tiết acid dạ dày chỉ hồi phục sau khi bơm proton mới được tạo thành, nhờ vậy thuốc có tác dụng kéo dài 24 giờ, mặc dù nửa đời thải trừ của thuốc tương đối ngắn.

Do ức chế giai đoạn cuối cùng của sự tiết acid dạ dày, thuốc có hiệu quả giảm tiết acid do mọi nguyên nhân, bao gồm cả giảm tiết acid dạ dày nền. 

Các thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế nhưng không tiệt trừ đine Helicobacter pylori, nên phải phối hợp với các kháng sinh (như amoxicilin, tetracyclin và clarithromycin) mới có thể tiệt trừ có hiệu quả vi khuẩn này.

10.2 Dược động học

Hấp thu:

Omeprazol bị phá hủy trong môi trường acid. Để dùng đường uống, thuốc phải được bào chế dưới dạng các hạt bao tan trong ruột rồi đóng vào nang hoặc dập thành viên nén để tránh sự phá hủy của acid dạ dày.

Omeprazol được hấp thu nhanh nhưng thay đổi sau khi uống, phụ thuộc vào dạng bào chế, liều dùng và tâng lên khi điều trị dài ngày.

Phân bố:

Thể tích phân bố của thuốc là 0,34 - 0,37 lít/kg. Omeprazol gắn protein huyết tương khoảng 95%. 

Chuyển hóa

Sau khi hấp thu, omeprazol được chuyển hóa hầu như hoàn toàn ở gan, chủ yếu nhờ isoenzym CYP2C19 của cytochrom P450 để thành hydroxy omeprazol và một phần nhỏ chuyển hóa qua CYP3A4 để thành omeprazol sulfon.

Thải trừ

Các chất chuyển hóa này không có hoạt tính và được đào thải chủ yếu qua nước tiểu và một phần qua phân.

Nửa đời thải trừ omeprazol trong huyết tương ngắn (từ 30 phút - 3 giờ), nhưng thuốc có thời gian tác dụng dài (do sự gắn kéo dài của thuốc vào H'/K*ATPase). 

11 Thuốc Agimepzol 20 giá bao nhiêu?

Thuốc Agimepzol 20 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Agimepzol 20 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

12 Thuốc Agimepzol 20 mua ở đâu?

Thuốc Agimepzol 20 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Agimepzol 20 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

13 Ưu điểm

  • Thuốc Agimepzol 20 có chứa thành phần chính là Omeprazol,thuốc ức chế bơm proton (PPI) thế hệ đầu tiên được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét dạ dày, loét tá tràng, tình trạng viêm đường tiêu hóa trên (GI), viêm thực quản bạch cầu ái toan và viêm thực quản ăn mòn [1] 

  • Thuốc được coi là 1 trong những liệu pháp điều trị với độ an toàn cao, tác dụng phụ thường hiếm khi xảy ra, đa số là các triệu chứng nhẹ và trung bình, quá liều đã có ghi nhận nhưng không có triệu chứng nguy hiểm tới người sử dụng. 

  • Omeprazol ức chế chọn lọc và không phục hồi đối với các kênh HK-ATPase, sự tiết acid chỉ xảy ra khi các bơm acid mới được tạo ra, do đó cho phép duy trì tác dụng ức chế acid dạ dày lên tới 24 tiếng mặc dù thời gian bán thải của thuốc rất ngắn. 

  • Các phân tử Omeprazole không bền và bị phân hủy trong môi trường acid dạ dày,  do đó Sinh khả dụng thấp, thời gian bán hủy sinh học ngắn. Công thức bào chế dưới dạng các pellet bao tan trong ruột vừa có tác dụng bảo vệ sự phá hủy ở dạ dày, tăng bề mặt tiếp xúc và khả năng bàm dính trên thành ruột, từ đó làm tăng đáng kể hiệu quả của thuốc [2] 

  • Thuốc được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Agimexpharm, 1 trong những hãng dược phẩm mới, hiện đại và chất lượng được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam.

  • Agimepzol phân phối toàn quốc, giá thành phải chăng, có thể tìm mua ở nhà thuốc dễ dàng. 

14 Nhược điểm

  • Omeprazol bị ảnh hưởng nhiều bởi tính đa dạng kiểu hình, có nhiều tương tác xảy ra với các thuốc khác, cần lưu ý khi sử dụng. 

  • Liều dùng thay đổi khác nhau trong từng bệnh lý và đối tượng cụ thể, cần được chỉ định và đánh giá bởi bác sĩ. 


Tổng 9 hình ảnh

agimepzol 20 1 B0252
agimepzol 20 1 B0252
agimepzol 20 3 S7283
agimepzol 20 3 S7283
agimepzol 20 4 F2401
agimepzol 20 4 F2401
agimepzol 20 5 U8360
agimepzol 20 5 U8360
agimepzol 20 6 D1511
agimepzol 20 6 D1511
agimepzol 20 7 B0446
agimepzol 20 7 B0446
agimepzol 20 8 C0030
agimepzol 20 8 C0030
agimepzol 20 9 T7051
agimepzol 20 9 T7051
agimepzol 20 10 C1621
agimepzol 20 10 C1621

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Dean L, Kane M (Ngày đăng: ngày 04 tháng 2 năm 2021). Omeprazole Therapy and CYP2C19 Genotype, europepmc. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2023
  2. ^ Tác giả A. Choudhury và cộng sự (Ngày đăng: Năm 2010). Formulation and Evaluation of Omeprazole Tablets for Duodenal Ulcer, PMC. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc này dùng sao ạ

    Bởi: Thuý vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Agimepzol 20 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Agimepzol 20
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    thuốc dùng tốt, giá thành phải chăng, rất yên tầm hàng công ty

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633