1 / 6
agidorin B0022

Agidorin

Thuốc không kê đơn

105.000
Đã bán: 216 Còn hàng
Thương hiệuAgimexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
Số đăng kýVD-14221-11
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtClorpheniramin Maleat, Paracetamol (Acetaminophen), Phenylephrin hydroclorid
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmaa8477
Chuyên mục Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Thùy Dung Biên soạn: Dược sĩ Thùy Dung
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 2219 lần

Thuốc Agidorin với thành phần chứa paracetamol, chlorpheniramin, phenylephrine được chỉ định để điều trị hạ sốt, giảm đau, các trường hợp cảm cúm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Agidorin

1 Thành phần

Thành phần của thuốc Agidorin

  • Paracetamol 500mg.
  • Phenylephrine HCl 5mg.
  • Chlorpheniramin maleat 2mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Agidorin

2.1 Agidorin là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Agidorin

Acetaminophen, còn được gọi là N- acetyl para- aminophenol (APAP) hoặc paracetamol, là một trong những thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn được sử dụng rộng rãi nhất. Giống như NSAID, acetaminophen có đặc tính giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng acetaminophen thiếu các đặc tính chống viêm ngoại biên. Acetaminophen có thể ức chế con đường COX trong hệ thống thần kinh trung ương nhưng không ức chế các mô ngoại vi.

Phenylephrine là một chất chủ vận thụ thể adrenergic alpha-1 có tác dụng gây co mạch cục bộ, giãn đồng tử được chỉ định để làm giảm cảm giác nghẹt mũi trong trường hợp cảm cúm, viêm mũi dị ứng

Chlorpheniramine Maleate (CPM), còn được gọi là chlorpheniramine, là một loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ nhất alkylamine mạnh đã có từ những năm 1950. Hoạt chất này được sử dụng để điều trị các tình trạng dị ứng, do đặc tính kháng histamin của nó.

2.2 Chỉ định thuốc Agidorin

Hạ sốt.

Giảm đau trong các trường hợp nhức đầu, ngạt mũi, cảm cúm, đau nhức xương khớp, dị ứng thời tiết.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc MyPara Flu Daytime - Giảm triệu chứng cảm cúm

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Agidorin

3.1 Liều dùng thuốc Agidorin

Liều thông thường cho người lớn là 1-2 viên/lần x 2-3 lần/ngày. Khoảng cách giữa các liều tối thiểu là 4 giờ. Không uống quá 8 viên/ngày.

Liều dùng cho trẻ em:

  • 12-16 tuổi: 1 viên/lần.
  • 16-18 tuổi: 1-2 viên/lần.
  • Khoảng cách giữa các liều là 4-6 tiếng, không dùng quá 4 liều/ngày.

3.2 Cách dùng thuốc Agidorin hiệu quả

Agidorin được sử dụng theo đường uống.

Nuốt nguyên viên thuốc với một cốc nước.

Không nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc.

4 Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Agidorin.

Người bệnh thiếu máu nhiều lần.

Bệnh nhân suy gan nặng.

Bệnh nhân mắc các bệnh về tim, thận hoặc phổi.

Bệnh nhân thiếu hụt men G6PD (glucose-6-phosphat dehydrogenase).

Ngoài ra, không sử dụng Agidorin cho người bệnh tăng huyết áp nặng, hen cấp tính, xơ cứng động mạch, cường giáp trạng, nhịp nhanh thất, glocom góc đóng.

Bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế monoamine oxidase trong vòng 14 ngày.

Trẻ em dưới 6 tuổi.

Phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc:  [CHÍNH HÃNG] Thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên): giảm đau hiệu quả

5 Tác dụng phụ

5.1 Liên quan đến paracetamol

Hiếm gặp: Giảm tiểu cầu, phản ứng phản vệ, quá mãn trên da, co thắt phế quản,...

Suy giảm chức năng gan.

Viêm tụy cấp.

5.2 Liên quan đến phenylephrine

Thường gặp: Căng thẳng, bồn chồn, huyết áp tăng, buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ,...

Chưa rõ tần suất: Giãn đồng tử, phản ứng dị ứng, khó tiểu, bí tiểu,...

5.3 Liên quan đến clorpheniramin

Rất thường gặp: An thần, buồn ngủ, rối loạn tập trung, nhìn mờ, buồn nôn, mệt mỏi,..

Chưa rõ tần suất: Thiếu máu tan huyết, phản ứng phản vệ, chán ăn, kích thích, trầm cảm, ù tai,...

6 Tương tác

6.1 Liên quan đến paracetamol

Coumarin, dẫn chất indandion: Giảm tác dụng của các thuốc này.

Việc sử dụng đồng thời với phenothiazin có thể gây hạ thân nhiệt quá mức.

Sử dụng cùng rượu bia: Tăng nguy cơ ngộ độc với gan.

Thuốc chống co giật gây cảm ứng enzym gan: Tăng độc tính đối với gan.

Cholestyramin: Ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu paracetamol.

Cloramphenicol: Tăng nồng độ của Cloramphenicol khi dùng đồng thời.

6.2 Liên quan đến phenylephrine

Chất ức chế monoamine oxidase: Tăng huyết áp có thể xảy ra.

Thuốc chẹn beta, thuốc điều trị tăng huyết áp: Giảm hiệu quả điều trị tăng huyết áp của các thuốc này.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.

Digoxin: Nhịp tim không đều.

6.3 Liên quan đến clorpheniramin

Ethanol, thuốc an thần: Tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương.

Phenytoin: Ức chế chuyển hóa chất này từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc.

Thuốc ức chế CYP3A4: Tăng nồng độ của clorpheniramin trong huyết tương.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Bệnh nhân cần được thông báo về các dấu hiệu của các phản ứng trên da như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân, hội chứng hoạt tử da nhiễm độc.

Ở những bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến hoặc hẹp niệu đạo, thuốc có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu.

Thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng:

  • Suy gan, suy thận.
  • Bệnh nhân cường giáp.
  • Blốc tim một phần.
  • Xơ cứng động mạch nặng.
  • Bệnh phổi mạn tính.
  • Khó thở, thở ngắn.
  • Bệnh nhân tiểu đường type 1.
  • Người bệnh có hiện tượng Raynaud.
  • Người lớn tuổi.

Không nên sử dụng cho người bệnh bị dị ứng với tinh bột mì.

8 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

8.1 Thời kỳ mang thai

Liên quan đến paracetamol: Không sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ vì có thể gây sinh non.

Liên quan đến phenylephrin: Có thể gây dị tật, không khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử tiền sản giật.

8.2 Thời kỳ cho con bú

Không nên sử dụng clorpheniramin trong thời kỳ này trừ khi có chỉ định của bác sĩ do thuốc có thể làm giảm sự tiết sữa.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây choáng váng, chóng mặt do đó cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng này.

8.3 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng: Buồn nôn, đau bụng, hội chứng xanh tím (liên quan đến paracetamol); kích thích, an thần, loạn nhịp (liên quan đến clorpheniramin maleat); nhức đầu, cơn co giật, dị cảm (liên quan đến phenylephrin hydroclorid).

Xử trí: Điều tri triệu chứng và điều trị hỗ trợ khi cần thiết.

8.4 Bảo quản

Agidorin được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng, tránh nắng, dưới 30 độ C.

Để xa tầm với của trẻ.

9 Nhà sản xuất

SĐK: VD-14221-11

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

10 Thuốc Agidorin giá bao nhiêu?

Thuốc Agidorin hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Agidorin 500mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

11 Thuốc Agidorin mua ở đâu?

Thuốc Agidorin mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Paracetamol (hay còn được gọi acetaminophen) là hoạt chất không kê đơn được chứng minh có hiệu quả tốt, độ an toàn cao và ít nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn. [1]
  • Đối với việc đóng ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng, trong khi Indomethacin đường tĩnh mạch có hiệu quả về chi phí so với Ibuprofen đường tĩnh mạch, paracetamol đường uống có hiệu quả về mặt chi phí so với cả ibuprofen đường uống và đường tĩnh mạch. [2]
  • Sự kết hợp của 3 thành phần trong cùng một viên uống giúp làm giảm số lượng viên, thuận tiện cho người bệnh trong quá trình sử dụng.
  • Giá thành phù hợp.
  • Dễ dàng tìm mua trên thị trường.

13 Nhược điểm

  • Thuốc Agidorin có thể gây tác dụng an thần, buồn ngủ do đó có thể ảnh hưởng đến người bệnh làm các công việc cần sự tỉnh táo như lái xe hoặc vận hành máy.

Tổng 6 hình ảnh

agidorin B0022
agidorin B0022
agidorin 0 K4320
agidorin 0 K4320
agidorin 1 V8133
agidorin 1 V8133
agidorin 2 K4735
agidorin 2 K4735
agidorin 3 V8548
agidorin 3 V8548
agidorin 4 U8636
agidorin 4 U8636

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Grzegorz W Przybyła 1, Konrad A Szychowski 2, Jan Gmiński 2 (Ngày đăng: 7 tháng 8 năm 2020). Paracetamol - An old drug with new mechanisms of action, Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023
  2. ^ Tác giả Samaher Al-Shaibi và cộng sự (Ngày đăng năm 2023). Cost-effectiveness Analysis of Ibuprofen versus Indomethacin or Paracetamol for the Treatment of Patent Ductus Arteriosus in Preterm Neonates, PubMed. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    giá bao nhiêu ạ

    Bởi: Huyền vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Agidorin 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Agidorin
    H
    Điểm đánh giá: 5/5

    Liều dùng đơn giản, uống 2 viên thôi đã giảm hắt hơi, sổ mũi rồi

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633