Serrata 10mg
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Công ty Cổ phần TRAPHACO, Công ty cổ phần Traphaco |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Traphaco |
Số đăng ký | VD-2936-07 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Serrapeptase |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | m4264 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Serrata 10mg được biết đến rộng rãi với tác dụng kháng viêm chống phù nề hiệu quả. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi tới quý bạn đọc chi tiết về thuốc Serrata 10mg.
1 Thành phần
Thành phần:
Thuốc Serrata 10mg có thành phần chính bao gồm:
- Serratiopeptidase có hàm lượng 10mg.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Serrata 10mg
2.1 Tác dụng của thuốc Serrata 10mg
Serratiopeptidase là một enzyme được phân lập từ một loại vi khuẩn không gây bệnh được gọi là Enterobacteria Serratia E15. Serratiopeptidase có đặc tính chống viêm mạnh mẽ và đặc biệt hữu ích cho chứng sưng sau chấn thương, bệnh u xơ vú và viêm phế quản. Nó có thể tiêu hóa mô chết, cục máu đông, u nang và mảng bám động mạch.
Ngoài ra hoạt chất này còn ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tóm lại với 2 tác động phân hủy protein và ức chế vi khuẩn giúp làm giảm tối đa các triệu chứng viêm mắc phải. Để có được tác dụng ấy thì Serratiopeptidase đã được tìm thấy có khả năng hóa lỏng chất nhầy và làm mỏng rồi phá hủy màng sinh học của vi khuẩn (làm giảm khả năng của vi khuẩn bám vào bề mặt và vào nhau).
2.2 Chỉ định của thuốc Serrata 10mg
Điều trị cho bệnh mắc các bệnh ngoại khoa: bệnh trĩ, sa hậu môn, viêm và phù hậu phẫu thuật hoặc gặp phải các chấn thương.
Điều trị cho bệnh nhân mắc viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, polyp mũi, viêm họng.
Điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa: giúp làm loãng dịch phế quản đối với viêm phế quản, hen phế quản, lao, kết hợp với kháng sinh đối với điều trị nhiễm trùng.
Ngoài ra thuốc được sử dụng đối với bệnh nhân viêm nha chu, viêm túi lợi răng không hoặc hậu phẫu thuật răng hàm mặt và một số bệnh lý ở mắt, cơ quan sinh dục, tiết niệu.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Latanzen 10mg: tác dụng, liều dùng, cách dùng hiệu quả.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Serrata 10mg
3.1 Liều dùng thuốc Serrata 10mg
Mỗi ngày sử dụng thuốc 3 lần, mỗi lần 1 viên là phù hợp nhất.
3.2 Cách dùng thuốc Serrata 10mg hiệu quả
Thuốc được nhà sản xuất bào chế dưới dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng bằng đường uống.
Uống thuốc với một cốc nước đầy.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân tiền sử dị ứng với Serratiopeptidase hoặc các thành phần khác có trong thuốc Serrata 10mg.
Bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn chức năng gan, thận, đông máu không nên sử dụng thuốc trong khi điều trị.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Alphaseralxin 5mg giảm viêm sưng phù nề, sưng sau chấn thương.
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Serrata 10mg là:
Rối loạn đường tiêu hóa với biểu hiện như tiêu chảy, đau bụng, khó chịu, chán ăn và dị ứng.
6 Tương tác
Thuốc Serrata 10mg được báo cáo làm tăng tác dụng thuốc chống đông máu khi dùng chung. Điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như khó cầm máu trong các trường hợp nguy hiểm hoặc xuất huyết trong.
Bệnh nhân nên cung cấp thông tin về thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ đưa ra cách sử dụng thuốc hợp lý để tránh tương tác lẫn nhau.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Các chuyên gia khuyên bạn nên thận trọng khi dùng thuốc cho các bệnh nhân rối loạn đông máu hoặc suy giảm chức năng gan, thận.
Thuốc được chuyển hóa chủ yếu qua gan và thận, do đó thận trọng khi sử dụng đối với người suy gan suy thận, tránh tình trạng tích lũy thuốc trong cơ thể. Do đó, nhóm đối tượng này cần được giảm liều.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Kiểm tra kĩ hạn sử dụng để tránh sử dụng thuốc hết hạn sử dụng.
Không sử dụng thuốc khi thuốc xuất hiện những dấu hiệu biến sắc, biến dạng.
7.2 Lưu ý đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú
Hiện nay chưa có đầy đủ thông tin về tác hại trên phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú, do đó chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
7.3 Bảo quản
Đặt thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm hỏng thuốc.
Để xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Traphaco - Việt Nam.
Số đăng ký: VD-2936-07.
Đóng gói: Mỗi hộp có 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén.
9 Thuốc Serrata 10mg giá bao nhiêu?
Thuốc Serrata 10mg giá bao nhiêu? Hiện nay, thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Serrata 10mg mua ở đâu chính hãng?
Thuốc Serrata 10mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Ưu điểm
- Serratiopeptidase là một enzym phân giải protein được chỉ định trong các chuyên khoa khác nhau như phẫu thuật, chỉnh hình, tai mũi họng, phụ khoa và nha khoa nhờ tác dụng chống viêm, chống phù nề và giảm đau. [1]
- Serratiopeptidase có thể được coi là một loại thuốc chống viêm rẻ hơn và an toàn hơn thay thế cho NSAID.
- Serratiopeptidase có thể được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả để cải thiện tình trạng cứng hàm và sưng mặt sau khi phẫu thuật cắt bỏ răng hàm bị ảnh hưởng. [2]
- Thuốc được sản xuất trong nước nên giá thành phù hợp, dễ tìm mua trên thị trường.
12 Nhược điểm
- Số lần dùng thuốc trong ngày nhiều do đó có thể dẫn đến tình trạng quên uống thuốc.
Tổng 2 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Shivani Bhagat và cộng sự (Ngày đăng năm 2013). Serratiopeptidase: a systematic review of the existing evidence, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả Gowri Sivaramakrishnan và cộng sự (Ngày đăng năm 2018). Role of Serratiopeptidase After Surgical Removal of Impacted Molar: A Systematic Review and Meta-analysis, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023