Disodium Cocoamphodiacetate
7 sản phẩm
Dược sĩ Kim Viên Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Disodium Cocoamphodiacetate được biết đến vai trò như một chất hoạt động bề mặt, tổng hợp, thường có nhiều ứng dụng trong mỹ phẩm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về loại tá dược này.
1 Giới thiệu chung về Disodium Cocoamphodiacetate
1.1 Disodium Cocoamphodiacetate là gì?
Disodium Cocoamphodiacetate là chất hoạt động bề mặt được tổng hợp từ dầu dừa, có nhiều ứng dụng trong ngành dược, mỹ phẩm. Đây là một chất tạo bọt có pH thấp hơn SLS, SLES,.. nên cũng an toàn hơn. Chất này là một chất nhũ hóa lưỡng tính.
1.2 Công thức hóa học
Disodium Cocoamphodiacetate chứa cả phần tích điện dương và phần tích điện âm.
Tên gọi khác: Disodium N-2-(N-(2-carboxymethoxyethyl)-N-carboxymethylamino) ethylcocamide, DSCADA.
2 Tính chất của Disodium Cocoamphodiacetate
2.1 Tính chất vật lý
Trạng thái: chất lỏng trong suốt, không màu hoặc màu vàng, nhớt và tan trong nước.
Độ hòa tan: tan trong nước.
Độ ổn định: dễ bị oxy hóa.
2.2 Tính chất hóa học
Disodium Cocoamphodiacetate có tác dụng gì? Disodium Cocoamphodiacetate có khả năng nhũ hóa, phân tán, tạo bọt, ổn định bọt, chống tĩnh điện, hòa tan, làm ướt, chống ăn mòn tuyệt vời. Chất hoạt động bề mặt nhẹ. Có thể làm giảm kích ứng của các chất hoạt động bề mặt khác. Khả năng chống nước cứng.
Do là chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, tá dược này có khả năng hoạt động trong cả môi trường Acid và Base. Phân tử Disodium Cocoamphodiacetate có một phần hydrophilic (ưa nước) và một phần hydrophobic (kỵ nước). Khi nó tiếp xúc với dầu và nước, phần hydrophobic sẽ nằm vào dầu, trong khi phần hydrophilic sẽ hướng ra phía nước. Điều này giúp nó bao bọc và nâng dầu, bụi và các chất bẩn khỏi da hoặc tóc, giúp chúng được loại bỏ dễ dàng khi rửa sạch.
Disodium Cocoamphodiacetate có khả năng tạo bọt bằng cơ chế tăng độ nhớt bề mặt của chất lỏng bao quanh các bong bóng riêng lẻ trong bọt. Tác dụng làm sạch của tá dược này là nhờ khả năng tạo điều kiện cho nước trộn với dầu và các hạt bụi bẩn, từ đó cho phép nước rửa trôi chúng một cách dễ dàng. Thành phần này được đánh giá cao trong việc làm sạch da/tóc mà không làm mất đi lớp dầu tự nhiên.
3 Ứng dụng của Disodium Cocoamphodiacetate
3.1 Ứng dụng trong mỹ phẩm
Disodium Cocoamphodiacetate trong mỹ phẩm thường có tác dụng nhũ hóa, tạo bọt:
- Dầu gội
- Sữa tắm
- Sữa rửa mặt
- Dung dịch rửa kính áp tròng
- Tẩy trang
- Đặc biệt, do đặc tính làm sạch dịu nhẹ của tá dược, chất này thường được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch cho trẻ nhỏ vì ít gây kích ứng.
3.2 Ứng dụng trong dược phẩm
Tá dược này có thể ứng dụng làm chất nhũ hóa, phân tán, chất chống ăn mòn, tá dược dính, chất chống tĩnh điện,...
3.3 Ứng dụng khác
Disodium Cocoamphodiacetate cũng được sử dụng nhiều trong ngành dệt may (làm chất chống tĩnh điện, chất làm mềm da, sợi,...) hay ngành công nghiệp (làm chất tẩy rửa, chất ổn định bọt, chất tạo bọt công nghiệp,..)
Chất này còn đang được nghiên cứu để bổ sung vào công thức thép trong ngành vật liệu. Người ta nghiên cứu thấy việc bổ sung chất hoạt động bề mặt vào thép có thể tăng khả năng chống ăn mòn của thép trong nước mặn. Chất hoạt động bề mặt Disodium Cocoamphodiacetate được đặc trưng bởi hai nhóm tích điện (nhóm tích điện dương và nhóm tích điện âm) trong một phân tử. Điều này cho phép sử dụng các chất hoạt động bề mặt Disodium Cocoamphodiacetate trong nhiều loại dung dịch pH và bao phủ các vị trí hoạt động dương và âm trên bề mặt kim loại. Điều này làm cho chất hoạt động bề mặt Disodium Cocoamphodiacetate hứa hẹn trở thành vật liệu hoạt động như chất ức chế ăn mòn. Ngoài ra, chất hoạt động bề mặt Disodium Cocoamphodiacetate được đặc trưng bởi chi phí thấp, độ nhiễm độc thấp và sản xuất dễ dàng.
Xem thêm: Isopropyl Myristate là chất làm mềm, sử dụng để dưỡng ẩm cho làn da
4 Độ an toàn
Disodium Cocoamphodiacetate được đánh giá tương đối an toàn, không gây độc tính về sinh sản (vô sinh/ dị tật thai nhi), không gây tiến triển bệnh ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy chất hoạt động bề mặt này không gây kích ứng da.
Tiếp xúc lâu ngày với chất hoạt động bề mặt có thể gây ảnh hưởng đến giác mạc, gây yếu biểu mô giác mạc. Đã ghi nhận tỷ lệ khó chịu ở mắt của những người này cũng có thể liên quan đến việc mắt tiếp xúc hàng ngày với các chất hoạt động bề mặt hóa học trong quá trình làm sạch. Disodium Cocoamphodiacetate liều thấp lặp đi lặp lại trên bề mặt mắt gây ra sự suy giảm đáng kể về cấu trúc và khả năng tồn tại của biểu mô giác mạc bằng cách ức chế sự tăng sinh biểu mô và gây ra apoptosis. Tránh để chất này tiếp xúc nhiều với mắt, nếu dính phải thì có thể loại bỏ nhẹ nhàng bằng nước.
Lưu ý, Disodium Cocoamphodiacetate có thể gây dương tính giả với thử nghiệm Isothiazolinone.
5 Ưu điểm của Disodium Cocoamphodiacetate so với chất nhũ hóa khác
Disodium Cocoamphodiacetate có nguồn gốc từ dầu dừa, có khả năng nhũ hóa, tạo bọt, tác dụng trên da của chất này nhẹ nhàng, ít gây kích ứng hơn so với SLS, SLES, khả năng tương thích tốt, ít tương kỵ với dược chất, là một dung môi tương đối ổn định và có khả năng chống oxy hóa. Những ưu điểm này khiến tá dược Disodium Cocoamphodiacetate được ưa chuộng trong nền công nghiệp dược phẩm.
Xem thêm: Ethylhexyl Methoxycinnamate trong mỹ phẩm có tác dụng gì?
6 Chế phẩm
Dưới đây là một số hình ảnh về các chế phẩm có chứa Disodium Cocoamphodiacetate:
7 Ứng dụng mới của Disodium Cocoamphodiacetate
Disodium Cocoamphodiacetate đang được nghiên cứu để bào chế công thức dầu gội sử dụng trong viêm da tiết bã.
8 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Monica Corazza, Maria Michela Lauriola, Anna Bianchi, Mario Zappaterra, Annarosa Virgili (Ngày đăng tháng 9 tháng 10 năm 2010). Irritant and sensitizing potential of eight surfactants commonly used in skin cleansers: an evaluation of 105 patients, Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2023.
- Tác giả Jie Wu, Tengyun Wu, Shuo Zheng, Yifei Huang , Liqiang Wang (Ngày đăng tháng 9 năm 2021). Low-dose repeated exposure to chemical surfactant impairs corneal epithelium: When personal cleaning products entering the eye, Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2023.