Caramel

6 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây Caramel

Caramel là một chất tạo màu được sử dụng rất nhiều trong dược phẩm, thực phẩm. Vậy Caramel có những ứng dụng gì trong đời sống, trong bài viết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Caramel.

1 Tổng quan về hoạt chất Caramel 

1.1 Danh pháp

Ngoài tên gọi là Caramel hoạt chất còn được gọi với các tên khác là:

  • 3,5-Dimetyl-1,2-cyclopentanedion.
  • 3,5-Dimethylcyclopentane-1,2-dion.
  • 3,5-Dimetyl-1,2-cyclopentadione.
  • 1,2-Xyclopentanedion.
  • Màu Caramel.
  • Caramen.
  • Fema 3269.
  • 3,5-Dimetyl-1, 2-cyclopentanedion.
  • 3,5-dimethyl-cyclopentane-1,2-dione.
  • CAS-13494-07-0
  • 3,5-Dimethyl-1,2-cyclopentadione.
  • 2-Hydroxy-3,5-dimetyl-2-cyclopenten-1-one,...

1.2 Caramel là gì?

Caramel là gì? Chất tạo màu Caramel là một dạng chất lỏng, màu nâu đậm thường được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm.

Caramel có công thức hóa học là C7H10O2 và có trọng lượng phân tử là 126,15 g/mol.

Trạng thái: Caramel là chất lỏng có màu nâu sậm, có mùi đường cháy, vị đắng. Ngoài ra hoạt chất cũng có thể được điều chế dưới dạng bột nâu, mùi lá phong hoặc đường cháy, vị đắng. Caramel dạng bột thường được sử dụng phổ biến hơn do có tính ứng dụng cao và độ ổn định tốt. 

1.3 Đặc tính 

Điểm sôi: 187,37°C.

Điểm nóng chảy: 91 - 92°C.

Độ tan: Hoạt chất có thể tan trong nước với tất cả tỷ lệ, có thể pha loãng với rượu đến 55% theo thể tích, không tương tác với dung môi Hexane. 

2 Độ ổn định và bảo quản

Trong hầu hết các sản phẩm Caramel đều có độ ổn định tốt. 

3 Quá trình tổng hợp Caramel 

Dựa trên loại chất phản ứng được sử dụng, chất tạo màu Caramel được chia ra làm 4 loại khác nhau, gồm:

  • Loại I (E150a).
  • Loại II (E150b).
  • Loại III (E150c).
  • Loại IV (E150D).

Mỗi loại Caramel đều có các thông số vật lý, hóa học riêng và cũng có nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống. 

Màu Caramel loại I (E150a):

  • Màu Caramel loại I còn được gọi là màu Caramel đơn giản, được tạo ra bằng cách nấu chảy Carbohydrate, thường là Glucose hoặc Sucrose với Acid, Bazơ hoặc muối. Caramel loại I thường có màu nâu đỏ, dính. 
  • Caramel loại I chỉ ổn định khi pH trên 3, một số có thể ổn định khi pH trên 2,8.

Loại II (E150b):

  • Màu caramel loại II, thu được bằng cách nấu chảy Carbohydrate với sự hỗ trợ của Sulfit. Màu sắc có thể giao động từ rất vàng đến nâu đỏ sẫm, hoạt chất ổn định khi độ pH trên 3. 

Loại III (E150c):

  • Màu caramel loại III, còn được gọi là 'caramen bia', là sản phẩm của quá trình tác động nhiệt lên carbohydrate kết hợp với hợp chất Amoni. Màu thu được sẽ dao động từ nâu nhạt cho đến nâu sẫm. 

Loại IV (E150d):

  • Màu Caramel loại IV được sử dụng rộng rãi và linh hoạt nhất trong số các màu Caramel. Nó được tạo ra bằng cách nấu Carbohydrate  với các hợp chất amoni và Sulfite, ở loại Caramel này màu sắc sẽ dao động từ nâu nhạt đến nâu và đen sậm. 

4 Caramel có tác dụng gì?

Caramel là một chất phụ gia trong thực phẩm, dược phẩm thường được sử dụng để tạo màu và tạo hương cho sản phẩm.

4.1 Cơ chế tác dụng

Ở chuột, khả năng hấp thu các thành phần sản xuất màu của Caramel được xác định bằng cách chiết phân. Các thử nghiệm đã cho thấy một phần Caramel đã được hấp thụ tuy nhiên không có kết luận về khả năng hấp thu của hoạt chất này.

4.2 Dược động học

Không có báo cáo về dược động học của Caramel.

5 Chỉ định - liều dùng của Caramel

Caramel là chất phụ gia màu được miễn chứng nhận và được sử dụng trong dược phẩm. Nhưng không được sử dụng làm chất phụ gia cho các sản phẩm dùng cho mắt.

Hoạt chất cũng là chất phụ gia được miễn chứng nhận và được sử dụng trong công thức mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống. 

6 Tác dụng không mong muốn của Caramel

6.1 Tác dụng không mong muốn

Chất tạo màu Caramel có mặt trong thực phẩm thường với tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 0,002-0,02%. Với liều uống 360 mg/kg hoạt chất có thể gây co giật ở thỏ và chuột. 

Cho chuột đang mang thai uống đến 1600mg/kg trọng lượng cơ thể trong liên tục 10 ngày, không thấy bất cứ tác động bất lợi nào đến khả năng sinh snar cũng như sức khỏe của chuột con. 

6.2 Thận trọng khi xử lý 

Hoạt chất được FDA xếp vào nhóm an toàn và được công nhận là một chất phụ gia có thể sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, tuy nhiên nó vẫn có thể gây kích ứng nhẹ. 

7 Các dạng bào chế phổ biến của Caramel

Caramel được sử dụng làm chất tạo màu và tạo hương vị phổ biến trong nhiều loại thuốc khác nhau đặc biệt là các dạng Siro, dung dịch uống. 

Dưới đây là một số thuốc có chứa chất tạo màu Caramel trong công thức:

8 Tài liệu tham khảo

1.Tác giả: Chuyên gia Pubchem (Cập nhật ngày 05 tháng 08 năm 2023). Caramel, NCBI. Truy cập ngày 14 tháng 08 năm 2023.

2.Tác giả Garima Sengar, Harish Kumar Sharma (đăng ngày 9 tháng 2 năm 2012), Food caramels: a review, PubMed Central. Truy cập ngày 14 tháng 08 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa Tá dược Caramel

Bifido Plus Jpanwell
Bifido Plus Jpanwell
990.000₫
Betasiphon (Chai 120ml)
Betasiphon (Chai 120ml)
Liên hệ
 Kiddy ABC
Kiddy ABC
Liên hệ
USmart Ginkgo Biloba
USmart Ginkgo Biloba
Liên hệ
Dầu gội Hanko Shampoo
Dầu gội Hanko Shampoo
205.000₫
Nước Cốt Gà Brands
Nước Cốt Gà Brands
180.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633