Siro Caditadin
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | US PHARMA USA, Công ty TNHH US Pharma USA |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH US Pharma USA |
Số đăng ký | VD-20104-13 |
Dạng bào chế | Siro |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 50ml |
Hoạt chất | Loratadine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am2323 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Phương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 906 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Siro Caditadin ngày càng được sử dụng rộng rãi trong điều trị mày đay mạn tính và chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi trong viêm mũi dị ứng. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng Siro Caditadin hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi ml Siro Caditadin chứa:
- Hoạt chất: Loratadin 1mg.
- Tá dược: Đường RE, propylen glycol, PVP K30, Propyl paraben, methyl paraben, acid citric, Ethanol 96%, natri saccharin, mùi raspberry, nước tinh khiết vừa đủ 1 lọ.
Dạng bào chế: Siro.
2 Siro Caditadin là thuốc gì?
Caditadin siro được chỉ định trong điều trị:
- Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi.
- Mề đay mạn tính.
- Các rối loạn dị ứng ngoài da.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Loreze Mega điều trị tình trạng dị ứng hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng Siro Caditadin
3.1 Cách dùng
Caditadin được bào chế dưới dạng siro, dùng theo đường uống.[1]
3.2 Liều dùng
Đối tượng | Liều dùng |
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi | Uống liều duy nhất 10ml/ngày. |
Trẻ em từ 2 - 12 tuổi | Trọng lượng > 30kg: uống liều duy nhất 10ml/ngày. Trọng lượng < 30 kg: uống liều duy nhất 5ml/ngày. |
Trẻ em < 2 tuổi | Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả khi dùng Loratadin cho đối tượng này. |
Suy gan hoặc suy thận mức độ nặng (có Độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30ml/phút) | Liều khởi đầu là 10ml siro, cách 2 ngày uống một lần. |
4 Chống chỉ định
Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của Siro Caditadin.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Loratadin 10mg Imexpharm điều trị viêm mũi dị ứng
5 Tác dụng phụ
Dùng Loratadin với liều trên 10mg/ngày có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn như: buồn nôn, đau đầu, nổi mày đay, khô miệng, khô mũi, chóng mặt, hắt hơi, tim đập nhanh, đánh trống ngực, viêm kết mạc, loạn nhịp nhanh trên thất.
6 Tương tác
Loratadin dùng đồng thời với rượu làm giảm tác dụng ở các nghiên cứu tâm thần vận động.
Các thử nghiệm sử dụng đồng thời Loratadin với Ketoconazole, cimetidin hoặc Erythromycin cho thấy có sự tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương.
Thận trọng khi sử dụng Loratadin cùng lúc với các chất ức chế chuyển hóa gan.
Loratadin có thể ảnh hưởng đến những dấu hiệu của các phản ứng dương tính ngoài da. Trước khi tiến hành các thử nghiệm trên da, nên ngừng sử dụng Loratadin khoảng 2 ngày trước đó.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng Siro Caditadin cho bệnh nhân suy gan.
Người dùng có nguy cơ khô miệng khi dùng Loratadin, đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi, điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, khi dùng Loratadin cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Loratadine SPM 10mg (ODT) - điều trị dị ứng
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
7.2.1 Phụ nữ mang thai
Chưa có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng Loratadin trong giai đoạn mang thai. Do đó chỉ dùng trong thai kỳ khi cần thiết, với liều tối thiểu và trong thời gian ngắn nhất.
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Loratadin và chất chuyển hóa của nó bài tiết được vào trong sữa mẹ. Nếu sử dụng khi đang cho con bú, cần dùng Loratadin với liều thấp và thời gian điều trị ngắn.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không dùng Siro Caditadin nếu người bệnh phải làm công việc lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng ở người lớn khi uống quá liều (từ 40-180mg): buồn ngủ, nhức đầu, nhịp tim nhanh. Trẻ em khi uống quá liều ( > 10mg) sẽ có triệu chứng ngoại tháp và đánh trống ngực.
Xử trí:
- Quá liều cấp, sử dụng siro ipeca gây nôn để tháo sạch dạ dày. Sau đó có thể dùng than hoạt để ngăn ngừa hấp thu Loratadin.
- Nếu gây nôn không đạt kết quả hoặc không dùng được có thể dùng biện pháp rửa dạ dày với Dung dịch NaCl 0,9% kết hợp đặt ống nội khí quản.
7.5 Bảo quản
Thuốc Siro Caditadin cần được bảo quản:
- Nơi khô thoáng.
- Nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Tránh ánh sáng.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu Siro Caditadin hết, bạn có thể tham khảo mua thuốc Sergurop 10mg thay thế, thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây. Thuốc chứa Loratadin 10mg, được sử dụng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng, ngứa, mày đay, viêm mũi dị ứng. Liều cho người lớn và trẻ em > 12 tuổi là 1 viên/lần/ngày. Thuốc có giá 85.000 đồng/Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn thuốc Loratadine SPM 5mg (ODT) thay thế. Thuốc là sản phẩm của Công ty Cổ phần S.P.M, chứa Loratadin 5mg, được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mày đay, ngứa liên quan đến histamin. Thuốc bào chế dưới dạng viên nén và có giá 95.000 đồng/Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thông tin chung
SĐK (nếu có): VD-20104-13.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH US Pharma USA.
Đóng gói: Hộp 1 lọ 50ml.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Loratadin là thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai, có tác dụng đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên.
Loratadin có tác dụng làm giảm biểu hiện của viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi và mề đay liên quan đến giải phóng histamin.
Sử dụng Loratadin ít gặp các tác dụng phụ hơn những thuốc kháng histamin thế hệ hai khác, đặc biệt trên hệ thần kinh trung ương.
Loratadin tác dụng nhanh và không gây buồn ngủ.
10.2 Dược động học
Nồng độ tối đa trung bình trong huyết tương của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính lần lượt là 1,5 giờ và 3,7 giờ.
Loratadin chuyển hóa lần đầu qua gan bởi hệ enzym microsom cytochrom P450 chủ yếu thành descarboethoxyloratadin (có tác dụng dược lý).
Thời gian bán thải của loratadin và descarboethoxyloratadin lần lượt là 17 giờ và 19 giờ.
Loratadin liên kết khoảng 97% với protein huyết tương.
Có khoảng 80% liều loratadin thải trừ dưới dạng chất chuyển hóa qua nước tiểu và phân với lượng ngang nhau, trong vòng 10 ngày
Sau khi uống loratadin, tác dụng xuất hiện trong vòng 1 - 4 giờ, đạt lớn nhất sau 8 - 12 giờ và kéo dài > 24 giờ.[2]
11 Siro Caditadin giá bao nhiêu?
Siro Caditadin hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá Siro Caditadin có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Mua Siro Caditadin ở đâu uy tín nhất?
Siro Caditadin mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Loratadin có ưu điểm là không gây buồn ngủ và tác dụng nhanh, được coi là lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm mũi dị ứng và mề đay.
- Thời gian tác dụng kéo dài, do đó chỉ cần uống 1 lần/ngày, rất đơn giản, dễ nhớ.
- Kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Loratadine là thuốc kháng histamine dung nạp tốt và hiệu quả khi điều trị cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng và mày đay mãn tính.[3]
- Dạng siro dễ uống với cốc đong liều lượng tiện dùng, thích hợp cho trẻ em và những đối tượng khó dùng dạng viên.
14 Nhược điểm
- Chưa có nghiên cứu về việc dùng Siro Caditadin cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Siro Caditadin có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF TẠI ĐÂY
- ^ Tác giả Sidhu Gursharan và cộng sự (Đăng ngày 13 tháng 03 năm 2023). Loratadin, Pubmed. Truy cập ngày 03 tháng 01 năm 2023
- ^ Tác giả S P Clissold và cộng sự (Đăng tháng 01 năm 1989). Loratadine. A preliminary review of its pharmacodynamic properties and therapeutic efficacy, Pubmed. Truy cập ngày 03 tháng 01 năm 2023