Benzophenone
0 sản phẩm
Dược sĩ Thảo Hiền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Benzophenone là một hoạt chất được sử dụng nhiều trong các dòng sản phẩm chống nắng. Vậy Benzophenone là gì? trong bài viết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về hoạt chất này.
1 Tổng quan về hoạt chất Benzophenone
1.1 Danh pháp
Ngoài Benzophenone, hoạt chất còn biết đến với nhiều tên gọi khác như:
- Diphenylmethanone.
- Diphenyl Ketone.
- Benzoyl Benzene.
- Phenyl Ketone.
- Methanone.
- Benzene.
- Benzoyl-alpha-Oxodiphenylmethane
- Diphenylketone.
- Diphenyl-methanone.
- Kayacure bp.
- CHEBI:41308
- NSC-8077
- Phenylketone.
- Benzopheneone.
- Benzophenon.
- Meta-benzophenone
- Di(phenyl)methanone,....
1.2 Benzophenone là gì?
Benzophenone là một hợp chất hữu cơ có khả năng cản được tia UV từ ánh sáng mặt trời, do đó nó thường được ứng dụng trong các sản phẩm kem chống nắng.
Công thức cấu tạo của hoạt chất là C13H10O và có khối lượng phân tử là 182,22 g/mol.
Mô tả: Hoạt chất tồn tại dưới dạng tinh thể hoặc vảy hình thoi màu trắng có mùi hoa hồng, có thể chìm trong nước.
1.3 Đặc tính
Điểm sôi: 582,6°F ở 760mmHg.
Điểm nóng chảy: Alpha - 118.6 °F, Beta-79 °F, Gamma - 117 °F.
Độ hòa tan: Hoạt chất có thể tan được trong rượu, Cloroform, rất hòa tan trong Aceton, Acid Acetic và Cacbon Disunfua, hòa tan trong Benzen và Metanol. Benzophenone không hòa tan trong nước.
Mật độ bay hơi: Mật độ hơi tương đối (không khí = 1): 6,3.
Áp suất hơi: 0,00193 [mmHg].
Sự phân hủy: Khi đun nóng để phân hủy, hoạt chất sẽ phát ra khói cay và khó chịu.
Nhiệt hóa hơi: 23,86 cal/g = 99,83 J/g = 18.191 J/mol.
Sức căng bề mặt: 45,1 dyne/cm ở 20°C.
2 Độ ổn định và bảo quản
Benzophenone là hoạt chất có độ ổn định cao với môi trường, đồng thời không chịu tác động từ tia UV của mặt trời. Tuy nhiên cần bảo quản hóa chất nơi cao ráo, tránh ánh sáng mạnh. Khi cần tiếp xúc với hóa chất cần có đồ bảo hộ thích hợp.
3 Quá trình tổng hợp Benzophenone
Benzophenone thường được tạo ra bằng quá trình oxy hóa Diphenylmethane trong khí quyển, với sự có mặt của các chất xúc tác kim loại như Đồng Naphthenate. Các quá trình điều chế khác bao gồm phản ứng Acyl hóa Benzen của Friedel-Crafts với Benzoyl Clorua hoặc Benzen với Phosgene.
Ngoài ra Benzophenone còn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp Ceton Friedel-Crafts từ Benzen và Benzoyl Clorua với sự có mặt của AlCl3... Bằng phương pháp Decacboxyl hóa Acid O-Benzoylbenzoic với sự có mặt của chất xúc tác đồng.
4 Benzophenone có tác dụng gì?
Benzophenone được sử dụng làm chất cản quang trong điều trị vảy nến và ung thư. Được dùng để làm chất khởi tạo trong các ngành cần xử lý tia cực tím như tạo ảnh, in.
Hoạt chất giảm thiểu được ảnh hưởng của tia cực tím lên màu sắc, mùi hương của các sản phẩm nước hoa, xà phòng. Hạn chế sự phân hủy sinh học của Polyme có trong các bao bì sản phẩm. Việc này cho phép các nhà sản xuất đóng gói sản phẩm trong bao bị trong, nếu không có hoạt chất này, các bao bì sẽ phải làm mờ đục hoặc tối màu.
Benzophenone được ứng dụng để làm đầu dò quang vật lý, để xác định cũng như phân lập bản đồ tương tác Peptide-Protein. Ngoài ra, hoạt chất cũng được thêm vào nước hoa để tạo mùi hương.
4.1 Cơ chế tác dụng của Benzophenone
Benzophenone không có tác dụng dược lý, nhưng khi tiếp xúc với tia cực tím hoặc ánh sáng mặt trời sẽ thành chất chuyển hóa mang hoạt tính, từ đó tạo ra phản ứng có lợi tác động lên mô bệnh. Các hợp chất này có thể được sử dụng tại chỗ hoặc toàn thân, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị vẩy nến hoặc các loại ung thư khác nhau.
4.2 Dược động học
Hấp thu, phân bố: Sự hấp thu qua da của Benzophenone đã được xác định in vivo trên khỉ. Theo đó, sự hấp thu qua vùng da bị che phủ là khoảng 70% liều dùng trong 24 giờ. Trong điều kiện không bị che khuất, khả năng thẩm thấu vào da giảm xuống còn 44%, nguyên nhân được cho là do sự bay hơi từ vị trí bôi thuốc.
Chuyển hóa, thải trừ: Nghiên cứu được thực hiện trên chuột đực. Động vật thử nghiệm sẽ được nhận Benzophenone bằng ống thông. Kết quả cho thấy, có khoảng 1% liều dùng được phát hiện dưới dạng P-hydroxybenzophenone trong mẫu nước tiểu được xử lý bằng Enzyme. Không phát hiện thấy P-hydroxybenzophenone trong phân.
5 Chỉ định - liều dùng của Benzophenone
Benzophenone được sử dụng làm chất tạo hương trong nước hoa. Nó cũng được sử dụng như một chất ức chế quá trình trùng hợp Styren, chất quang hóa, cản quang, chất đóng rắn.
Trong mỹ phẩm, Benzophenone giúp hấp thụ tia UV trong ánh sáng mặt trời đặc biệt là UVA và UVB, từ đó tạo ra tác dụng bảo vệ da toàn diện. Hoạt chất được tìm thấy nhiều trong các loại kem chống nắng phổ rộng, dầu gội đầu, keo xịt tóc,...
6 Tác dụng không mong muốn của Benzophenone
6.1 Tác dụng không mong muốn
Hoạt chất được FDA xếp vào nhóm không độc hại, không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng với liều lượng cho phép.
Tuy nhiên nó lại bị cấm sử dụng để làm phụ gia trong thực phẩm.
6.2 Thận trọng khi xử lý
Tiếp xúc với Benzophenone có thể gây kích ứng mắt và nếu kéo dài sẽ gây kích ứng da. Trong trường hợp vô tình nuốt phải có thể gây rối loạn tiêu hóa.
7 Các dạng bào chế phổ biến của Benzophenone
Benzophenone thường được sử dụng làm chất cản quang, và được thêm vào các sản phẩm chống nắng, nước hoa.
8 Tài liệu tham khảo
1.Tác giả: Chuyên gia Pubchem (Cập nhật ngày 05 tháng 08 năm 2023). Benzophenone, NCBI. Truy cập ngày 14 tháng 08 năm 2023.
2.Tác giả Junchao Ma, Zeming Wang, Chao Qin và các cộng sự (đăng ngày 20 tháng 3 năm 2023), Safety of benzophenone-type UV filters: A mini review focusing on carcinogenicity, reproductive and developmental toxicity, PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2023.
3.Tác giả Lale Carstensen, Stephan Beil, Ekaterina Schwab và các cộng sự (đăng ngày 21 tháng 12 năm 2022), Primary and ultimate degradation of benzophenone-type UV filters under different environmental conditions and the underlying structure-biodegradability relationships, PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2023.