Talimus 0.03%
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Ajanta Pharma, Ajanta Pharma., Ltd |
Công ty đăng ký | Ajanta Pharma., Ltd |
Số đăng ký | VN-5824-08 |
Dạng bào chế | Mỡ bôi ngoài da |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 tuýp 10g |
Hoạt chất | Tacrolimus |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | m847 |
Chuyên mục | Thuốc Da Liễu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 7729 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Talimus 0.03% được sử dụng điều trị bệnh tràm ở cả người lớn và trẻ em. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Talimus 0.03% trong bài viết sau đây. da
1 Thành phần
Thành phần:
Thuốc mỡ Talimus 0.03% 10g có chứa thành phần bao gồm:
- Tacrolimus có hàm lượng 3mg.
- Các tá dược vừa đủ 10g.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng thuốc mỡ dùng ngoài da.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Talimus 0.03%
2.1 Tác dụng của thuốc Talimus 0.03%
Tác dụng của Tacrolimus: hoạt chất này có tác dụng tốt trong điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh chàm, Tacrolimus ức chế phản ứng viêm tương tự như thuốc chống viêm steroid, nhưng không mạnh bằng, tuy nhiên Tacrolimus có thể được sử dụng trực tiếp trên da đặc biệt là mặt, còn Steroid rất hiếm khi sử dụng trên da và mặt, vì có thể làm mỏng da.[1]
2.2 Chỉ định của thuốc Talimus 0.03%
Thuốc Talimus 0.03% được các chuyên gia y tế chỉ định dùng trong: Điều trị cho bệnh chàm (Eczema) ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi bao gồm các vết chàm ở mặt, cổ và các vùng nếp gấp (trừ vùng niêm mạc).
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Sovalimus 0,1% 15g: Tác dụng - Chỉ định, cách dùng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Talimus 0.03%
3.1 Liều dùng thuốc Talimus 0.03%
Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của mỗi người mà có những liều dùng khác nhau.
Liều dùng dành cho người trên 16 tuổi: mỗi ngày dùng 2 lần.
Liều dùng dành cho người từ 2 – 15 tuổi: mỗi ngày dùng 2 lần trong 3 tuần đầu tiên, sau đó mỗi ngày dùng 1 lần.
Nếu trường hợp bệnh tái phát cần tăng liều theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3.2 Cách dùng thuốc Talimus 0.03% hiệu quả
Thuốc Talimus 0.03% được bào chế dạng thuốc mỡ nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
Cần bôi thuốc với lượng thuốc vừa đủ, không nên bôi quá nhiều.
Bệnh nhân cần sử dụng thuốc thường xuyên và đều đặn theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế để đạt kết quả tốt nhất.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm hoặc có tiền sử mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Rocimus 0.1% w/w - Thuốc điều trị viêm da cơ địa
5 Tác dụng phụ
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng kem bôi da Talimus 0.03% cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn, tuy nhiên do thuốc sử dụng bằng cách bôi ngoài da nên những tác dụng phụ thường là phát ban, ngứa ngáy, nóng rát, bỏng, dị ứng trên da, đôi khi bệnh nhân có thể gặp tình trạng viêm nang lông hoặc nhiễm trùng ngoài da.
6 Tương tác
Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tương tác giữa thuốc Talimus 0.03% với các thuốc bôi ngoài da khác, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần phải có khoảng thời gian nghỉ giữa các lần dùng thuốc bôi ngoài da khác. Thông báo cho bác sỹ biết các thuốc bôi khác đang dùng để được tư vấn cách dùng tránh các tương tác bất lợi có thể xảy ra.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:
Hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc đối với trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi, chỉ nên dùng khi cần thiết.
Bệnh nhân không nên để vùng da vừa mới bôi thuốc tiếp xúc với quần áo, đồ vật vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc, mất thuốc.
Nếu bôi thuốc trong thời gian dài mà bệnh không được cải thiện thì bệnh nhân cần đến trung tâm y tế để được chẩn đoán lại.
Để ý bề ngoài thuốc nếu thấy thuốc có những biểu hiện như biến dạng, đổi màu, mốc thì không được sử dụng thuốc đó nữa.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Đối với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú: vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của thuốc đối với mẹ và thai nhi và khả năng di chuyển qua sữa mẹ của thuốc, tuy nhiên chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết.
7.3 Xử trí quá liều
Chưa có báo cáo về biến chưunsg khi dùng quá liều nhưng cần thận trọng về những tác dụng phụ gây ra, chỉ nên dùng lượng vừa đủ tránh có những dấu hiệu bất thường xảy ra.
7.4 Bảo quản
Thuốc Talimus 0.03% là một thuốc khá dễ bảo quản. Chỉ cần giữ gìn cẩn thận trong bao bì kín, không để thuốc tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời thuốc sẽ không bị mất tác dụng vốn có. Bảo quản thuốc thật tốt để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng.
Để xa tầm với trẻ em: cha mẹ cần chú ý để xa tầm tay trẻ em để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Sau khi bôi thuốc xong cần vặn nắp lại cẩn thận.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-5824-08.
Nhà sản xuất: Công ty Ajanta Pharma., Ltd
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 1 tuýp 10g.
9 Thuốc Talimus 0.03% giá bao nhiêu?
Thuốc Talimus 0.03% hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Talimus 0.03% mua ở đâu?
Thuốc Talimus 0.03% mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Talimus 0.03% để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc dạng mỡ bôi da dễ dùng.
- Tacrolimus có thể dùng đươc trên da mặt so với các loại steroid khác.
- Ngoài tác dụng chữa bệnh chàm với chế phẩm dùng ngoài da thì nó còn được dùng chữa trị viêm khớp dạng thấp.[2]
- Dạng tuýp 10g nhỏ gọn thuận tiện mang theo người.
- Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
- Được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
- Nhập khẩu từ Ấn Độ.
- Chưa ghi nhận biến chứng quá liều.
12 Nhược điểm
- Thuốc có một số tác dụng phụ như phát ban, bỏng rát,... cần thận trọng khi dùng.
- Trẻ em < 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú,... thận trọng. khi dùng.
- Dạng thuốc mỡ lâu thấm khô.
Tổng 1 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ R Venkataramanan, cập nhập tháng 12 năm 1995. Clinical pharmacokinetics of tacrolimus, Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 03 năm 2023
- ^ Roy Fleischmann, cập nhập tháng 01 năm 2006. Tacrolimus in rheumatoid arthritis, Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 03 năm 2023