Natri Dihydrogenophosphat
2 sản phẩm
Dược sĩ Thảo Hiền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
1 Tổng quan (Giới thiệu chung) về Natri Dihydrogenophosphat
1.1 Tên gọi
Tên gọi khác:
- Natri photphat Dibasic.
- Natri Hydro Phophas.
- Disodium hydrogen phosphate.
- Dinatri hydroorthophotphat.
- Acetest.
- Natri Photphat Dibasic.
- DiNatri Dihydrogenophosphat,...
1.2 Công thức hóa học
CTCT: Natri Dihydrogenophosphat có công thức cấu tạo là Na2HPO4 và có khối lượng phân tử bằng 141.959 g/mol.
2 Tính chất của Natri Dihydrogenophosphat
2.1 Tính chất vật lý
Trạng thái: Natri Dihydrogenophosphat khan tồn tại ở dạng bột mịn có màu trắng, không có mùi đặc trưng, hoạt chất có khả năng hút ẩm mạnh khi nếm thấy có vị mặn. Hoạt chất ở dạng ngậm nước tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh màu trắng.
Tính tan: Hoạt chất có thể hòa tan tốt được trong nước nhưng không tan trong rượu.
Điểm phân hủy: Hoạt chất phân hủy ở xấp xỉ 250 độ C, và tạo thành khói độc của Photpho và Natri Oxid.
Điểm sôi: 158°C ở 760mmHg.
Mật độ: khoảng 1,7 g/cm3.
Độ pH: Từ 8,4 đến 9,6 (dung dịch 1 %).
Chỉ số khúc xạ: 1.463.
Hằng số phân ly: pKa1 = 2,15; pKa2 = 6,83; pKa3 = 12,38, tất cả ở 25°C.
Tỷ trọng: 1,53 g/cm3 (20°C)
2.2 Tính chất hóa học
Na2HPO4 là muối gì? Hoạt chất là muối Natri của Acid Phosphoric.
Na2HPO4 có tính Acid yếu do có khả năng tạo thành Ion Hydro (H+) khi được hòa tan vào dung dịch nước.
Hoạt chất có thể tạo được phức với các hợp chất có chứa các Ion kim loại khác nhau. Ngoài ra nó cũng có khả năng tạo thành màng tinh thể dựa vào sự liên kết giữa các Ion trong công thức.
Phản ứng với Acid:
HCl + Na2HPO4 → H3PO4 + NaCl.
Phản ứng với Bazơ mạnh:
KOH+Na2HPO4 → H2O+K3PO4+Na3PO4
2.3 Tạp chất
Clorua (Cl): 0,002 %.
Sunfat (SO₄): 0,005 %.
Tổng nitơ (N): 0,001 %.
Kim loại nặng (dưới dạng Pb): 0,001 %.
Fe (Sắt): 0,001 %.
K (Kali): 0,01 %.
Kích thước hạt (0,2 - 1 mm): khoảng 90%.
Mất khối lượng khi sấy khô (105°C): 0,2%.
3 Tác dụng của Natri Dihydrogenophosphat
Y học:
Phosphate tham gia vào phản ứng trao đổi chất của cơ thể, đồng thời là hoạt chất quan trọng có trong hầu hết các cơ quan và mô. Hoạt chất có nhiệm vụ chính là điều chỉnh nồng độ Calci trong máu và xương, tăng cường khoáng hóa của xương, từ đó giúp xương chắc khỏe hơn. Tác dụng lên trạng thái cân bằng của hệ Acid - Bazơ trong cơ thể, đồng thời tham gia vào quá trình bài tiết các ion Hydro qua thận.
Natri Dihydrogenophosphat làm tăng hàm lượng nước trong phân, từ đó giúp làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón.
Quá trình hấp thu: Hoạt chất được hấp thu rất chậm và không đầy đủ. Thời gian để hấp thu hoạt chất qua đường uống là 1 đến 3 giờ. Vitamin D kích thích sự hấp thụ của Photphat cũng Calci vào xương.
Phân phối và thải trừ: Hoạt chất được thải trừ chủ yếu bằng đường tiểu và 1 phần nhỏ qua phân.
Cơ chế tác dụng: Hoạt chất thể hiện tác dụng bằng cách tăng cường lượng chất tan có trong lòng ruột, từ đó tạo ra khả năng thấm hút nước từ ngoài vào trong lòng ruột. Ở ống lượn xa, tế bào ống thận sẽ tiết Hydro để đổi lấy Natri trong nước tiểu, sau đó muối Natri Dihydrogenophosphat sẽ được chuyển hóa thành muối Phophat đơn. Qua đó một lượng Acid sẽ được bài tiết qua nước tiểu nhưng không làm giảm nồng độ pH của nước tiểu quá nhiều.
Trong thực phẩm:
Hoạt chất thường được kết hợp với Trisodium Photphat để điều chỉnh độ pH và có tác dụng như một chất đông cứng được sử dụng trong các sản phẩm sữa bột.
Trong xử lý nước:
Hoạt chất có khả năng làm giảm sự lắng đọng của các cặn Calci trong các ống nước. Ngoài ra nó cũng được sử dụng để làm chất tẩy rửa công nghiệp.
4 Ứng dụng của Natri Dihydrogenophosphat
Được sử dụng làm chất nhũ hóa và chất đệm trong thực phẩm và dược phẩm, thuốc thử Phosphat hóa hoặc mạ điện cho kim loại.
Natri Dihydrogenophosphat được dùng trong xử lý nước để làm giảm tình trạng đóng cặn Calci ở ống nước, dùng trong công nghiệp như một chất phụ trợ cho quá trình dệt vải hoặc thuộc da. Nó cũng được dùng làm thuốc thử và chất đệm trong hóa học phân tích, thuốc tẩy và thuốc nhuận tràng thú y. Đồng thời được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp.
5 Độ ổn định và bảo quản
Natri Dihydrogenophosphat có độ ổn định cao. Thùng chứa tá dược cần được bảo quản ở nơi cao ráo, tránh những nơi có nguy cơ ngập lụt hoặc cháy nổ. Ngoài thùng chứa cần ghi rõ “Natri Dihydrogenophosphat”, điều kiện lưu trữ, bảo quản cũng như quá trình sơ cấp cứu nếu bị ngộ độc. Hoạt chất không dễ cháy, tuy nhiên khi cháy sẽ tạo thành khói độc đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhiệt độ bảo quản trong kho lưu trữ là từ 2 độ C đến 30 độ C.
6 Độc tính của Natri Dihydrogenophosphat
LD50 tiêm bắp là 250mg/kg và LD50 đường uống là 8290 mg/kg được báo cáo ở chuột. Ngộ độc Photphat có thể do rối loạn các chất điện giải khác. Trong trường hợp nồng độ Photphat quá cao có thể gây ra các triệu chứng bao gồm co giật, mất nước, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt cao, ngừng tim và hôn mê. Nguy cơ tăng nồng độ photphat do sử dụng Natri Dihydrogenophosphat có xu hướng cao hơn ở những bệnh nhân nhi.
Khi hít phải, có thể gây ra tình trạng đau, khó chịu hoặc rát họng. Nếu tiếp xúc trực tiếp với Natri Dihydrogenophosphat có thể gây ra tình trạng kích ứng tại chỗ, tấy đỏ, đau hoặc cảm giác bỏng rát. Nếu vô tình nuốt phải thì có thể gây ra tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Hoạt chất (khi dùng ở dạng thuốc nhuận tràng) được dung nạp khá tốt. Tuy nhiên, cần sử dụng thận trọng hoặc tránh sử dụng ở những bệnh nhân suy thận, bệnh tim hoặc đăng gặp tình trạng rối loạn điện giải từ trước. Tránh dùng ở người đang điều trị với các thuốc lợi tiểu.
7 Chế phẩm
Natri Dihydrogenophosphat thường được sử dụng làm chất đệm trong dược phẩm. Dưới đây là một số chế phẩm có chứa thành phần này trong công thức.
8 Tài liệu tham khảo
1.Chuyên gia NCBI, Disodium hydrogen phosphate, PubChem. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2023.
2.Tác giả Douglas K Rex, Stephen J Vanner (đăng tháng 3 năm 2019), Colon cleansing before colonoscopy: Does oral sodium phosphate solution still make sense?, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2023.