Advagraf 0.5mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Astellas Pharma, Astellas Ireland Co.,Ltd. |
Công ty đăng ký | Janssen Cilag Ltd. |
Số đăng ký | VN-16290-13 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng phóng thích kéo dài |
Quy cách đóng gói | Hộp 5 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Tacrolimus |
Xuất xứ | Ireland |
Mã sản phẩm | nn624 |
Chuyên mục | Thuốc ức chế miễn dịch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên thuốc Advagraf 0.5mg chứa:
- Tacrolimus hàm lượng 0.5mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang cứng phóng thích kéo dài.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Advagraf 0.5mg
Thuốc Advagraf 0.5mg được sử dụng ở người trưởng thành để ngăn ngừa hiện tượng thải ghép sau ghép gan hoặc thận.
Thuốc còn có vai trò trong điều trị thải ghép dị sinh khi cơ thể khi không đáp ứng với các thuốc ức chế miễn dịch khác.[1]
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc bôi da Atilimus 0,03% điều trị viêm da cơ địa vừa đến nặng
.jpg)
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Advagraf 0.5mg
3.1 Liều dùng
3.1.1 Phòng ngừa thải ghép
Ghép thận (người lớn):
- Liều khởi đầu: 0,20–0,30 mg/kg/ngày
- Uống một lần buổi sáng, bắt đầu trong vòng 24 giờ sau mổ
Ghép gan (người lớn):
- Liều khởi đầu: 0,10–0,20 mg/kg/ngày
- Uống một lần buổi sáng, bắt đầu khoảng 12–18 giờ sau mổ
3.1.2 Điều trị thải ghép
Thải ghép cấp (gan/thận):
Chuyển từ thuốc ức chế miễn dịch khác nên Khởi đầu bằng liều tương đương liều phòng ngừa thải ghép
Ghép tim (người lớn):
- Liều ban đầu: 0,15 mg/kg/ngày
- Uống một lần vào buổi sáng
Ghép các tạng khác (dựa theo dữ liệu từ thuốc Prograf):
- Phổi: 0,10–0,15 mg/kg/ngày
- Tụy: 0,20 mg/kg/ngày
- Ruột: 0,30 mg/kg/ngày
3.2 Cách dùng
Thuốc Advagraf 0.5mg được dùng bằng đường uống vào thời điểm đang đói.
4 Chống chỉ định
Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Advagraf 0.5mg hoặc với các macrolid khác.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Tacrolimus 0,1% VCP điều trị viêm da dị ứng, chàm thể tạng
5 Tác dụng phụ
Rất thường gặp: tăng huyết áp, tiểu đường, tăng Kali máu, rối loạn chức năng gan, run tay…
Thường gặp: thiếu máu, đau đầu, suy thận cấp, tiêu chảy, tăng cholesterol máu.
Ít gặp: viêm tụy cấp, giảm tiểu cầu, giảm magiê máu, rối loạn giấc ngủ, giảm thính lực…
Hiếm gặp: điếc dẫn truyền, bệnh lý cơ tim, viêm gan tắc mật, xuất huyết bàng quang, hội chứng Lyell…
Rất hiếm gặp: nhược cơ, suy gan, siêu âm tim bất thường, hội chứng Stevens-Johnson, điếc hoàn toàn…
Thông báo cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Advagraf 0.5mg.
6 Tương tác
6.1 Thuốc ức chế CYP3A4 làm tăng nồng độ tacrolimus
- Ketoconazole, Fluconazole, Itraconazole, voriconazole
- Erythromycin, Clarithromycin, josamycin
- Ritonavir (thuốc ức chế protease HIV)
- Clotrimazole, Nifedipine, Nicardipine, Diltiazem, verapamil
- Danazol, Ethinylestradiol, Omeprazole, nefazodone
- Bromocriptine, cortisone, dapsone, ergotamine, gestodene
- Lidocaine, mephenytoin, Miconazole, Midazolam, nilvadipine
- Norethindrone, quinidine, Tamoxifen, oleandomycin
- Lansoprazole, ciclosporin
- Nước Bưởi (không phải thuốc nhưng cần tránh)
6.2 Thuốc cảm ứng CYP3A4 làm giảm nồng độ tacrolimus
- Rifampicin, phenytoin, St. John’s Wort (Hypericum perforatum)
- Phenobarbital
- Corticosteroid (prednisolone, Methylprednisolone liều cao)
- Carbamazepin, metamizol, isoniazid
6.3 Tacrolimus ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc khác
- Ciclosporin (kéo dài thời gian bán hủy, tăng độc thận)
- Phenytoin (tăng nồng độ trong máu)
- Thuốc tránh thai có steroid (tăng nồng độ hormone)
- Pentobarbital, antipyrine (giảm thanh thải, tăng thời gian bán hủy)
6.4 Tương tác khác cần lưu ý
- Thuốc gắn protein cao như NSAID, thuốc chống đông uống, thuốc tiểu đường đường uống
- Thuốc tăng nhu động như Metoclopramide, cisapride
- Cimetidine, magnesium-aluminium hydroxide
- Aminoglycoside, thuốc ức chế gyrase, Vancomycin, cotrimoxazole, NSAID, Ganciclovir, aciclovir: tăng độc thận và độc thần kinh.
- Amphotericin B, ibuprofen: tăng độc thận.
- Amiloride, triamterene, spironolactone: tăng kali máu khi dùng phối hợp.
- Các thuốc lợi tiểu giữ kali và thực phẩm giàu kali: tăng nguy cơ tăng kali máu.
- Thuốc ức chế miễn dịch: giảm hiệu quả đáp ứng với vắc xin, nên tránh vắc xin sống giảm độc lực khi điều trị tacrolimus.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc Advagraf 0.5mg.
Không được thay đổi dạng bào chế hoặc phác đồ sử dụng thuốc Advagraf 0.5mg mà không có sự giám sát của chuyên gia ghép tạng.
Thuốc Advagraf 0.5mg không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi do thiếu dữ liệu về hiệu quả và an toàn.
Trong giai đoạn đầu sau ghép, cần theo dõi định kỳ các thông số như huyết áp, điện tim, chức năng gan, thận, đường huyết, điện giải (đặc biệt kali máu) khi dùng Advagraf 0.5mg.
Tránh tiêm chủng với vắc xin sống giảm độc lực trong thời gian dùng Advagraf 0.5mg do có thể giảm hiệu quả miễn dịch.
Trong trường hợp tiêu chảy, cần theo dõi nồng độ Advagraf 0.5mg trong máu vì có thể ảnh hưởng đến hấp thu thuốc.
Thận trọng với bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài khi sử dụng Advagraf 0.5mg vì thuốc có thể kéo dài khoảng QT.
Theo dõi tim mạch định kỳ bằng siêu âm hoặc điện tim khi dùng Advagraf 0.5mg do nguy cơ phì đại thất hoặc phì đại vách ngăn.
Theo dõi chặt chẽ nguy cơ nhiễm trùng cơ hội nghiêm trọng khi dùng Advagraf 0.5mg.
Cảnh báo hội chứng bệnh não sau có thể hồi phục (PRES) khi dùng Advagraf 0.5mg.
Nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc khi điều trị bằng thuốc Advagraf 0.5mg.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc Advagraf 0.5mg có thể sử dụng ở phụ nữ mang thai khi không có lựa chọn an toàn hơn và lợi ích vượt trội nguy cơ.
Thuốc Advagraf 0.5mg chứa Tacrolimus được bài tiết qua sữa mẹ và có thể gây tác hại cho trẻ sơ sinh, do đó phụ nữ dùng thuốc không nên cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Quá liều tacrolimus hiếm gặp, triệu chứng gồm run, đau đầu, buồn nôn, nhiễm trùng, nổi mề đay, ngủ gà và tăng men gan, creatinine.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Lọc máu có thể giúp giảm nồng độ tacrolimus khi quá liều nặng. Rửa dạ dày và Than hoạt tính có thể dùng nếu xử trí sớm sau uống quá liều.
7.4 Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát.
Tránh ánh sáng trực tiếp.
Nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Advagraf 0.5mg hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau đây:
- Thuốc CKDTacrobell 0.5mg được sản xuất bởi Chong Kun Dang Pharmaceutical Corp sản xuất. Chỉ định phòng ngừa thải ghép ở bệnh nhân ghép gan thận, điều trị thải ghép dị sinh ở người kháng các thuốc ức chế miễn dịch khác.
- Thuốc Prograf 0.5mg được sản xuất bởi Astellas Ireland Co.,Ltd. sản xuất. Chỉ định phòng ngừa thải ghép ở bệnh nhân ghép gan thận, điều trị thải ghép dị sinh ở người kháng các thuốc ức chế miễn dịch khác.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Nhóm dược lý điều trị: Ức chế miễn dịch, ức chế calcineurin.
Mã ATC: L04AD02.
Tacrolimus liên kết với protein nội bào FKBP12, tạo thành phức hợp đặc hiệu có khả năng cạnh tranh ức chế enzyme calcineurin. Sự ức chế này làm gián đoạn các tín hiệu phụ thuộc calcium trong tế bào T, từ đó ngăn cản việc sao chép các gen cytokine quan trọng.
Là một thuốc ức chế miễn dịch mạnh, tacrolimus đã được chứng minh hiệu quả trong cả các nghiên cứu in vitro và in vivo. Thuốc này đặc biệt ức chế sự hình thành tế bào lympho độc tế bào, tác nhân chính gây thải ghép.
9.2 Dược động học
9.2.1 Hấp thu
Tacrolimus được hấp thu qua ống tiêu hóa dạ dày ruột và hấp thu nhanh chóng khi dùng đường uống.
Advagraf là dạng bao chế phóng thích kéo dài của tacrolimus, đạt nồng độ tối đa trong máu (Cmax) khoảng 2 giờ (Tmax).
Sinh khả dụng đường uống của tacrolimus (dạng Prograf) trung bình 20-25%, dao động cá nhân từ 6%-43%.
Sinh khả dụng của Advagraf giảm khi uống sau bữa ăn, cả tỉ lệ và mức độ hấp thu đều giảm khi dùng cùng thức ăn.
9.2.2 Phân bố
Tacrolimus gắn nhiều vào hồng cầu với tỉ lệ khoảng 20:1 (máu toàn phần/huyết tương).
Tacrolimus liên kết cao (>98.8%) với protein huyết tương, chủ yếu là Albumin và α1-acid glycoprotein.
9.2.3 Chuyển hóa
Tacrolimus được chuyển hóa chủ yếu tại gan bởi cytochrome P450-3A4.
Chất chuyển hóa không đóng góp đáng kể vào hoạt tính dược lý của tacrolimus trong hệ tuần hoàn.
9.2.4 Thải trừ
Tacrolimus có Độ thanh thải thấp, trung bình 2,25 lít/giờ ở người khỏe mạnh.
Tacrolimus được chuyển hóa gần như hoàn toàn trước khi thải trừ, mật là đường thải trừ chính.
Thời gian bán hủy trung bình trong máu toàn phần khoảng 43 giờ ở người khỏe mạnh và có thể thay đổi.
10 Thuốc Advagraf 0.5mg giá bao nhiêu?
Thuốc Advagraf 0.5mg chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Advagraf 0.5mg mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn thuốc của bác sĩ kê đơn thuốc Advagraf 0.5mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Advagraf 0.5mg được sản xuất bởi Astellas Ireland, một công ty dược phẩm có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
- Dạng viên nang phóng thích kéo dài giúp duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu.
- Liều dùng thuốc Advagraf 0.5mg đơn giản, chỉ cần uống một lần mỗi ngày, thuận tiện cho bệnh nhân.
- Trong nghiên cứu theo dõi 2 năm, tacrolimus cho thấy hiệu quả vượt trội so với cyclosporin A trong việc giảm tỷ lệ thải ghép cấp, cải thiện chức năng thận và giảm tử vong ở bệnh nhân ghép thận, đồng thời duy trì hồ sơ an toàn và tác dụng phụ thuận lợi hơn.[2]
13 Nhược điểm
- Thuốc Advagraf 0.5mg có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, rối loạn chức năng gan, suy thận cấp, run tay, tiêu chảy, đau đầu.
Tổng 20 hình ảnh




















Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do Cục quản lý Dược phê duyệt, tại đây.
- ^ Krämer BK, Montagnino G, Del Castillo D, Margreiter R, Sperschneider H, Olbricht CJ, Krüger B, Ortuño J, Köhler H, Kunzendorf U, Stummvoll HK, Tabernero JM, Mühlbacher F, Rivero M, Arias M, (Ngày đăng: Tháng 5 năm 2005), Efficacy and safety of tacrolimus compared with cyclosporin A microemulsion in renal transplantation: 2 year follow-up results, Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2025