Telfast HD 180mg
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Sanofi, Công ty Cổ phần Sanofi |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Sanofi |
Số đăng ký | VD-28324-17 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 30 viên |
Hoạt chất | Fexofenadine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm5061 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 16265 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Telfast HD 180mg được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay vô căn mạn tính. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Telfast HD 180mg.
1 Thành phần
Thành phần: Thành phần của thuốc Telfast HD 180mg bao gồm:
- Hoạt chất chính là Fexofenadine (dưới dạng Fexofenadine hydrochloride) hàm lượng là 180mg.
- Các tá dược khác như tinh bột mì, Lactose, sodium starch glycolate, PVP, magnesi stearat, avicel, màu đỏ poncaeu vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
2 Telfast HD 180mg là thuốc có tác dụng gì?
2.1 Cơ chế tác dụng
Fexofenadine hydrochloride - hoạt chất của thuốc là một chất chuyển hóa của Terfenadine, thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2. Fexofanadine có tác dụng chọn lọc kéo dài trên thụ thể H1 do tạo thành phức hợp bền vững và tách ra chậm nhưng đồng thời không có tác dụng trên thần kinh trung ương. Do đó thuốc có tác dụng chống dị ứng, làm giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả mà không gây ra tác dụng an thần gây ngủ. [1]
Thuốc hấp thu tốt qua đường uống. Sau khi uống một liều 60mg, nồng độ đỉnh trong máy đạt được sau 2-3 giờ. Tỷ lệ gắn huyết tương là khoảng 60-70%. Thời gian phân bố là 5,4 -5,8 lít/kg. Thuốc không qua hàng rào máu não. Chưa rõ có qua được hàng rào nhau thai hay sữa mẹ hay không. [2]
Fexofanadine chuyển hóa qua gan được khoảng 5%. T1/2 ;à 14,4 giờ và kéo dài hơn ở người suy thận. Thuốc thải trừ chủ yếu qua phân và nước tiểu.
2.2 Chỉ định
Chỉ định thuốc dị ứng Telfast HD 180mg cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi mắc:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa.
- Giảm ngứa và đau rát trong điều trị bệnh mề đay mạn tính vô căn mạn tính và biến chứng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc chống dị ứng Telfor 60 Dược Hậu Giang: công dụng, liều dùng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Telfast HD 180mg
3.1 Liều dùng
Liều lượng khuyên cáo đối với Telfast HD 180mg là uống 1 viên/ 1 ngày.
Không cần điều chỉnh liều trên đối tượng người suy gan và người cao tuổi.
Cần điều chỉnh liều trên người bị suy thận về 60mg/ngày.
3.2 Cách dùng
Thuốc viêm mũi dị ứng Telfast HD được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng đường uống, trước bữa ăn. Người bệnh nên nuốt nguyên viên thuốc cùng nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc, không dùng kèm rượu, bia, cafe hay các loại đồ uống khác.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Telfast HD 180mg trong trường hợp bị dị ứng với Fexofenadine hoặc mẫn cảm với bất cứ chất nào có trong thành phần của thuốc.
Trẻ em dưới 12 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc fexofenadine 180 US là thuốc gì, mua ở đâu, giá bao nhiêu
5 Tác dụng phụ
Nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu những tác dụng phụ này làm phiền bạn hoặc không biến mất.
Các triệu chứng thường gặp
- Buồn nôn
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Khô miệng
- Cảm thấy chóng mặt
Các triệu chứng hiếm gặp:
- Thần kinh: rối loạn giấc ngủ, lo lắng, sợ hãi.
- Tiêu hóa: đau bụng.
- Da: Phát ban, mày đay, ngứa.
- Phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ.
Rất hiếm khi có tác dụng phụ nghiêm trọng với fexofenadine. Hãy báo cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất kì phản ứng bất thường nào trong quá trình dùng thuốc.
6 Tương tác thuốc
Một số thuốc có thể tương tác với Telfast HD 180mg, gây cản trở lẫn nhau và làm tăng khả năng xảy ra các tác dụng phụ:
- Rifampicin, Erythromycin: tăng nồng độ Fexofenadine trong máu, tuy nhiên, không làm thay đổi khoảng QT.
- Bất kỳ loại thuốc nào khiến bạn buồn ngủ, khô miệng hoặc khiến bạn khó đi tiểu (dùng fexofenadine có thể làm cho những tác dụng phụ này tồi tệ hơn).
- Thuốc kháng acid có chứa Al & Mg: nên uống cách Telfast HD 180mg 2 tiếng do có thể gây ra giảm hấp thu thuốc.
- Nồng độ cồn trong gan tăng nếu dùng Fexofenadine và uống rượu.
- Nước hoa quả có thể giảm Sinh khả dụng của Fexofenadine.
Để tránh khỏi những tương tác không đáng có, điều mà người bệnh nên làm là cung cấp đầy đủ thông tin về tên những loại thuốc hoặc sản phẩm mà bạn đang dùng trước khi sử dụng thuốc Telfast HD 180mg.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không nên sử dụng Telfast cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 12 tuổi.
Người cao tuổi (trên 65 tuổi) nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, bởi chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của Telfast trên nhóm đối tượng này.
Tuy Fexofenadine ít gây buồn ngủ, vẫn cần thận trọng khi sử dụng trên đối tượng cần sự tỉnh táo như người lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thận trọng trên người có vấn đề về thận vì nửa đời thải trừ kéo dài hơn so với người bình thường, tiền sử bệnh tim, động kinh.
Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, cùng với việc tuân thủ liều lượng hãy cố gắng tránh xa các yếu tố nguy cơ có thể có kháng nguyên gây dị ứng.
7.2 Lưu ý trên đối tượng phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Fexofenadine thường không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ thời kì mang thai. Thay vào đó đối tượng này thường được chỉ định bằng Loratadine. Hiện cũng chưa có đủ báo cáo về việc sử dụng Fexofenadine trên phụ nữ đang cho con bú. Hỏi ý kiến bác sĩ về những lợi ích cũng như nguy cơ trước khi sử dụng nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có ý định mang thai.
7.3 Uống Telfast nhiều có hại không?
Đôi khi bác sĩ có thể kê liều Telfast cao hơn thông thường trong trường hợp phát ban, ngứa da nghiêm trọng hoặc có sưng tấy dưới da (phù mạch). Còn lại, việc sử dụng liều cao là không thích hợp. Khi dùng quá liều khuyến cáo, có thể gây ra các triệu chứng như: chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, đau họng. Nếu bạn dùng quá liều Telfast hãy báo cho bác sĩ để nhận được xử trí kịp thời.
7.4 Bảo quản
Thuốc Telfast HD 180mg nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 30 độ C.
Tránh xa nơi có ánh nắng trực tiếp, nơi ẩm mốc và tầm tay của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-28324-17
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Sanofi Việt Nam.
Đóng gói: Telfast HD 180mg được đóng gói dạng hộp 1 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Telfast HD 180mg giá bao nhiêu?
Giá thuốc Telfast HD 180mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy đã được cập nhật ở đầu trang. Để biết thêm chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn hãy liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được hỗ trợ nhanh nhất.
10 Thuốc Telfast HD 180mg mua ở đâu?
Thuốc Telfast HD 180mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Telfast HD 180mg để mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc có thể liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm - Nhược điểm của thuốc Telfast HD 180mg
12 Ưu điểm
- Thuốc Telfast HD với hàm lượng 180mg được đánh giá là hiệu quả trong việc điều trị dị ứng và mày đay vô căn mãn tính.
- Được chia liều tiện lợi, đóng thành viên, bao phim giúp hạn chế được mùi khó chịu của dược chất trong sản phẩm mỗi khi uống thuốc.
- Liều dùng đơn giản, hạn chế được tình trạng quên liều, nhất là với người già, thường xuyên quên là mình đã uống thuốc hay chưa.
- Nghiên cứu cho thấy Fexofenadine chó tác dụng kháng histamin không kém gì các thuốc khác histamin thế hệ 2 khác và có tác dụng an toàn, hiệu quả hơn so với các thuốc kháng histamin thế hệ 1. [3]
- Thuốc Telfast HD 180mg được sản xuất và phân phối bởi thương hiệu tập đoàn Sanofi - đứng hàng đầu thế giới về chất lượng sản phẩm dược phẩm.
13 Nhược điểm
- Thuốc không được khuyến khích dùng trên phụ nữ đang mang thai.
- Liều dùng khá cao, nên thận trọng khi sử dụng do có thể gây quá liều.
- Giá của thuốc Telfast HD 180mg hơi cao.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia của Drugbank (Ngày cập nhật 17 tháng 10 năm 2022). Fexofenadine, Drugbank. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Philippe Devillier, Nicholas Roche và Christopher Faisy (Ngày đăng năm 2008). Clinical pharmacokinetics and pharmacodynamics of desloratadine, fexofenadine and levocetirizine : a comparative review, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Cheng-Zhi Huang và cộng sự (Ngày đăng 29 tháng 11 năm 2019). Antihistamine effects and safety of fexofenadine: a systematic review and Meta-analysis of randomized controlled trials, Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022