Fragrance
70 sản phẩm
Dược sĩ Huyền My Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 4 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Fragrance được định nghĩa là hương thơm và không còn là cái tên xa lạ đối với những tín đồ yêu thích làm đẹp bởi hiện nay có rất nhiều sản phẩm liệt kê “Fragrance” trên nhãn thành phần, tuy nhiên rất ít sản phẩm đề cập cụ thể thành phần nào tạo nên “Fragrance” là gì. Điều này gây ít nhiều tò mò đối với người tiêu dùng bởi họ không biết chính xác danh sách đầy đủ các thành phần có trong sản phẩm mà họ sử dụng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Fragrance.
1 Fragrance là gì?
Theo định nghĩa của FDA, Fragrance là sự kết hợp của các hóa chất để tạo nên mùi hương độc đáo, riêng biệt cho mỗi loại nước hoa hoặc nước thơm. Thành phần tạo hương có thể được lấy từ dầu mỏ hoặc nguyên liệu thô tự nhiên.
Các công ty sản xuất “Perfume” hoặc “cologne” mua hỗn hợp Fragrance từ các hãng sản xuất (các công ty chuyên phát triển Fragrance) để phát triển hỗn hợp nước hoa độc quyền của riêng họ. Ngoài các hóa chất “Fragrance” tạo ra mùi thơm, “Perfume” hoặc “cologne” còn chứa dung môi, chất ổn định, chất hấp thụ tia cực tím, chất bảo quản và thuốc nhuộm. Những chất phụ gia này thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng được liệt kê trên nhãn sản phẩm. Ngược lại, bản thân các thành phần hóa học trong nước hoa được bảo vệ dưới dạng bí mật thương mại và chỉ được mô tả trên nhãn là “Fragrance”.
2 Phân biệt Fregrance và Perfume
Fragrance và perfume đều là những thuật ngữ được sử dụng để chỉ mùi hương trong hương liệu. Rất nhiều người lầm tưởng Fregrance và Perfume là 1 và thường sử dụng lẫn lộn trong 1 vài trường hợp tuy nhiên chúng vẫn có sự khác biệt nhỏ trong cách sử dụng, nồng độ và thành phần. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất để phân biệt Fregrance - Perfume chính là nồng độ. Fregrance chứa nồng độ dầu thơm thấp hơn trong khi Perfume có nồng độ dầu cao hơn nhiều.
Fregrance là một loại mùi hương hoặc mùi thơm dùng để nâng cao diện mạo cá nhân hoặc tạo bầu không khí dễ chịu. Fregrance thường bao gồm sự pha trộn của các thành phần tự nhiên và tổng hợp, và chúng chứa ít dầu thơm hơn.
Perfume là sản phẩm có nồng độ tinh dầu thơm cao nên lưu hương lâu hơn và có hương thơm nồng nàn hơn. Perfume có chứa sự pha trộn của các thành phần tự nhiên và tổng hợp, nhưng nồng độ dầu thơm trong Perfume cao hơn nhiều so với Fragrance.
Chính vì lý do này nên Perfume thường có hương thơm phức tạp hơn và đắt hơn nhiều so với Fragrance.
3 Fragrance bao gồm những loại nào?
Fragrance cấu tạo gồm:
- Natural Fragrance
- Fragrance parfum
3.1 Natural Fragrance
Natural Fragrance là những công thức phức tạp chứa nguyên liệu thô thơm chỉ có nguồn gốc từ thiên nhiên như: chiết xuất từ các loại hoa hoặc Tinh Dầu Thiên Nhiên và được chiết xuất thông qua quá trình chưng cất hơi nước hoặc nước.
Công thức tạo Natural Fragrance rất phức tạp, bao gồm các hợp chất thơm như: tinh dầu, các phần tinh dầu, các chất phân lập và dịch tiết như: nhựa; sản phẩm chưng cất; chiết xuất và chất cô đặc dễ bay hơi,...
Natural Fragrance này có chiết xuất từ thiên nhiên cho nên nó hoàn toàn không hề có hại cho người sử dụng mà ngược lại còn có khả năng trị liệu. Tuy nhiên thực tế Natural Fragrance được sản xuất ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với các loại thông thường nên phương pháp sản xuất của chúng tốn nhiều thời gian và tỉ mỉ hơn; giá của các “Natural Fragrance” cao hơn nhiều so với giá của các chất tổng hợp. Đồng thời, “Natural Fragrance” thành phẩm vẫn giữ được cường độ, sự đặc biệt và mùi hương tinh tế nhất định mà các chất hóa học không bao giờ có thể đạt được.
3.2 Fragrance parfum
Đây là một loại hương liệu tổng hợp được tạo thành bởi các thành phần hóa học. Hiệp hội Nước hoa Quốc tế (IFRA) liệt kê 3.059 vật liệu được báo cáo là được sử dụng trong các hợp chất tạo mùi thơm. Trong số 3.059 thành phần này, một số thành phần có bằng chứng liên quan đến các ảnh hưởng sức khỏe bao gồm ung thư, độc tính sinh sản, dị ứng và nhạy cảm. Do đó độ an toàn của Fragrance parfum cần được chú ý.
Tuy vậy Fragrance parfum thường có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da, các loại nước hoa, lăn khử mùi, các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm hay những chất làm sạch,...bởi nguồn gốc, thời gian bào chế cũng như giá thành của nó rẻ hơn rất nhiều so với Natural Fragrance
4 Các thuật ngữ thường gặp khi nhắc đến Fragrance
Khi tìm hiểu về Fragrance bạn thường sẽ tìm thấy 1 vài cụm từ hoặ thuật ngữ liên quan đến Fragrance. Những từ này thường được sử dụng để chỉ những đặc tính riêng biệt, những phiên bản hay ứng dụng cụ thể vào 1 sản phẩm nào đó.
4.1 Fragrance Oil
4.1.1 Fragrance Oil là gì?
Fragrance Oil còn được gọi là dầu thơm nhân tạo, Fragrance Oil khác với tinh dầu nguyên chất bởi tinh dầu nguyên chất chỉ chứa tinh chất chưng cất của thực vật hoàn toàn từ thiên nhiên. Trong khi Fragrance Oil được tạo ra bằng sự kết hợp của các hóa chất tạo mùi thơm và các thành phần tự nhiên như tinh dầu nguyên chất, chiết xuất và Nhựa.
4.1.2 Fragrance Oil có mấy loại?
Có 2 loại Fragrance Oil gồm:
- Fragrance Oil tự nhiên
- Fragrance Oil tổng hợp
Fragrance Oil tự nhiên | Fragrance Oil tổng hợp |
Fragrance Oil tự nhiên cũng được sản xuất trong phòng thí nghiệm nhưng được tạo ra bằng cách tách một vài thành phần thơm tự nhiên ra từ một mùi hương tổng hợp phức tạp. | Fragrance Oil tổng hợp được tạo ra từ các hợp chất hóa học không có sẵn trong tự nhiên. Bởi vậy nó thường có giá thành rẻ cũng như sản xuất dễ dàng hơn tuy nhiên khi sử dụng loại Fragrance Oil này cần đặc biệt thận trọng bởi có nó thể chứa các thành phần kích ứng hoặc không an toàn với làn da của bạn. Fragrance Oil tổng hợp được tạo ra từ các hợp chất hóa học không có sẵn trong tự nhiên. Bởi vậy nó thường có giá thành rẻ cũng như sản xuất dễ dàng hơn tuy nhiên khi sử dụng loại Fragrance Oil này cần đặc biệt thận trọng bởi có nó thể chứa các thành phần kích ứng hoặc không an toàn với làn da của bạn. |
4.1.3 Lợi ích của Fragrance Oil?
Fragrance Oil có thể được sử dụng trong chế tác, làm thơm nhà, chế tạo nước hoa hay tạo mùi hương dễ chịu cho bất cứ cái gì bạn cần tuy nhiên nó lại không mang lại được lợi ích sức khỏe giống như tinh dầu nguyên chất. Mặc dù vậy do nó được sản xuất tổng hợp nên thường có mùi thơm hơn, giá thành rẻ hơn, giữ mùi thơm tốt hơn tinh dầu ở nhiệt độ cao nên nó vẫn được ứng dụng trong các liệu pháp sử dụng mùi thơm để giảm đau cơ, các vấn đề về da; tăng mùi hương cho hương, nến, nước hoa, mỹ phẩm,....
4.2 Fragrance wheel
4.2.1 Fragrance wheel là gì?
Fragrance wheel là một biểu đồ về mùi hương. Fragrance wheel cho phép người xem hiểu được hiểu rõ các nhóm hương thơm khác nhau, giúp phân loại và nhận biết sự tương quan giữa các mùi thơm.
4.2.2 Phân loại Fragrance wheel?
Fragrance wheel chia mùi hương ra làm bốn loại chính là: Hương hoa, Hương gỗ, Phương Đông và Tươi mát, mỗi loại mang lại hiệu ứng bởi sự kết hợp hương thơm khác nhau.
Hương hoa (Floral notes)
Đây là một trong những dòng rộng và phổ biến nhất trong mùi thơm của nước hoa. Bất kì loài hoa nào có hương thơm đều sẽ thuộc loại này.
Trong công nghiệp bào chế thường sử dụng hương từ các loại như hoa hồng, hoa nhài, hoa huệ và hoa mẫu đơn,...
Hương hoa có thể từ nhẹ nhàng và tinh tế đến phức tạp và mãnh liệt hơn
Hương Gỗ (Woody notes)
Hương gỗ được chia thành: Hương gỗ rêu với hương đất, ngọt ngào và Hương gỗ khô thường có mùi khói, da thuộc.
Hương gỗ thường mang lại cảm giác ấm áp, mùi hương bí ẩn và quyến rũ thường rất được ưa chuộng. Người ta thường sử dụng các mùi hương gỗ như gỗ tuyết tùng, gỗ đàn hương, cỏ vetiver và hổ phách,...
Phương Đông
Hương Phương Đông mang 1 chút ấm áp, ngọt ngào và cả một chút cay. Thường được sử dụng trong điều chế các sản phẩm mang tính chất sang trọng, Phương Đông có nhiều loại từ: hương hoa phương Đông, hương phương Đông mềm mại và hương gỗ phương Đông.
Hương Phương Đông thường được điều chế từ bạch đậu khấu, Quế, vani,...
Tươi mát
Hương thơm tươi mát thường bao gồm hương cam quýt, nước và hương xanh tự nhiên. Chúng thường có mùi sảng khoái và sôi động. Hương thơm thường có nguồn gốc từ cam quýt được tạo ra từ chanh, quýt và cam bergamot,...
Hương thơm màu xanh lá cây tươi mát thường gợi nhớ đến mùi hương thảo mộc và lá cây để tạo ra mùi thơm sảng khoái, sảng khoái. Đôi khi chúng có thể được gọi là nước hoa fougère thơm, được tạo ra với hương hoa Oải Hương, hương thảo hoặc húng quế.
4.3 Fragrance- free
4.3.1 Fragrance free là gì?
Đây là một thuật ngữ dành cho những “fragrance” không có hóa chất và không mùi. Đây là những sản phẩm cực kỳ an toàn bởi không chứa bất kỳ hóa chất hay nguyên liệu tạo màu, tạo mùi. Mùi hương của Fragrance free đơn giản chỉ là mùi hương mà bản chất Fragarance đó mang lại.
4.3.2 Fragrance mist
4.3.3 Fragrance mist là gì?
Fragrance mist hay Body mist là một loại nước hoa có nồng độ thấp được sản xuất với hàm lượng tinh dầu thơm từ 1,5 đến 3%
Khi sử dụng, Fragrance mist được thoa trực tiếp lên da; phải ở cự li gần chỗ thoa mới có thể ngửi được đồng thời chúng bị bay mất mùi hương chỉ trong một thời gian ngắn.
5 Công dụng của Fragrance
Fragrance thường có mặt trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc cơ thể như: mỹ phẩm, kem dưỡng da, kem chống nắng, phấn phủ,.. các sản phẩm dành cho lông tóc, thiết bị và bình xịt tạo mùi hương, sản phẩm cạo râu, nước giặt, xà phòng, nước xả vải hoặc ngay cả những sản phẩm tẩy rửa,.....với công dụng:
Mang lại mùi thơm hấp dẫn, dễ chịu, ưa thích, kích thích khứu giác của người tiêu dùng. Tạo hương thơm tự nhiên, lưu hương lâu dài giúp lấn át mùi hương khó chịu của cơ thể
Mùi thơm của hương liệu che che lấp bớt mùi khó chịu của thành phần có trong sản phẩm, giúp che giấu mùi vị và tạo nên một mùi hương khác dịu nhẹ và giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn
Kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên và tinh dầu thực vật đem lại nhiều lợi ích cho da của bạn.
Fragrance giúp cho các sản phẩm trở nên sang trọng, cuốn hút và đẳng cấp bằng cách tạo nên mùi hương đặc trưng, riêng biệt và độc quyền cho từng sản phẩm.
6 Fragrance có hại không?
Một mùi hương có thể chứa nhiều hóa chất kết hợp lại với nhau. Tuy nhiên do được sản xuất nhằm mục đích thương mại thuộc về “bí mật thương mại”và vấn đề độc quyền với mỗi sản phẩm nên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định các thành phần tạo hương thơm được coi là mỹ phẩm nếu chúng có trong một sản phẩm mỹ phẩm và có chức năng cung cấp mùi hương thì FDA không phê duyệt hoặc thử nghiệm các sản phẩm mỹ phẩm, kể cả nước hoa, trước khi chúng được bán. Nhà sản xuất chịu trách nhiệm pháp lý về việc đảm bảo an toàn sản phẩm khi chúng ta sử dụng sản phẩm đúng mục đích. Nếu có vấn đề về an toàn, FDA có thể và sẽ kiểm tra sản phẩm và ra lệnh thu hồi khi cần thiết.
Vì vậy trên nhãn sản phẩm thường chỉ nêu chung chung các thành phần thuộc về hương liệu với tên gọi “Fragrance” hoặc “Chất tạo mùi”, “chất tạo hương”,... Điều này có thể dẫn đến nhiều thành phần không được liệt kê có thể gây tác dụng phụ đối với cơ thể của nhiều cá nhân
Trong một vài nghiên cứu đã chỉ ra một số tác hại mà “Fragrance” gây ra như:
6.1 Ảnh hưởng đến bệnh nhân hen suyễn và những người có mẫn cảm về hô hấp
Fragrance có thể không gây hen suyễn nhưng có thể làm giảm đáng kể tốc độ thở ra tối đa ở đối tượng hen có đường hô hấp bị kích thích.
Trong một cuộc khảo sát 60 bệnh nhân hen, 57 người phát triển các triệu chứng hô hấp khi tiếp xúc với một hoặc nhiều mùi thông thường. Ở 4 bệnh nhân hen, việc tiếp xúc với Fragrance đã dẫn đến làm bệnh hen suyễn của họ trở nên trầm trọng hơn, được chứng minh bằng việc giảm về thể tích thở ra gắng sức.
Tất nhiên, rất khó để xác định liệu tình trạng xấu đi đó có phải là hậu quả của Fragrance hay không hoặc do lo lắng về khả năng xảy ra của phản ứng.
6.2 Ảnh hưởng đến bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson
Điều thú vị là bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer có khả năng cảm nhận mùi kém. Điều này không có nghĩa là mùi hôi là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer mà đúng hơn là căn bệnh này ảnh hưởng đến hệ thống khứu giác.
Những thay đổi lâm sàng và bệnh lý có thể so sánh được được ghi nhận trong bệnh Parkinson.
Fragrance cũng có thể gây mất khứu giác, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở những người bình thường
6.3 Dị ứng và nhạy cảm với mùi hương
Một số cá nhân có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với một số thành phần nhất định trong mỹ phẩm, thực phẩm hoặc các sản phẩm khác, ngay cả khi những thành phần đó an toàn cho hầu hết mọi người.
Một số thành phần của công thức tạo mùi có thể có khả năng gây phản ứng dị ứng hoặc mẫn cảm đối với một số người.
FDA cũng như các cơ quan pháp lý không có yêu cầu cụ thể nhà sản xuất phải ghi nhãn chất gây dị ứng cho mỹ phẩm cũng như thực phẩm. Vì vậy, nếu lo ngại về độ nhạy cảm với mùi thơm, bạn có thể chọn những sản phẩm không có mùi thơm và kiểm tra danh sách thành phần cẩn thận. Nếu người tiêu dùng có thắc mắc, họ có thể chọn liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất.
6.4 Fragrance ảnh hưởng đến quá trình dậy thì
Trong các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, Trong Fragrance còn chứa Phthalates- đây là một thành phần tạo hương thơm. Phthalate thường được sử dụng trong các sản phẩm nước hoa là diethyl phthalate, hay DEP.
Mặc dù Phthalates là thành phần hay được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm bởi mức giá rẻ nhưng loại chất này đã bị European Commission on Endocrine Disruption (Ủy Ban Châu Âu Về Chống Rối Loạn Nội Tiết) xếp vào loại hóa chất độc hại vì kết quả nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm DEP có thể gây ra độc tính sinh sản nam giới không phụ thuộc androgen (tức là ảnh hưởng đến tinh trùng) cũng như độc tính phát triển và ảnh hưởng đến gan, với một số bằng chứng về độc tính sinh sản nữ giới.
7 Một số chế phẩm có chứa Fragrance
Fragrance thường có mặt trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc cơ thể như: mỹ phẩm, kem dưỡng da, kem chống nắng, phấn phủ,.. các sản phẩm dành cho lông tóc, thiết bị và bình xịt tạo mùi hương, sản phẩm cạo râu, nước giặt, xà phòng, nước xả vải hoặc ngay cả những sản phẩm tẩy rửa,....
8 Kết luận
Với nhiều vai trò đáng kể đến của Fragrance trong việc sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm, nước tẩy rửa, sản phẩm dùng hàng ngày,.... thì cũng đang tồn tại nhiều tác hại mà Fragrance đưa lại bởi không phải loại Fragrance nào cũng chất lượng và an toàn tuyệt đối cho con người. Do vậy khi đứng trước rất nhiều sản phẩm với nhiều mẫu mã và mùi hương cuốn hút khác nhau, người tiêu dùng cần sáng suốt và thận trọng trong việc tìm hiểu các thành phần nguyên liệu cũng như những hoạt chất Fragrance trong mỹ phẩm đã bị cấm sử dụng,...Hoặc những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng cần thận trọng trước khi sử dụng, nếu thắc mắc về 1 thành phần nào đó chưa được ghi đầy đủ trên nhãn sản phẩm, bạn có thể liên hệ nhà sản xuất để xác minh nhé. Hãy là một người dùng thông thái để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sắc đẹp của chính bản thân mình và những người xung quanh.
9 Tài liệu tham khảo
1. Food and Drug Administration. Fragrances in Cosmetics, FDA. Truy cập ngày 19 tháng 09 năm 2023
2. Michigan State University. Fragrances – Overview, MSU. Truy cập ngày 19 tháng 09 năm 2023
3. Journal of the Royal College of Physicians of London Vol. 28 No. 2 (đăng tháng 4 năm 1995). Fragrance: its biology and pathology, Vol. 28 No. 2. Truy cập ngày 19 tháng 09 năm 2023
4. M Sagai và cộng sự (Đăng tháng 12 năm 1996). Biological effects of diesel exhaust particles (DEP). III. Pathogenesis of asthma like symptoms in mice, Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 09 năm 2023