Dầu Lạc
0 sản phẩm
Dược sĩ Thảo Hiền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
1 Tên gọi
Tên theo một số dược điển:
- BP: Arachis oil.
- JP: Peanut oil.
- PhEur: Arachidis oleum.
- USP: Peanut oil.
Tên khác: Calchem IVO-112; earthnut oil; groundnut oil; katchung oil; Lipex 101; nut oil.
Tên hóa học: Dầu lạc.
2 Tính chất
Công thức tổng quát và khối lượng phân tử: Phân tích đặc hiệu dầu lạc tinh chế chỉ ra thành phần của các acid có mặt như là glycerid: 2,4% acid arachidic; 3,1% acid behenic; 8,3% acid palmitic; 3,1% acid stearic; 1,1% acid lignoceric; 26,0% acid linoleic và 56,0% acid oleic.
Phân loại theo chức năng: Chất dẫn dạng dầu; dung môi.
Mô tả: Dầu lạc là chất lỏng không màu hay vàng nhạt, có mùi nhẹ, vị nhạt. Dầu trở nên đục khi lạnh đến 3°C và động lại một phần nếu lạnh thêm.
3 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển
Thử nghiệm | PhEur | USP |
---|---|---|
Định tính | + | + |
Đặc tính | + | - |
Tỷ trọng | 0,912-0,918 | 0,912-0,920 |
Kim loại nặng | - | < hoặc bằng 0,001% |
Dầu hạt bông | - | + |
Dầu Vừng | + | - |
Dầu lạ không bay hơi | + | - |
Độ khét | - | + |
Nhiệt độ đông đặc acid béo | - | 26-33°C |
Acid béo tự do | - | + |
Chỉ số acid | ≤ 0,5 | - |
Chỉ số iod | - | 84-100 |
Chỉ số peroxyd | ≤ 5,0 | - |
Chỉ số xà phòng hóa | - | 185-195 |
Tạp chất kiềm | + | - |
Chất không xà phòng hoá được | ≤ 1,0% | ≤ 1,5% |
Hàm ẩm | ≤ 0,3% | - |
Tạp chất hữu cơ bay hơi | - | + |
4 Đặc tính
Nhiệt độ tự cháy: 443°C.
Khối lượng riêng ở 25°C: 0,915g/cm3. Điểm đông đặc: -5°C.
Chỉ số khúc xạ: np” = 1,466-1,470.
Độ hòa tan: rất ít tan trong Ethanol 95%; tan trong benzen, carbon tetraclorid và dầu; phân tán được trong carbon disulfit, cloroform, ether và hexan.
Sức căng bề mặt: 37,5mN/m ở 25°C.
5 Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Dầu lạc được dùng làm tá dược trong dược phẩm, ban đầu làm dung môi cho thuốc tiêm IM giải phóng chậm. Dầu này cũng được dùng trong thuốc bôi tại chỗ làm chất dẫn và dung môi cho vitamin hay hormon. Gần đây nhất, dầu này còn là một thành phần trong thuốc giỏ mũi giải phóng chậm và thuốc tiêm giải phóng có kiểm soát.
Dầu lạc còn nhiều ứng dụng khác trong dược phẩm như trong chế độ nuôi dưỡng, làm mềm phân, nhỏ để làm mềm ráy tai.
6 Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Dầu lạc là một vật liệu ổn định. Tuy vậy, khi tiếp xúc với không khí sẽ bị đặc và khét dần. Dầu lạc đã động cứng phải được làm tan trở lại và trộn đều trước khi dùng.
Dầu lạc có thể được tiệt trùng bằng lọc hay nhiệt khô 150°C trong 1 giờ. Dầu lạc phải bảo quản trong bình nạp đầy, đậy kín và để nơi không quá 40°C.
Nguyên liệu cho thuốc tiêm phải đựng trong bình thủy tinh
7 Tương kỵ
Dầu lạc bị hydroxyd kiềm xà phòng hoá.
8 Tính an toàn
Dầu lạc chủ yếu được dùng trong công thức thuốc tiêm IM và thuốc dùng tại chỗ; là một loại dầu thực phẩm.
Dầu lạc là chất nhuận tràng khi uống 15-60ml/ngày hoặc thụt tháo với 100-500ml.
Tác dụng không mong muốn của dầu lạc được báo cáo nhiều, từ mẩn da dị ứng ở trẻ em ăn sữa có chứa dầu lạc cho đến choáng phản vệ sau khi dùng bơ dầu lạc nên đã có đề nghị cấm dùng dầu này trong thuốc và thực phẩm cho trẻ em.
9 Thận trọng khi xử lý
Tôn trọng những thận trọng thông thường thích hợp theo hoàn cảnh và khối lượng phải xử lý. Dầu này rất trơn nên nếu rớt ra thì phải phủ bằng vật liệu trơ trước khi dọn sạch.
10 Các chất liên quan
Dầu canola; dầu ngô; dầu hạt bông; dầu vừng; dầu đậu tương.
11 Tài liệu tham khảo
1. Sách Tá Dược Và Các Chất Phụ Gia Dùng trong Dược Phẩm Mỹ Phẩm và Thực Phẩm (Xuất bản năm 2021). Dầu Lạc trang 217 - 219. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023.