Sodium Laureth Sulfate
110 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 3 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Sodium Laureth Sulfate được biết đến với công dụng là chất nhũ hóa, chất hoạt động bề mặt hay tẩy rửa, làm sạch có trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Sodium Laureth Sulfate.
1 Sodium Laureth Sulfate là gì?
Sodium laureth sulfate là một chất hoạt động bề mặt và thuốc tẩy mang điện âm có trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm hay chăm sóc cá nhân như kem đánh răng, xà phòng...
1.1 Đặc điểm hoạt chất Sodium Laureth Sulfate
Sodium Laureth Sulfate (SLES) có danh pháp IUPAC là sodium;2-dodecoxyethyl sulfate.
Tên INCI (Danh pháp các thành phần mỹ phẩm) là Sodium Laureth Sulfate.
Sodium Laureth Sulfate là muối Sodium của rượu lauryl ethoxyl hóa sunfat có công thức phân tử là C14H29NaO5S.
Trọng lượng phân tử: 332,43 g/mol.
1.2 Công thức cấu tạo
Số lượng n trong công thức của Sodium Laureth Sulfate được thể hiện ngay trong tên gọi, ví dụ n=3 thì tên của SLES đó sẽ là Laureth-3 Sulfate.
1.3 Nguồn gốc
Sodium Laureth Sulfate từ dầu dừa được sản xuất tổng hợp điều chế bằng cách etoxyl hóa dodecanol. Sản phẩm etoxylat thu được sau đó được chuyển thành este một lần với acid sulfuric, cuối cùng là trung hòa để tạo ra muối sodium.
Ngoài có nguồn gốc từ dầu dừa, các hợp chất này được sản xuất từ dầu mỏ.
2 Tính chất của Sodium Lauryl Ether Sulfate
2.1 Tính chất vật lý
Trạng thái: tinh thể, vẩy màu kem hoặc trắng, mùi như mùi mỡ, vị đắng giống xà phòng.
Tính tan: Hơi tan trong Cloroform, nước. Ít tan trong Methanol.
Điểm nóng chảy: 204 độ C
Khối lượng phân tử ~288 g/mol
LD50 1280 ppm (chuột, miệng) .
Khối lượng riêng: 1,05 g/cm³.
2.2 Tính chất hóa học
SLS có tính Acid yếu, có khả năng tạo phức với các ion kim loại, đặc biệt là Canxi và Magie. Điều này có thể gây ra sự cản trở đối với tác dụng của các sản phẩm chứa SLS trong nước cứng. Do đó, để sử dụng hiệu quả nhất các sản phẩm chứa SLS nên được sử dụng cùng với chất chống cứng nước.
Sodium Lauryl Sulfate có tác dụng gì? SLS làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch nước và được sử dụng làm chất nhũ hóa chất béo, chất làm ướt và chất tẩy rửa trong mỹ phẩm, dược phẩm và kem đánh răng. Nó cũng được sử dụng trong các loại kem và bột nhão để phân tán các thành phần một cách hợp lý và là công cụ nghiên cứu về sinh hóa protein. SLS cũng có một số hoạt động diệt khuẩn.
2.3 Điều chế Sodium Lauryl Sulfate
SLS được tổng hợp bằng cách xử lý rượu Lauryl với Lưu Huỳnh Trioxit, Oleum hoặc Axit Chlorosulfuric để tạo ra Hydro Lauryl Sunfat. Rượu Lauryl có thể được sử dụng ở dạng nguyên chất hoặc dưới dạng hỗn hợp của rượu béo. Khi được sản xuất từ những nguồn này, các sản phẩm "SLS" là hỗn hợp của nhiều loại natri alkyl sunfat khác nhau với SLS là thành phần chính.
3 Sodium Laureth Sulfate trong mỹ phẩm có tác dụng gì?
Sodium Laureth Sulfate trong dầu gội: Trong các sản phẩm dầu gội, Sodium Laureth Sulfate có công dụng tạo bọt, làm sạch da đầu, làm dịu cơn ngứa và loại bỏ bã nhờn dư thừa trên da đầu.
Sodium Laureth Sulfate trong sữa rửa mặt: Sodium Laureth Sulfate trong sữa rửa mặt có tác dụng tạo bọt cho sản phẩm, tăng hiệu quả làm sạch sâu cho da.
Trong công thức của các sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, kem đánh răng, sữa rửa mặt, xà phòng.... này, Sodium Laureth Sulfate đóng vai trò là chất hoạt động bề mặt anion, với khả năng tẩy rửa mạnh, giúp làm sạch sâu, nó còn có đặc tính nhũ hóa tốt, chịu nước cứng tốt và tương thích với tất cả chất hoạt động bề mặt, trừ chất hoạt động bề mặt cation.
4 Chỉ định - Chống chỉ định của Sodium Laureth Sulfate
5 Ứng dụng của Sodium Lauryl Sulfate
SLS (Sodium Lauryl Sulfate) là một chất tạo bọt có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình. Một số ứng dụng của SLS trong mỹ phẩm:
- Sản phẩm chăm sóc cá nhân: SLS là thành phần chính trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân. Bao gồm các loại: sữa tắm, dầu gội đầu, kem đánh răng, xà phòng và nhiều sản phẩm khác.
- Sản phẩm chăm sóc tóc: SLS được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội đầu và dầu xả để giúp tẩy rửa tóc và làm sạch da đầu.
- Sản phẩm chăm sóc da: SLS được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm và xà phòng để làm sạch da.
- Sản phẩm chăm sóc răng miệng: SLS được sử dụng trong kem đánh răng để tạo bọt và làm sạch răng, ức chế hình thành mảng bám.
- Sản phẩm chăm sóc gia đình: SLS cũng được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa gia đình như chất tẩy rửa chén bát và chất tẩy rửa sàn nhà để giúp làm sạch hiệu quả và đồng thời giữ ẩm cho da tay.
Ngoài ra, Sodium Lauryl Sulfate còn được sử dụng với các ứng dụng khác như:
- SLS được dùng làm bọt chữa cháy.
- Trong ngành Dược, hóa chất này được dùng để tạo viên sủi và tạo protein như một chất điện ly.
- SLS cũng dùng làm tá dược trơn cho viên nén.
5.1 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng sản phẩm chứa Sodium Laureth Sulfate cho những người có tiền sử dị ứng với Sodium Laureth Sulfate.
Người có cơ địa, làn da vô cùng nhạy cảm dễ bị kích ứng bởi Sodium Laureth Sulfate không được dùng.
Không dùng những sản phẩm chứa Sodium Laureth Sulfate cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi làn da của trẻ rất nhạy cảm, mỏng manh.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Clarithromycin: Kháng sinh macrolid bán tổng hợp Dược thư Quốc Gia 2022
6 Sodium Laureth Sulfate có hại không?
Sodium Laureth Sulfate là một muối của rượu ethoxyl hóa sunfat, độ an toàn của muối này đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) để sử dụng trong mỹ phẩm.
Sodium Laureth Sulfate không gây phản ứng bất lợi trong bất kỳ thử nghiệm độc tính nào. Sodium Laureth Sulfate đã được chứng minh là chất gây kích ứng da và mắt nhưng không phải là chất gây mẫn cảm. Hội đồng chuyên gia đã nhận ra rằng có những lỗ hổng dữ liệu liên quan đến việc sử dụng và nồng độ của các thành phần này. Trong thực tế, chúng không thường xuyên gây kích ứng do các công thức mà chúng được sử dụng. Những thành phần này chỉ nên được sử dụng khi chúng có thể được điều chế để không gây kích ứng.
6.1 Độc tính cấp tính
6.1.1 Dùng đường miệng
Các hóa chất trong nhóm này được báo cáo là có độc tính cấp tính vừa phải trong các thử nghiệm trên động vật, với LD50 qua đường miệng được báo cáo ở chuột.
LD50 dao động từ 630 – >2000 mg/kg trọng lượng cơ thể. Các tác dụng phụ gây tử vong được quan sát bao gồm tiêu chảy và suy nhược hệ thần kinh trung ương.
6.1.2 Độc tính cấp tính khi dùng ngoài da
Không có dữ liệu đáng tin cậy có sẵn. Trong một nghiên cứu được báo cáo trong CIR (1983), Sodium Laureth Sulfate (như một thành phần trong các công thức sản phẩm) đã được thử nghiệm ở mức 10 mg/kg thể trọng trên thỏ. Không có trường hợp tử vong nào trong thời gian quan sát, hoặc phát hiện bệnh lý tổng thể khi khám nghiệm tử thi.
6.1.3 Độc tính cấp tính khi hít phải
Không có dữ liệu sẵn có.
6.2 Các phản ứng ăn mòn, gây kích thích
6.2.1 Kích ứng da
Trong những nghiên cứu, Sodium Laureth Sulfate đã được sử dụng trong một thử nghiệm băng kín ở thỏ và được đánh giá theo phương pháp Draize sau khoảng thời gian tiếp xúc 24 và 48 giờ. Hóa chất không gây kích ứng ở nồng độ 5–5,6%. Ban đỏ nhẹ và phù được quan sát thấy ở nồng độ 6–26 % trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu khác, kích ứng nghiêm trọng được gây ra ở nồng độ 15–30%.
Trong một nghiên cứu được báo cáo năm 2006, Sodium Laureth Sulfate gây kích ứng da ở mức độ vừa phải trong một thử nghiệm trên động vật. Thử nghiệm được áp dụng cho thỏ trong 24 giờ với băng bán kín. Các hiệu ứng quan sát được bao gồm mất trương lực, đổi màu và lan rộng các hiệu ứng kích ứng.
6.2.2 Kích ứng mắt
Trong các nghiên cứu được báo cáo trong CIR (1983), mắt của thỏ được nhỏ Sodium Laureth Sulfate từ nồng độ 1,3–60 % và được đánh giá theo phương pháp Draize. Sodium Laureth Sulfate gây kích ứng mắt nhẹ ở nồng độ từ 1,3–7,5 % và gây kích ứng mắt vừa phải đến nghiêm trọng ở nồng độ từ 10–30 %. Các nghiên cứu trong đó mắt được rửa sạch bằng nước ngay sau khi bôi sản phẩm thử nghiệm cho thấy kích ứng thấp hơn đáng kể so với khi không rửa mắt.
6.2.3 Quan sát ở người
Trong các nghiên cứu được báo cáo trong CIR (1983), Sodium Laureth Sulfate gây kích ứng ở mức độ thấp ở các đối tượng trong thử nghiệm băng kín 24 giờ ở nồng độ 18 %.
6.3 Nhạy cảm
6.3.1 Nhạy cảm trên da
Trong một nghiên cứu được báo cáo trong CIR (1983), Sodium Laureth Sulfate không gây ra hiện tượng mẫn cảm da ở chuột lang khi được thử nghiệm tại chỗ. Động vật được thử nghiệm bằng cách tiêm trong da cho thấy 'tác dụng phồng rộp' bất lợi một giờ sau đó và 'phản ứng tích cực rõ ràng' đã được quan sát thấy ở một số động vật 48 giờ sau thí nghiệm.
6.3.2 Quan sát ở người
Trong một nghiên cứu tối đa hóa được báo cáo trong CIR (1983), 25 đối tượng được điều trị bằng sản phẩm có chứa 14,3 % Sodium Laureth Sulfate dưới một miếng băng kín cách ngày trong khoảng thời gian 10 ngày. Không có bằng chứng về sự nhạy cảm được báo cáo sau khi sản phẩm có chứa hóa chất được sử dụng trong thời gian thí nghiệm.
6.4 Gây ung thư
Dựa trên một nghiên cứu được báo cáo trong CIR (1983), Sodium Laureth Sulfate không có khả năng gây ra các khối u trên da.
Trong nghiên cứu, 30 con chuột cái Swiss được điều trị bằng Sodium Laureth Sulfate 5%, bôi hai lần mỗi tuần lên vùng da ở vùng kẽ xương bả vai trong 105 tuần. Không có khối u da hoặc tử vong liên quan đến điều trị.
Các hóa chất được tổng hợp thông qua các quy trình có thể tạo ra 1,4-dioxane dưới dạng tạp chất. Tạp chất này được xếp vào loại Chất gây ung thư - Loại 3 (R40—Bằng chứng hạn chế về tác động gây ung thư).
6.5 Độc tính sinh sản và phát triển
Dựa trên một nghiên cứu được báo cáo trong CIR (1983), Sodium Laureth Sulfate không thể hiện độc tính đối với sự sinh sản hoặc phát triển.
Trong một nghiên cứu về độc tính sinh sản hai thế hệ ở chuột với 0,1% Sodium Laureth Sulfate, không quan sát thấy tác dụng phụ nào đối với khả năng sinh sản, kích thước lứa đẻ, tiết sữa hoặc tỷ lệ sống sót của con non. Không có phát hiện bất lợi nào khi khám nghiệm tử thi được cho là do hợp chất thử nghiệm.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Clindamycin: Kháng sinh nhóm lincosamid Dược thư Quốc Gia Việt Nam 2022
7 Thận trọng khi sử dụng Sodium Laureth Sulfate
Khi sử dụng các sản phẩm cá nhân hay mỹ phẩm có chứa Sodium Laureth Sulfate, tránh để sản phẩm dính vào mắt hay nuốt phải. Rửa lại ngay với thật nhiều nước sạch nếu dính phải mắt và uống nhiều nước nếu nuốt phải. Liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để nhận trợ giúp y tế nếu những phản ứng khó chịu xảy ra.
Tránh để những sản phẩm chứa Sodium Laureth Sulfate dính vào vết thương hở, rửa lại với nhiều nước sạch nếu dính phải. Quan sát vết thương nếu có dấu hiệu bất thường cần đi bệnh viện kiểm tra.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Không bị ảnh hưởng, bởi vậy sau khi sử dụng sản phẩm chứa Sodium Laureth Sulfate, bạn có thể lái xe và vận hành máy móc bình thường.
Luôn kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng các sản phẩm chứa Sodium Laureth Sulfate, đọc kỹ thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Thử trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng trên vùng da có diện tích lớn hơn.
Bảo quản: Để các sản chứa Sodium Laureth Sulfate tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao. Để xa tầm tay trẻ em cũng như thú nuôi trong nhà.
8 Các câu hỏi thường gặp về hoạt chất Sodium Laureth Sulfate
8.1 Có nên sử dụng Sodium Laureth Sulfate cho trẻ em không?
Do làn da của trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm, bạn nên chọn những sản phẩm dành riêng cho trẻ, những sản phẩm này chứa thành phần an toàn, lành tính với da bé, tránh những sản phẩm có chứa Sodium Laureth Sulfate do có nguy cơ cao gây ra dị ứng cho trẻ.
8.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Sodium Laureth Sulfate không?
Mặc dù các kết quả thí nghiệm trên động vật chỉ ra Sodium Laureth Sulfate không gây tác động bất lợi đến khả năng sinh sản cũng như con non hay tiết sữa, nhưng những kết quả trên người vẫn còn hạn chế. Vì vậy, phụ nữ có thai và cho con bú nên lựa chọn những sản phẩm không chứa Sodium Laureth Sulfate hay những sản phẩm được sản xuất dành riêng cho bà bầu để hạn chế tối đa những tác động bất lợi của Sodium Laureth Sulfate.
9 Các dạng bào chế phổ biến của Sodium Laureth Sulfate
Sodium Laureth Sulfate được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm cũng như sản phẩm chăm sóc cá nhân, do tính đa dạng của các dòng sản phẩm này, dạng bào chế của Sodium Laureth Sulfate cũng vô cùng đa dạng như dạng kem, dạng gel, dạng dung dịch, dạng lotion...
Hình ảnh một số sản phẩm chứa Sodium Laureth Sulfate:
10 Tài liệu tham khảo
- Tác giả: Chuyên gia Pubchem (Cập nhật: ngày 12 tháng 08 năm 2023). Sodium laureth sulfate, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 08 năm 2023.
- Tác giả: Valerie C Robinson và cộng sự (Ngày đăng: ngày 29 tháng 07 năm 2010). Final report of the amended safety assessment of sodium laureth sulfate and related salts of sulfated ethoxylated alcohols, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 08 năm 2023.
- Tác giả: IMAP Group Assessment Report (Ngày đăng: ngày 28 tháng 06 năm 2013).Sodium and ammonium laureth sulfate: Human health tier IIassessment, Industrialchemicals. Truy cập ngày 16 tháng 08 năm 2023.