Đường (Đường kính, Đường trắng)
46 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Đường được biết đến là một glycosyl glycoside được hình thành bởi các đơn vị Glucose và Fructose với vai trò là chất thẩm thấu, chất tạo ngọt, chất chuyển hóa,.... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại tá dược này.
1 Đường kính là gì ?
1.1 Tên gọi
Tên theo Dược điển:
BP: Sucrose.
JP: Sucrose.
PhEur: Saccharum.
USP: Sucrose
Tên gọi khác: Đường củ cải; đường mía; a-D-glucopyranosyl-B-D-fructofuranosid; đường tinh chế; saccharose; đường ăn.
2 Công thức hóa học
CTCT: C12H22O11
Tên hóa học: B-D-fructofuranosyl-a-D-glucopyranosid.
3 Tính chất của Đường
3.1 Tính chất vật lý
Trạng thái: Đường kính là đường thu được từ đường mía [Saccharum of ficinarum Linne (Fam. Gramineae)] hay đường củ cải [Beta vulgaris Linne(Fam. Chenopdiaceae)] và các nguồn khác, không có các chất thêm vào. Đường kính là những tinh thể không màu hay khối tinh thể màu trắng, bột tinh thể, không mùi, vị ngọt.
Tính tan: thực tế không tan trong cloroform; tan trong 1/400 phần ethanol, 1/170 phần Ethanol 95%, 1/400 phần propan-2-ol '1/0,5 phần nước.
Hằng số phân ly: pKa = 12,62
Điểm nóng chảy: 160-186℃
Khối lượng riêng (đã dồn): đường tinh thể là 1,03g/cm3 và đường bột là 0,82g/cm3
Tính đẳng trương: dung dịch trong nước 9,25% w/v đẳng trương với huyết thanh
3.2 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển
Thửu nghiệm | JP | PhEur | USP |
Định tính | + | + | - |
Đặc tính | + | + | - |
Hình thức dung dịch | + | + | - |
Độ acid/kiềm | + | + | - |
Năng suất quay cực | + 66,3 độ đến + 67 độ | + 66,3 độ đến + 67 độ | ≥ +65,9 độ |
Hàm ẩm | ≤ 0,1% | ≤ 0,1% | |
Endotoxin | ≤ 0,25IU/mg | - | - |
Chất màu | - | + | - |
Dextrin | + | + | - |
Dextrose và đường khử | - | + | - |
Đường khử | + | - | + |
Clorid | - | - | ≤ 0,0035% |
Sulfat | + | ≤ 15ppm | - |
Bari | - | + | - |
Calci | - | - | + |
Kim loại nặng | - | - | ≤ 5ppm |
Chì | ≤ 0,5ppm | ≤ 0,5ppm | - |
Cắn sau khi nung | - | - | ≤ 0,05% |
Tro sulfat | - | ≤ 0,02% | - |
Tạp chất hữu cơ bay | - | - | + |
4 Định tính của Đường
Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm 1: A
Nhóm II: B, C
Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 4.2 theo dược điển Việt Nam V) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của đường trắng chuẩn
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 theo dược điển Việt Nam V)
Bản mỏng: Silca gel G
Dung môi khai triển: Dung dịch Acid Boric bão hòa lạnh – dung dịch acid acetic băng 60 % (tt/tt) – ethanol – aceton – ethyl acetat (10 : 15 : 20 : 60 : 60).
Hỗn hợp dung môi: Nước – methanol (2 : 3).
Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi.
Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg đường trắng chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi.
Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg mỗi chất chuẩn sau: Fructose, glucose, Lactose và đường trắng trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 μl mỗi dung dịch trên và để khô hoàn toàn các vết chấm. Triển khai bản mỏng trong bình sắc ký chưa bão hòa hơi dung môi đến khi dung môi đi được 15 cm. Làm khô bản mỏng bằng không khí ấm. Phun dung dịch gồm 0,5 g thymol (TT) trong hỗn hợp có 5 ml acid sulfuric (TT) và 95 ml ethanol 96 % (TT). sấy bản mỏng ở 130 °C trong 10 min. Trên sắc ký đồ dung dịch thử cho vết chính có vị trí, màu sắc và kích thước giống với vết chính của dung dịch đối chiếu (1), phép thử chỉ có giá trị khi dung dịch đối chiếu (2) cho 4 vết tách riêng rẽ rõ ràng.
C. Pha loãng 1 ml dung dịch S (xem Độ trong của dung dịch) thành 100 ml bằng nước. Lấy 5 ml dung dịch thu được thêm 0,15 ml dung dịch đồng (II) sulfat 12,5 % (TT) mới pha và 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) mới pha. Dung dịch thu được có màu xanh lam, trong và không thay đổi khi đun sôi. Thêm 4 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) vào dung dịch đang nóng trên, đun sôi 1 min. Thêm 4 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), tủa da cam xuất hiện ngay.
5 Ứng dụng của Đường trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Đường kính được dùng rộng rãi trong dược phẩm, thực phẩm. Sirô đường chứa 50-67% w/w đường kính được dùng làm tá dược dính trong tạo hạt ướt cho thuốc viên nén, trong việc tạo áo bao đường, làm chất dẫn trong thuốc nước để che mùi vị khó chịu và tăng độ nhớt. Trong dạng thuốc bột, đường kính được dùng làm chất kết dính khô (2-20% w/w) hoặc chất tạo vị ngọt trong thuốc viên ngậm, viên nhai.
Do đường kính không độc, phân giải sinh học được và có tính tạo nhũ tốt nên ester của đường kính được dùng ngày càng nhiều trong mỹ phẩm. Ester palmitate và stearat của đường kính được dùng để ổn định hỗn dịch thuốc.
6 Độ ổn định và bảo quản
Đường kính ổn định tốt ở nhiệt độ phòng và độ ẩm vừa phải. Đường kính có thể hấp thụ tới 1% độ ẩm và lại giải phóng đi khi sấy lên 90°C và bị caramel hoá khi trên 160°C. Dung dịch đường loãng dễ bị lên men do vi cơ nhưng kháng lại sự phân giải khi nồng độ cao hơn 60% w/w. Dung dịch có thể tiệt trùng bằng hấp hay lọc.
Nguyên liệu phải được bảo quản trong thùng kín, để nơi khô, mát.
7 Chế phẩm
Đường được coi là chất cơ bản cho thuốc ngọt; tác nhân tạo hạt; tá dược bao đường; chất tạo dịch treo; chất tạo vị ngọt; tá dược độn cho thuốc viên; chất làm tăng độ nhớt.
Một số sản phẩm phổ biến chứa đường như: SIRO CARBOTHIOL, MEN HỮU CƠ SUNPLUS, THUỐC HO BỔ PHẾ TW3, Trà Râu Ngô Rau Má, …
8 Thông tin thêm về Đường
8.1 Tương kỵ.
Đường bột có thể bị ô nhiễm vết kim loại nặng, làm cho tương kỵ với một số hoạt chất như Acid Ascorbic. Trong quá trình tinh chế, đường có thể bị nhiễm sulfit. Lượng sulfit cao sẽ làm biến màu trong khi bao viên. Với một số màu bao viên, giới hạn tạp chất sulfit tính quy về Lưu Huỳnh là 1ppm. Khi gặp acid, đường bị thủy phân thành dextrose và fructose. Đường có thể làm hỏng các nút nhôm.
8.2 Tính an toàn
Đường bị thủy phân trong ruột non bởi men sucrase thành dextrose và fructose rồi hấp thu vào máu. Khi truyền IV, đường kính được bài tiết không biến đổi trong nước tiểu .Tuy được dùng rộng rãi trong thực phẩm và thuốc, việc tiêu thụ đường cần được quản lý chặt ở người bị tiểu đường hay không chuyển hoá được đường.
Đường kính được coi là dễ gây sâu răng nên việc sử dụng đang giảm dần trong thuốc uống. Việc lạm dụng đường cũng gây một số bệnh như béo phì, tổn thương thận,... và một số bệnh khác chưa kết luận được. Do vậy, đã có khuyến cáo nên giảm lượng đường trong ăn kiêng.
8.3 Thận trọng
Tôn trọng những thận trọng thông thường thích hợp theo hoàn cảnh và khối lượng phải xử lý. Nên mang kính và găng tay phòng hộ. Tại Anh, nồng độ giới hạn cho phép phơi nhiễm dài hạn (8 giờ) là 10mg/m3.
8.4 Các chất liên quan
Đường chịu nén ; đường kẹo; đường khử; đường hạt tròn. Duong khu: C,H₁2O = 180,16.
Bình luận: Là một hỗn hợp đồng lượng phân tử của dextrose và fructose do thủy phân đường bằng acid vô cơ thích hợp như acid hydrocloric. Đường khử có thể dùng làm chất ổn định để để phòng đường kết tinh trong siro và hiện tượng lại đường trong kẹo. Dung dịch đường 10% trong nước cũng được dùng trong nuôi dưỡng theo đường tiêm.
9 Tài liệu tham khảo
- Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm (Xuất bản năm 2021). Đường kính, trang 269-272, Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm . Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2023.
- Dược điển Việt Nam V (Xuất bản năm 2017). Đường trắng, trang 367-369, dược điển Việt Nam V. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2023.