Theophylin Dopharma (vỉ)
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Dopharma, Công ty cổ phần dược phẩm TW2 - Dopharma |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm TW2 - Dopharma |
Số đăng ký | VD-22218-15 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 15 viên |
Hoạt chất | Theophyline |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | at62 |
Chuyên mục | Thuốc Hô Hấp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Theophylin Dopharma (vỉ) được biết đến phổ biến với tác dụng điều trị hen phế quản và bệnh mạch vành. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc Theophylin Dopharma (vỉ).
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi viên thuốc Theophylin Dopharma (vỉ) có chứa thành phần là:
- Theophylin: 100 mg.
- Tá dược (Tinh bột sắn, Eragel, natri lauryl sulfat, Magnesi stearat): vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Theophylin Dopharma (vỉ)
2.1 Tác dụng của thuốc Theophylin Dopharma (vỉ)
Theophylin 100mg la thuốc gì? Theophylin là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh hen suyễn và co thắt phế quản.
2.1.1 Dược lực học
Theophylin nhóm thuốc nào? Theophylline, một dẫn xuất xanthine tương tự về mặt hóa học với caffeine và theobromine , được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn và co thắt phế quản. Theophylline có hai tác dụng riêng biệt trong đường hô hấp của bệnh nhân bị tắc nghẽn (hen) có thể đảo ngược; giãn cơ trơn (nghĩa là giãn phế quản) và ức chế phản ứng của đường thở với các kích thích (tức là tác dụng dự phòng không phải thuốc giãn phế quản)[1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thụ: Theophylin được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi uống ở dạng Dung dịch hoặc dạng rắn uống giải phóng ngay.
Trao đổi chất: Sau khi uống, Theophylline không trải qua bất kỳ sự đào thải bước đầu nào có thể đo lường được. Ở người lớn và trẻ em trên một tuổi, khoảng 90% liều dùng được chuyển hóa ở gan
Phân bổ: Khi Theophylline đi vào hệ tuần hoàn, khoảng 40% được liên kết với protein huyết tương, chủ yếu là Albumin. Theophylline không liên kết phân bố khắp nước trong cơ thể, nhưng phân bố kém vào mỡ trong cơ thể.
Thải trừ: Theophylline không trải qua bất kỳ sự đào thải đáng kể nào trước khi vào cơ thể, phân bố tự do vào các mô không có chất béo và được chuyển hóa rộng rãi ở gan. Sự bài tiết qua thận của theophylline không đổi ở trẻ sơ sinh lên tới khoảng 50% liều dùng, so với khoảng 10% ở trẻ em trên ba tháng tuổi và ở người lớn.
2.2 Chỉ định của thuốc Theophylin Dopharma (vỉ)
Thuốc Theophylin Dopharma được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Bệnh hen phế quản khó thở kịch phát.
- Bệnh hen phế quản khó thở liên tục.
- Các dạng co thắt của bệnh phổi - phế quản tắc nghẽn mạn tính.
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Theostat LP 300mg - Thuốc điều trị hen phế quản
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Theophylin Dopharma (vỉ)
3.1 Liều dùng thuốc Theophylin Dopharma (vỉ)
Theophylin liều dùng ban đầu được khuyến cáo:
Liều nạp: 4 - 6 mg/kg, nếu bệnh nhân chưa sử dụng theophylin ở trong 24 tiếng trước. 2 - 3 mg/kg nếu bệnh nhân đã sử dụng theophylin ở trong 24 tiếng trước.
Liều tăng dần: Có thể tăng 25% liều mỗi lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 ngày cho đến khi thuốc còn dung nạp được hoặc khi đạt tới liều tối đa sau:
- Trẻ em đến 9 tuổi: Uống 24 mg/kg/ngày.
- Trẻ em có độ tuổi từ 9 đến 12: Uống 20 mg/kg/ngày.
- Trẻ em có độ tuổi từ 12 đến 16: Uống 18 mg/kg/ngày.
- Trẻ có độ tuổi từ 16 tuổi trở nên: Uống 13 mg/kg/ngày hoặc 900 mg/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Theophylin Dopharma (vỉ) hiệu quả
Thuốc Theophylin Dopharma (vỉ) được dùng đường uống do được bào chế ở dạng viên nén. Bệnh nhân nên uống thuốc cùng với 1 cốc nước đun sôi để nguội (khoảng 150ml).
Để giảm được tình trạng kích ứng dạ dày, Theophylin Dopharma được uống vào bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Theophylin Dopharma (vỉ) cho các trường hợp bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc đang có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Bệnh nhân đang bị động kinh, co giật mà không thể kiểm soát được.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Theostat LP100mg - Thuốc điều trị hen phế quản
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp của theophylline có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, khó ngủ ( mất ngủ ), chấn động, đổ mồ hôi, cảm thấy bồn chồn hoặc cáu kỉnh.
Nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như: nhịp tim nhanh, động kinh, sốt, mức Kali thấp,....
Khi có bất cứ biểu hiện nào khác thường tuyệt đối không được chủ quan mà phải báo cho bác sỹ để được tư vấn, kiểm tra và xử lý, tránh những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
6 Tương tác thuốc
Adenosine: Theophylline chặn các thụ thể adenosine.
Rượu bia: Một liều lượng lớn rượu (3 mL/kg rượu whisky) làm giảm Độ thanh thải Theophylin trong tối đa 24 giờ.
Aminoglutethimide: Tăng thanh thải Theophylin bằng cách kích hoạt hoạt động của enzyme microsome.
Cimetidin: Giảm thanh thải Theophylin bằng cách ức chế cytochrom P450 1A2.
Diazepam: Các thuốc benzodiazepin làm tăng nồng độ Adenosine trong thần kinh trung ương, một chất ức chế thần kinh trung ương mạnh, trong khi Theophylline ngăn chặn các thụ thể adenosine.
Erythromycin: Chất chuyển hóa của Erythromycin làm giảm độ thanh thải của Theophylin bằng cách ức chế cytochrom P450 3A3.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Xem thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
Thận trọng và chú ý điều chỉnh liều khi dùng thuốc cho người cao tuổi; bệnh nhân viêm loét Đường tiêu hóa, béo phì, suy giảm chức năng thận, cường giáp hoặc bệnh nhân có tiền sử động kinh.
Không dùng thuốc nếu có dấu hiệu hư hỏng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng.
Không hút thuốc nếu đang sử dụng Theophylin. Vì hút thuốc thay đổi cách cơ thể bạn sử dụng theophylline và bạn có thể cần sử dụng một liều lượng khác.
Tránh dùng thảo dược bổ sung có chứa St. John's wort.
Tránh lái xe hay vận hành máy móc vì Theophylin có thể làm ảnh hưởng đến bạn.
7.2 Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú
Thuốc có thể qua hàng rào nhau thai và tiết vào trong sữa mẹ. Do đó có thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai, cho con bú.
7.3 Bảo quản
Thuốc nên được đặt ở tủ thuốc, hoặc ở nơi cao ráo, thoáng mát, có độ ẩm thích hợp, nhiệt độ phòng dưới 30 độ C.
Tránh đặt thuốc ở những nơi ẩm thấp hoặc những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh thuốc bị hỏng.
Để xa tầm với của trẻ em.
8 Quá liều
Quá liều Theophylline có thể xảy ra nếu bạn vô tình uống quá nhiều cùng một lúc. Quá liều cũng có thể xảy ra từ từ theo thời gian nếu liều hàng ngày của bạn quá cao. Để chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng liều lượng, máu của bạn sẽ cần phải được kiểm tra thường xuyên.
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm buồn nôn và nôn dữ dội, co giật, nhịp tim chậm , mạch yếu hoặc ngất xỉu[2].
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-22218-15.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW2 - Dopharma.
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 15 viên.
10 Theophylin Dopharma (vỉ) giá bao nhiêu?
Theophylin Dopharma (vỉ) giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Theophylin Dopharma (vỉ) ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Mua thuốc Theophylin Dopharma (vỉ) ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ kê thuốc Theophylin Dopharma (vỉ) và mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
12 Ưu điểm
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, nhỏ gọn nên dễ sử dụng và tiện lợi khi mang theo.
Giá thành rẻ, dễ mua tại các nhà thuốc.
Theophylin Dopharma (vỉ) được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm TW2 với quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP.
Theophylline có thể ức chế các phản ứng hen giai đoạn cuối ở nồng độ trong huyết thanh thấp hơn nồng độ được coi là hữu ích trong điều trị theo truyền thống đã cung cấp bằng chứng cho thấy tác dụng có lợi của theophylline trong bệnh hen suyễn vượt ra ngoài tác dụng giãn phế quản nhẹ[3].
13 Nhược điểm
- Thuốc có thể đi qua nhau thai vậy nên rất nguy hiểm khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Cần thận trọng[4].
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Pubchem. Theophylline, Pubchem. Truy cập ngày 18 tháng 07 năm 2023
- ^ Chuyên gia Drugs. Theophylline, Drugs. Truy cập ngày 18 tháng 07 năm 2023
- ^ Tác giả KF Rabe và G Dent (Đăng tháng 8 năm 1998). Theophylline and airway inflammation, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 07 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây