Sodium Starch Glycolate (Natri Starch Glycolate)
7 sản phẩm
Dược sĩ Hoàng Bích Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

1 Sodium starch glycolate là tá dược gì?
Sodium starch glycolate (Natri starch glycolate) là muối Sodium của carboxylmethyl ether. Tinh bột Glycolate có nguồn gốc từ gạo, khoai tây, lúa mì hoặc ngô.
Sodium starch glycolate hấp thụ nước nhanh chóng, dẫn đến trương nở từ đó phân rã nhanh chóng của viên nén và hạt nên được sử dụng làm tá dược hòa tan trong viên nén và viên nang.
2 Tên gọi và cấu trúc
Tên dược điển: Sodium starch glycolate
Tên khác và tên thương mại: Carboxymethyl starch, sodium salt; Explosol; Explotab; Glycolys…
CTPT: (C2H4O3)x(Na)x.
Đường kính hạt trung bình: 45µm
Theo Dược điển Châu Âu, Sodium Starch Glycolate được chia làm 3 loại A, B, C. Còn theo dược điển Mỹ được chia làm 2 loại A và B.
3 Tính chất
3.1 Màu sắc
Bột màu trắng đến trắng ngà, không vị, không mùi, tương đối dễ chảy.
3.2 Tính tan
Không tan trong nước, hòa tan trong nước tạo thành chất gel trong suốt, bền với ánh sáng và nhiệt. Không tan trong etanol, ete, cloroform và các dung môi hữu cơ khác
3.3 Độ ổn định
Tương đối ổn định nhưng rất dễ hút ẩm, nên bảo trong bao bì kín, nơi thoáng mát tránh độ ẩm cao.
Tính chất tương tự như Carboxymethyl cellulose (CMC), với nhiều tính chất như làm đặc, huyền phù, phân tán, nhũ hóa, liên kết, giữ nước và bảo vệ dạng keo.
4 Phương pháp sản xuất
Có nhiều phương pháp để tổng hợp Sodium starch glycolate (SSG) như phương pháp nước, đùn, bùn dung môi hữu cơ và phương pháp khô…
Nguyên tắc: Đầu tiên tạo liên kết chéo bằng Sodium trimetaphosphate (Loại A và B) hoặc mất nước (Loại C). Tinh bột được carboxylmethyl hóa bằng cách phản ứng với natri chloroacetate trong môi trường kiềm, không chứa nước, thường là etanol hoặc metanol biến tính, sau đó trung hòa bằng Acid citric, Acid acetic hoặc một số acid khác.
5 Ứng dụng
Sodium starch glycolate được dùng làm tá dược hòa tan trong viên nén và viên nang.
Được sử dụng như một chất chất pha loãng, chất phân rã và chất kết dính trong các công thức viên nén. Sử dụng trong quá trình nén trực tiếp (dập thẳng) hoặc tạo hạt ướt.
Chất kết dính trong công nghiệp sản xuất giấy, dệt may.
Chất ổn định trong thực phẩm như bánh mì, kem.
6 Chống chỉ định
Không dùng cho người mẫn cảm với Sodium starch glycolate (Natri starch glycolate) .
7 Liều dùng - Cách dùng
Lượng sử dụng khi làm tá dược thường chiếm tỷ lệ 2-8% trong công thức, tối ưu nhất ở 4%.
8 Tác dụng không mong muốn
Sodium starch glycolate tương đối an toàn và không gây ra kích ứng trong liều lượng thường dùng.
9 Tương kỵ
Sodium starch glycolate không tương thích với Ascorbic acid, vì vậy không nên kết hợp cùng.
10 Lưu ý và thận trọng
Tránh để Sodium Starch Glycolate tiếp xúc với mắt để tránh kích ứng, nếu vô tình dính phải thì phải rửa nhiều lần bằng nước sạch.
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng.
Nếu như bảo quản tốt ở điều kiện phù hợp (nhiệt độ và độ ẩm) thì có thể giữ nguyên các tính chất lên đến 3 năm. Nếu bảo quản không tốt có thể dẫn đến bị vón cục, hư hỏng.
11 Bảo quản
Bao bì kín, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.
12 Tài liệu tham khảo
1. Chuyên gia Drugs.com. Sodium Starch Glycolate. Drugs.com. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2025.
2. Putra ON và các cộng sự, (Ngày đăng: Ngày 26 tháng 12 năm 2023). Sodium Starch Glycolate (SSG) from Sago Starch (Metroxylon sago) as a Superdisintegrant: Synthesis and Characterization. NIH. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2025.
3. Desai PM và các cộng sự, (Ngày đăng: Tháng 10 năm 2014). Functionality of disintegrants and their mixtures in enabling fast disintegration of tablets by a quality by design approach. NIH. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2025.
4. Zhenda Liu và các cộng sự (Ngày đăng: Tháng 10 năm 2023). Journal of Drug Delivery Science and Technology, tập 88, A comprehensive understanding of disintegrants and disintegration quantification techniques: From the perspective of tablet microstructure. ScienDirect. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2025.