Natri Dihydro Citrat
6 sản phẩm
Dược sĩ Thảo Hiền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
1 Tổng quan (Giới thiệu chung) về Natri Dihydro Citrat
1.1 Tên gọi
Tên gọi khác:
- Monosodium citrate.
- Sodium dihydrogen citrate.
- sodium 3,4-dicarboxy-3-hydroxybutanoate.
- Citric acid monosodium salt.
- 1,2,3-Propanetricarboxylic acid, 2-hydroxy-, monosodium salt.
- Sodium dihydrogen citrate anhydrous,...
1.2 Công thức hóa học
Natri Dihydro Citrat là tá dược gì? Natri Dihydro Citrat có công thức phân tử là C6H7NaO7 và có khối lượng phân tử bằng 214.10 g/mol.
2 Tính chất của Natri Dihydro Citrat
2.1 Tính chất vật lý
Natri Dihydro Citrat tồn tại ở dạng bột trắng kết tinh hoặc các tinh thể không màu, không có mùi đặc trưng, khi nếm thấy có vị chua và mặn.
Độ hòa tan: Hoạt chất có khả năng hút ẩm mạnh, dễ tan trong nước (hòa tan 53,5 g/l ở 20 °C) nhưng lại khó hòa tan trong Ethanol.
Tỷ trọng: 1,6 g/cm3.
Độ nóng chảy: Natri Dihydro Citrat nóng chảy ở 274 °C.
Giá trị pH: Từ 3,5 đến 3,8 (dung dịch nước 1%).
2.2 Tính chất hóa học
Natri Dihydro Citrat là một muối hữu cơ của Acid Citric, ngoài ra hoạt chất cũng thể là sản phẩm của quá trình tạo muối với Natri Hydro Citrat và Natri Citrat. Hoạt chất được tạo ra bằng phản ứng trung hòa một phần với Natri bicarbonat hoặc Cacbonat với Acid Citric. Phản ứng được thể hiện bằng phương trình dưới đây.
NaHCO3 + C6H8O7 → NaC6H7O7 + CO2 + H2O
2.3 Tạp chất
Chưa có báo cáo về tỷ lệ tạp chất của Natri Dihydro Citrat. Tuy nhiên hoạt chất thô cần đạt được độ tinh khiết tiêu chuẩn (trên 99%).
3 Tác dụng của Natri Dihydro Citrat
Y học và dược phẩm:
- Natri Dihydro Citrat được sử dụng làm chất chống đông máu được sử dụng khi truyền máu. Điều này có ý nghĩa to lớn trong y học, giúp máu được truyền luôn duy trì ở tình trạng không đông. Giúp bổ sung khối lượng tuần hoàn bị mất một cách nhanh chóng đồng thời ngăn ngừa các cục máu đông gây tắc lòng mạch.
- Hoạt chất đóng vai trò hệ đệm trong công thức dược phẩm. Trong đó, hệ đệm được hiểu là một hệ thống hóa học có chức năng kiểm soát mức độ của các ion cụ thể trong dung dịch. Khi mức ion hydro trong dung dịch được kiểm soát, hệ thống được gọi là bộ đệm pH. Việc cân bằng hệ đệm, sẽ giúp dược phẩm duy trì được hoạt tính, đồng thời làm tăng tính bền cũng như ổn định.
- Ngoài ra hoạt chất cũng được ứng dụng nhiều trong dược phẩm với vai trò là tá dược.
Công nghiệp thực phẩm:
- Hoạt chất được sử dụng như một chất bảo quản, có khả năng ức chế, làm chậm hoặc ngừng quá trình lên men, Acid hóa hoặc các hư hỏng khác của thực phẩm.
Công nghiệp sản xuất:
- Monosodium Citrate được dùng làm chất khử và chất ổn định trong quá trình tổng hợp các hạt lõi/vỏ Fe3O4. Ứng dụng trong việc mô tả đặc tính của vật liệu điện cực gốc Cacbon như cực âm ở cấu hình nửa tế bào, và quá trình khử điện hóa Proton ở điện cực sợi Carbon khi có và không có hạt Nano Pt.
4 Ứng dụng của Natri Dihydro Citrat
Monosodium citrate (C6H7NaO7) là muối của Natri Monobasic của Acid Citric. Hoạt chất có vi chua tương tự như Acid Citric đồng thời có vị mặn đặc trưng của muối. Hoạt chất được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm cũng như làm nguyên liệu, chất điều chỉnh vị trong công nghiệp thực phẩm.
Trong dược phẩm, hoạt chất thường được thêm vào làm tá dược trong các công thức thuốc để kiểm soát độ pH, qua đó tăng tính ổn định cho dược phẩm.
Ngoài ra nó cũng được sử dụng làm chất kiềm hóa, chất đệm, chất nhũ hóa hoặc cô lập mạnh, nhằm tạo ra độ ổn định cũng như khả năng giải phóng dược chất như mong muốn của nhà sản xuất. Do có đặc tính ít ưa nước hơn Acid Citric nên nó thường được ứng dụng cho các công thức thuốc dạng bột khô và dạng viên.
Theo Ủy ban Lựa chọn của FDA về các chất thực phẩm, Natri Dihydro Citrat được công nhận chung là an toàn (GRAS), khi sử dụng trong mức độ cho phép.
Trong công nghiệp sản xuất, hoạt chất được sử dụng trong sản xuất sơn, chất phủ, các sản phẩm Nhựa, xà phòng, hợp chất tẩy rửa và chế phẩm vệ sinh.
5 Độ ổn định và bảo quản
Natri Dihydro Citrat có độ ổn định tốt, không dễ gây ra nguy cơ cháy nổ. Thùng chứa hóa chất cần làm từ vật liệu không có sự tương tác, bên ngoài cần ghi rõ tên hóa chất là “Natri Dihydro Citrat”, điều kiện bảo quản, tính an toàn cũng như các thông số liên quan.
Kho cần lưu trữ cần được xây dựng ở khu riêng biệt, tránh những nơi ẩm thấp hoặc dễ ngập lụt do hoạt chất có tính hút ẩm cao. Nhiệt độ trong kho cần duy trì ở ngưỡng quy định.
6 Độc tính của Natri Dihydro Citrat
Trên các nghiên cứu về liều gây chết trên động vật (chuột nhắt, chuột cống) Natri Dihydro Citrat dùng liều cao bằng đường tiêm phúc mạc có thể gây co giật, và tử vong. Hoạt chất có thể gây kích ứng tại chỗ, do đó nếu tiếp xúc cần có kính mắt, đồ bảo hộ cần thiết.
Khi dùng làm phụ gia thực phẩm thường không gây ra độc tính.
7 Chế phẩm
Natri Dihydro Citrat thường được sử dụng làm tá dược trong các công thức dược phẩm. Dưới đây là một số chế phẩm, thuốc có chứa tá dược này trong công thức.
8 Tài liệu tham khảo
1.Chuyên gia NCBI, Monosodium citrate, PubChem. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2023.
2.Tác giả chuyên gia Drug.com, Monosodium Citrate, Drug.com. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2023.