Advagraf 1mg
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược phẩm Janssen, Astellas Ireland Co.,Ltd. |
Công ty đăng ký | Janssen Cilag Ltd. |
Số đăng ký | VN-16498-13 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng phóng thích kéo dài |
Quy cách đóng gói | Hộp 5 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Tacrolimus |
Xuất xứ | Ireland |
Mã sản phẩm | aa2623 |
Chuyên mục | Thuốc Tăng Cường Miễn Dịch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4142 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Advagraf 1mg được chỉ định để dự phòng thải ghép sau khi phẫu thuật. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Advagraf 1mg.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Advagraf 1mg có thành phần là:
- Tacrolimus (sử dụng dưới dạng dưới dạng Tacrolimus monohydrate) với hàm lượng 1mg.
- Các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang cứng phóng thích kéo dài.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Advagraf 1mg
2.1 Tác dụng của thuốc Advagraf 1mg
2.1.1 Dược lực học
Tacrolimus là một hoạt chất ức chế miễn dịch thuộc nhóm Macrolid. Tacrolimus có khả năng gắn vào Protein nội bào tạo thành phức hợp FKBP12-Tacrolimus để cạnh tranh và ức chế các Calcineurin. Quá trình này làm ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu của tế bào lympho T phụ thuộc vào Calcium. Do đó làm ức chế sự chép một bộ Cytokine.
Ngoài ra thì Tacrolimus còn ngăn chặn quá trình hình thành Lympho gây độc tế bào, tạo điều kiện thuận lợi để chống thải ghép.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Tacrolimus hấp thu nhanh sau khi đưa vào ống tiêu hóa. Sau 2 giờ, Tacrolimus hấp thu tối đa. Sinh khả dụng của Tacrolimus là 20-25%. Tacrolimus uống sau ăn bị giảm hấp thu.
Phân bố: Tacrolimusđi rộng khắp. Tacrolimus có Thể tích phân bố ổn định là 1300 lít. tỷ lẹ gắn của Tacrolimus >98,8%. Tỷ lệ phân bố của Tacrolimus trong máu toàn phần/huyết tương là 20:1.
Chuyển hóa: Ở gan. Tacrolimus cũng chuyển hóa một phần ở thành ruột.
Thải trừ: Tacrolimus có Độ thanh thải 2,25l/giờ; 4,1l/giờ; 6,7l/giờ; 3,9l/giờ ở người bình thường, ghép gan, ghép thận, ghép tim.Tacrolimus có thười gian bán thải 43 giờ. Tacrolimus đào thải ở mật, phân, nước tiểu.
2.2 Chỉ định thuốc Advagraf 1mg
Thuốc Advagraf 1mg được chỉ định cho các bệnh nhân sau khi ghép gan, thận để phòng ngừa thải ghép.
Điều trị cho trường hợp thải ghép dị sinh ở người trưởng thành.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Prograf 1mg phòng đào thải ghép nội tạng đề kháng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Advagraf 1mg
3.1 Liều dùng thuốc Advagraf 1mg
Liều dùng Advagraf 1mg còn tùy thuộc vào bệnh lý và khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đánh giá lâm sàng để đưa ra liều dùng thích hợp của thuốc sau khi phẫu thuật cho mỗi người. Sau đây chỉ là liều dùng tham khảo.
3.1.1 Phòng ngừa sự thải ghép thận
Liều khởi đầu: Mỗi ngày sử dụng 0,2-0,3mg/kg, sử dụng 1 lần.
Cần sử dụng thuốc trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật xong.
3.1.2 Phòng ngừa sự thải ghép gan
Liều khởi đầu: Mỗi ngày sử dụng 0,1-0,2mg/kg, sử dụng 1 lần.
Cần sử dụng thuốc trong vòng 12-18 giờ sau khi phẫu thuật xong.
3.1.3 Chống thải ghép dị sinh cho bệnh nhân sau ghép gan, thận
Liều khởi đầu: Mỗi ngày sử dụng 0,2-0,3mg/kg, sử dụng 1 lần.
3.1.4 Chống thải ghép dị sinh cho bệnh nhân sau ghép tim
Liều khởi đầu: Mỗi ngày sử dụng 0,15mg/kg, sử dụng 1 lần.
Sau khi sử dụng liều khởi đầu, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ đáp ứng của bệnh nhân để đưa ra các chỉ định tiếp theo, có thể tiếp tục sử dụng hoặc ngưng sử dụng nếu đáp ứng tốt.
3.2 Cách dùng thuốc Advagraf 1mg hiệu quả
Thuốc Advagraf 1mg cần được uống vào buổi sáng với cốc nước đầy.
Sau khi lấy thuốc ra khỏi vỉ cần sử dụng ngay, không để cho thuốc bị ẩm, gây hư hỏng.
Uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2-3 giờ, khi dạ dày rỗng.
Không được tự ý dùng thuốc Advagraf 1mg khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng Advagraf 1mg đối với bệnh nhân mẫn cảm với bất kì các thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các hoạt chất nhóm Macrolid khác không sử dụng thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Hikimel - Ngăn ngừa thải ghép sau phẫu thuật
5 Tác dụng phụ
| Rất thường gặp | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp | Rất hiếm gặp | Không rõ |
Tim mạch |
| Nhịp tim nhanh Bệnh động mạch vành do thiếu máu cục bộ | Đánh trống ngực Ngưng tim, suy tim Phì đại thất Bệnh lý cơ tim Loạn nhịp thất Khám nhịp tim, mạch bất thường Hồi hộp đánh trống ngực | Tràn dịch màng ngoài tim | Siêu âm tim có bất thường |
|
Máu, hệ bạch huyết |
| Bệnh bạch cầu Phân tích tế bào hồng cầu bất thường Giảm tiểu cầu, bạch cầu Thiếu máu | Chảy máu đông bất thường Các loại bạch cầu giam Bệnh lý về đông máu | Giảm prothrombin Xuất huyết giảm tiểu cầu |
| Thiếu máu tán huyết Tiêu bạch cầu hạt Bất sản nguyên hồng cầu |
Thần kinh | Run Đau đầu | Giảm khả năng viết Loạn cảm, dị cảm Rối loạn nhận thức Rối loạn thần kinh động kinh Bệnh thần kinh ngoại vi Chóng mặt | Giảm trí nhớ Bệnh lý não Ngôn ngữ, lời nói bất thường Tai biến mạch máu não Liệt, liệt nhẹ Xuất huyết thần kinh trung ương | Tăng trương lực cơ | Nhược cơ |
|
Mắt |
| Rói loạn thị giác Sợ ánh sáng Nhìn mờ | Đục thủy tinh thể | Mù |
|
|
Ống tai |
| Ù tai | Giảm thính lực | Điếc dẫn truyền | Điếc |
|
Hô hấp, lồng ngực, trung thất |
| Viêm mũi, phù nề Viêm họng, ho Khó thở Bệnh nhu mô phổi Tràn dịch màng phổi | Hen, bệnh đường hô hấp Suy hô hấp | Hội chứng suy hô hấp cấp |
|
|
Tiêu hóa | Buồn nôn Tiêu chảy | Bụng căng tức, phân lỏng Viêm, loét niêm mạch miệng Đau bụng, nôn Viêm-loét-thủng dạ dày-ruột Đầy hơi Táo bón Xuất huyết dạ dày-ruột | Chậm làm trống dạ dày Viêm tụy cấp-mạn Trào ngược dạ dày-thực quản Amylase máu tăng Viêm phúc mạc Liệt ruột | Bán tắc ruột Nang giả tụy |
|
|
Thận-Tiết niệu | Suy thận | Triệu chứng bàng quang, niệu đạo Bệnh thận nhiễm độc Bất thường tiết niệu Suy thận-suy thận cấp Nhiễm độc thận Thiểu niệu | Vô niệu Hội chứng tán huyết do tăng ure máu |
| Xuất huyết bàng quang Bệnh cầu thận |
|
Da, mô dưới da |
| Tăng tiết mồ hôi Mọc mụn, rụng tóc Ngứa, nổi mẩn | Nhạy cảm ánh sáng Viêm da | Hội chứng Lyell | Hội chứng Stevens Johnson |
|
Nội tiết |
|
|
| Chứng rậm lông |
|
|
Cơ xương |
| Đau khớp Đau trong chi Vọp bẻ, đau lưng | Bệnh ở khớp |
|
|
|
Chuyển hóa-Dinh dưỡng | Tăng kali, đường huyết Đái tháo đường | Tăng lipid, triglycerid, acid uric, cholesterol Giảm phosphat, magne, kali, Canxi, natri Bất thường điện giải Toan chuyển hóa Chán ăn | Tăng phosphat máu Giảm protein, đường huyết Mất nước |
|
|
|
Nhiễm khuẩn |
|
|
|
|
| Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn |
Tổn thương, nhiễm độc, biến chứng |
| Loạn chức năng tạng ghép chính |
|
|
| Thải ghép |
Tân sinh lành tính, ác tính |
|
|
|
|
| Nguy cơ phát triển tân sinh ác tính tăng Bệnh ác tính ở da Tăng sinh lympho do EBV |
Mạch máu | Tăng huyết áp | Bệnh mạch máu ngoại biên Giảm huyết áp Thiếu máu cục bộ Huyết khối thuyên tắc Xuất huyết | Nhồi máu Sốc Thuyễn tắc tĩnh mạch sâu ở chi |
|
|
|
Rối loạn toàn thân, nơi tiêm |
| Tăng cân Rối loạn cảm nhận thân nhiệt Khó chiu, đau, sốt, suy nhược Alkaline phosphate máu tăng Phù | Không thích nghi với nhiệt độ suy đa cơ quan Bệnh giống cúm Cảm giác chẹn ở ngực Căng thẳng thần kinh Giảm cân | tăng mô mỡ Tức ngực Té ngã Giảm vận động Loét |
|
|
Miễn dịch |
|
|
|
|
| Phản ứng phản vệ Phản ứng dị ứng |
Gan, mật | Bất thường xét nghiệm chức năng gan | Vàng da, tắc mật Viêm gan, tổn thương gan Bệnh ống mật |
| Thuyên tắc động mạch gan Bệnh gan tắc tĩnh mạch | Suy gan |
|
Rối loạn hệ sinh sản, vú |
|
| Chảy máu tử cung Rối loạn kinh nguyệt |
|
|
|
Tâm thần | Mất ngủ | Giảm khí sắc Rối loạn khả năng định hướng Bệnh tâm thần Ác mộng, rối loạn khí sắc Trầm cảm Hoang tưởng Chứng lo âu | Bệnh loạn thần |
|
|
|
Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng Advagraf 1mg là run tay, nồng độ đường huyết trong máu tăng, Kali máu và huyết áp tăng, suy thận, mất ngủ…
Xuất hiện các rối loạn về hệ tim mạch như: tim đập nhanh, suy tim, loạn nhịp tim, đánh trống ngực,...
Rối loạn trên hệ thống máu: thiếu máu, nguy cơ suy giảm tiểu cầu, hồng cầu bị bất thường,...
Rối loạn trên hệ thần kinh: đau đầu, trương lực cơ tăng hoặc nhược cơ, suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức…
Ngoài ra có thể xuất hiện ảnh hưởng đến thị giác, rối loạn hệ tiêu hóa, thận, tiết niệu, nội tiết...
6 Tương tác
Việc sử dụng Advagraf 1mg với các thuốc cảm ứng hay ức chế CYP3A4 có thể làm thay đổi sự chuyển hóa của Advagraf 1mg trong máu, nồng độ thuốc có khả năng tăng hoặc giảm.
Advagraf 1mg sử dụng với các thuốc như Aminoglycosid, ức chế Gyrase, Vancomycin, NSAID, Acyclovir… làm tăng độc tính trên thận hoặc độc tính trên thần kinh.
Tránh sử dụng Advagraf 1mg với các thức ăn có chứa nhiều Kali hay các thuốc lợi tiểu giữ Kali.
Thận trọng khi dùng Advagraf 1mg với các thuốc ức chế miễn dịch. Tránh sử dụng thuốc khi đang dùng các vacxin sống giảm độc lực.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Tuân thủ liều thuốc đã được chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng hay vượt quá số liều quy định.
Việc sử dụng thuốc trên trẻ em còn hạn chế, do đó cần cân nhắc khi dùng cho đối tượng này.
Thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận, suy gan hay mắc bệnh lý nào khác nữa.
Nếu có thắc mắc hay có dấu hiệu bất thường hãy thông báo và hỏi lại bác sĩ điều trị.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Đối với phụ nữ có thai: Không khuyến cáo sử dụng Advagraf 1mg trên đối tượng này. Nhưng trong trường hợp thực sự cần thiết, không có biện pháp thay đế thì mới sử dụng và cần theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi cẩn thận khi dùng thuốc.
Đối với phụ nữ cho con bú: Cũng không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú. Nếu phải dùng thuốc thì cần ngưng cho con bú trong quá trình này.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng | Cách khắc phục |
Buồn nôn, nôn Run Ngủ gà Đau đầu Nổi mề đay Alanine aminotransferase, creatinine, ure nitrogen máu tăng Nhiễm trùng | Điều trị triệu chứng Biện pháp hỗ trợ Lọc máu Nhiễm độc qua đường uống cần: Dùng chất hấp thu: than hoạt Rửa dạ dày |
Một số trường hợp bệnh nhân vô ý đã uống quá liều thuốc được chỉ định, xuất hiện các triệu chứng như tác dụng phụ nhưng mức độ nặng hơn. Việc cần làm lúc này là đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tìm sự trợ giúp của bác sĩ.
7.4 Bảo quản
Thuốc cần được để nguyên trong vỉ, không bóc khi chưa sử dụng.
Nơi để thuốc khô ráo, thoáng mát, không được ẩm ướt.
Tránh xa tầm tay của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-16498-13.
Nhà sản xuất: Công ty Astellas Ireland Co.,Ltd - Ireland.
Đóng gói: Hộp gồm 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
9 Thuốc Advagraf 1mg giá bao nhiêu?
Thuốc Advagraf 1mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Advagraf 1mg mua ở đâu?
Thuốc Advagraf 1mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Advagraf 1mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc uống, tiện sử dụng.
- Thuốc đóng thành vỉ tiện dùng, dễ mang theo.
- Thuốc hiệu quả tốt để ngừa và điều trị tình trạng thải ghép ở thận hay ở gan cũng như tình trạng thải ghép dị kháng sinh.
- Thuốc được nhà máy GMP-WHO sản xuất, được đăng ký và kiểm định tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, được tính toán và bào chế cẩn thận, an toàn.
- Thuốc ức chế miễn dịch dựa trên Tacrolimus vẫn là một lựa chọn hợp lệ cho những người được ghép thận và thậm chí có thể cải thiện bằng cách cá nhân hóa các đơn thuốc, bước tiến tiếp theo trong ức chế miễn dịch cấy ghép.[1]
- Tacrolimus vẫn là một chất ức chế miễn dịch quan trọng để ngăn ngừa thải ghép cấp tính. Công thức giải phóng kéo dài có thể cải thiện sự tuân thủ và có thể là kết quả lâu dài.[2]
12 Nhược điểm
- Viên thuốc khó tính liều, chia nhỏ liều.
- Giá thành cao.[3]
- Thuốc gây ra các rối loạn với mức độ rất thường xuyên, thường xuyên,... gặp phải khi dùng.
Tổng 20 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Thomas Jouve, Johan Noble, Lionel Rostaing, Paolo Malvezzi (Ngày đăng 1 tháng 4 năm 2019). An update on the safety of tacrolimus in kidney transplant recipients, with a focus on tacrolimus minimization, Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2023
- ^ Tác giả Lyndsey J Bowman, Daniel C Brennan (Ngày đăng tháng 3 năm 2008). The role of tacrolimus in renal transplantation, Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Advagraf 1mg do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây