1 / 14
thiazifar A0713

Thiazifar

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

30,000
Đã bán: 22 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuDược phẩm Dược liệu Pharmedic, Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic
Số đăng kýVD-16874-12
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtHydroclorothiazid (Hydrochlorothiazide)
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmaa2597
Chuyên mục Thuốc Hạ Huyết Áp

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Nguyễn Minh Anh Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 3475 lần

Thuốc Thiazifar chỉ định trong điều trị cao huyết áp, phù do suy thận, suy gan,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Thiazifar.

1 Thành phần

Thành phần: Thuốc Thiazifar có chứa thành phần hoạt chất là:

  • Hydrochlorothiazide hàm lượng 25mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Thuốc bào chế dưới dạng viên nén.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Thiazifar

2.1 Tác dụng của thuốc Thiazifar

Hydrochlorothiazidethuốc lợi tiểu Thiazid có tác dụng làm tăng bài tiết NaCl và nước theo cơ chế tái hấp thu chất điện giải ở ống lượn xa. Sự bài tiết các chất điện giải khác như Magnesi, Kali cũng tăng còn Calci bị giảm. Hydrochlorothiazide cũng làm tăng bài tiết bicarbonat do làm giảm hoạt tính carbonic anhydrase, đồng thời không làm thay đổi pH của nước tiểu.

Tác dụng giảm huyết áp của Hydrochlorothiazide do thể tích huyết tương và dịch ngoại bào bị giảm đi. Hydroclorothiazid dùng cùng các thuốc huyết áp khác cũng làm tăng tác dụng của chúng.

Hydrochlorothiazide có tác dụng hạ áp sau từ 1 - 2 tuần, còn tác dụng lợi tiểu xảy ra nhanh trong thời gian 1 - 2 giờ.

2.2 Chỉ định thuốc Thiazifar

Thuốc Thiazifar được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp, sử dụng thuốc đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc điều trị huyết áp khác như thuốc chẹn beta, thuốc ức chế ezyme chuyển angiotensin,...

Người mắc bệnh phù do suy tim, gan, thận hoặc do các nguyên nhân khác.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Dembele: Chỉ định, liều dùng và lưu ý sử dụng

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Thiazifar

3.1 Liều dùng thuốc Thiazifar

Điều trị khởi đầu với liều thấp nhất có thể. Dựa trên đáp ứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp. Dưới đây là liều tham khảo.

Liều điều trị cho bệnh nhân cao huyết áp: liều thông thường là ½ - 1 viên chia thành 1 hoặc 2 lần trong ngày. Có thể tăng liều đến 1 - 2 viên mỗi ngày nếu cần.

Liều điều trị phù: 1 viên mỗi ngày. Có thể chia thành 2 lần uống. Có thể tăng liều đến 2 viên mỗi ngày.

3.2 Cách dùng thuốc Thiazifar hiệu quả

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống. Thuốc nên uống vào mỗi buổi sáng, uống cùng với 1 cốc nước lọc.

Thức ăn không ảnh hưởng tới độ hấp thu của thuốc nên có thể sử dụng trước bữa ăn, trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn đều được.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc CoAprovel 300 mg/25 mg - Điều trị tăng huyết áp

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Thiazifar 25mg cho bệnh nhân mẫn cảm với Thiazid hoặc các dẫn chất Sulfonamid.

Không dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.

Người bệnh Gout, tăng acid uric trong máu, tăng Calci huyết cũng không nên sử dụng thuốc này.

5 Tác dụng phụ

Khi sử dụng Thiazifar có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như:

  • Hạ kali quá mức.
  • Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu.
  • Tăng acid uric, Glucose huyết.
  • Một số tác dụng phụ ít gặp như: buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, mày đay, hạ huyết áp thế đứng, hạ natri, magnesi, phosphat huyết,...
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp như: sốt, giảm bạch cầu, rối loạn giấc ngủ, phản ứng phản vệ, viêm gan, vàng da, mờ mắt, liệt dương,...

Ngoài các tác dụng phụ được liệt kê ở trên còn có thể có các tác dụng phụ khác. Bệnh nhân hãy thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc để được xử trí kịp thời.

6 Tương tác

Một số thuốc gây tương tác nếu sử dụng đồng thời với Thiazifar là:

  • Lithi: làm tăng độc tính của Lithi.
  • Thuốc NSAID: Thiazifar làm tăng độc tính của thuốc NSAID.
  • Thuốc hạ huyết áp: Thiazifar làm tăng tác dụng của các thuốc hạ huyết áp.
  • Corticosteroid: làm tăng tác dụng thải trừ Kali của Hydrochlorothiazide.
  • Glycosid trợ tim: Hydrochlorothiazide làm tăng độc tính của thuốc này.
  • Quinidin: dễ gây xoắn đỉnh, rung thất.
  • Allopurinol: Hydrochlorothiazide làm tăng độc tính khi dùng cùng.

Bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ được biết để được hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thận trọng khi sử dụng Thiazifar cho bệnh nhân suy gan, suy thận.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân đã cắt bỏ thần kinh giao cảm.

Thiazifar có thể gây tương tính giả trong xét nghiệm kiểm soát doping.

Kết hợp với các thuốc hạ áp khác cần giảm liều dùng của Thiazifar.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người rối loạn điện giải.

Bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng thuốc Thiazifar nên kiểm tra nồng độ natri máu và Kali máu định kỳ.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều.

7.2 Lưu ý sử dụng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ đang mang thai: đã có nghiên cứu Hydrochlorothiazide đi qua nhau thai vào thai nhi, có thể gây vàng da, rối loạn điện giải cho trẻ sơ sinh. Do đó, không dùng thuốc Thiazifar trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bà mẹ đang cho con bú: Hydrochlorothiazide tiết vào sữa mẹ gây hại cho trẻ. Do đó, không sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú, nếu cần thiết thì phải ngừng cho con bú.

7.3 Bảo quản 

Bảo quản Thiazifar nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thuốc là dưới 30 độ C.

Để xa tầm tay của trẻ.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-16874-12.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic.

Đóng gói: hộp 10 vỉ x 10 viên.

9 Thuốc Thiazifar giá bao nhiêu? 

Thiazifar giá bao nhiêu? Thuốc Thiazifar hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Thiazifar mua ở đâu?

Thuốc Thiazifar chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn bác sĩ kê thuốc Thiazifar mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.


Tổng 14 hình ảnh

thiazifar A0713
thiazifar A0713
thiazifar 1 O5733
thiazifar 1 O5733
thiazifar 2 G2847
thiazifar 2 G2847
thiazifar 3 N5303
thiazifar 3 N5303
thiazifar 4 U8130
thiazifar 4 U8130
thiazifar 5 E1002
thiazifar 5 E1002
thiazifar 6 M5460
thiazifar 6 M5460
thiazifar 7 N5628
thiazifar 7 N5628
thiazifar 8 D1240
thiazifar 8 D1240
thiazifar 9 V8814
thiazifar 9 V8814
thiazifar 10 L4720
thiazifar 10 L4720
thiazifar 101 I3287
thiazifar 101 I3287
thiazifar 11 I3325
thiazifar 11 I3325
thiazifar 12 O5200
thiazifar 12 O5200
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc Thiazifar có dùng được cho người 70 tuổi không?

    Bởi: quỳnh anh vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Thiazifar 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Thiazifar
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc chính hãng, giá mềm

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633