SaVi Esomeprazole 10mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Công ty cổ phần Dược phẩm SaVi - Savipharm, Công ty cổ phần dược phẩm Sa Vi (SaViPharm) |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Sa Vi (SaViPharm) |
Số đăng ký | VD-20809-14 |
Dạng bào chế | Thuốc cốm uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 14 gói x 650mg |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Esomeprazole |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hp2150 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi gói SaVi Esomeprazole 10 gồm có:
Esomeprazole 10mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: thuốc cốm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc SaVi Esomeprazole 10
Thuốc chứa Esomeprazol được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Các trường hợp loét dạ dày – tá tràng không do ung thư
- Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
- Dự phòng và điều trị loét tiêu hóa do thuốc (NSAID).
- Phối hợp với kháng sinh theo phác đồ để điều trị vi khuẩn Hp.
==>> Xem thêm: Thuốc Emanera 40mg: tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc SaVi Esomeprazole 10
3.1 Liều dùng
3.1.1 Người lớn
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng có viêm thực quản: sử dụng liều 20-40mg mỗi ngày, uống 1 lần trong ngày, thời gian điều trị khoảng 4-8 tuần, nếu chưa thấy cải thiện có thể tiếp tục điều trị kéo dài theo chỉ định của bác sĩ.
Duy trì sau khi điều trị khỏi viêm thực quản: Uống 20 mg esomeprazol mỗi ngày, duy trì tối đa đến 6 tháng để phòng ngừa tái phát.
Dự phòng loét dạ dày ở bệnh nhân phải dùng NSAID dài hạn: khuyến cáo dùng liều 20mg mỗi ngày.
Trào ngược dạ dày - thực quản không kèm viêm thực quản: Liều thường dùng là 20 mg mỗi ngày trong 4 tuần, có thể kéo dài hơn nếu thuyên giảm chậm.
Loét dạ dày do NSAID gây ra: Uống mỗi ngày một lần 20 mg trong thời gian từ 4 đến 8 tuần.
Loét dạ dày – tá tràng liên quan đến Helicobacter pylori: phác đồ 3 thuốc với Amoxicillin và clarithromycin dùng liều 20mg mỗi ngày 2 lần x 7 ngày.
Hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu khuyến cáo là 40 mg mỗi ngày, sau đó điều chỉnh liều theo chỉ định của bác sĩ.
3.1.2 Trẻ em
Trẻ từ 12-17 tuổi điều trị trào ngược dạ dày-thực quản ngắn hạn dùng liều 20-40mg mỗi ngày x 8 tuần.
Trẻ từ 1-11 tuổi điều trị trào ngược dạ dày-thực quản dùng liều 10mg mỗi ngày x 8 tuần.
Trẻ từ 1-11 tuổi điều trị triệu chứng trào ngược-dạ dày có viêm thực quản dùng liều theo cân nặng, cụ thể:
Dưới 20kg: uống 10 mg/ngày trong 8 tuần.
Lớn hơn hoặc bằng 20kg: uống 10 đến 20 mg/ngày trong 8 tuần.
3.2 Cách dùng
Sử dụng đường uống, không nhai hoặc nghiền viên thuốc trước khi uống vì làm giảm sự hấp thu của thuốc.

4 Chống chỉ định
Người có tiền sử dị ứng với các thuốc nhóm benzimidazol, esomeprazol hoặc bất cứ thành phần nào trong SaVi Esomeprazole 10.
Phụ nữ mang thai.
Phụ nữ đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: SaVi Esomeprazol 40mg - Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy
5 Tác dụng phụ
Tần suất | Tác dụng phụ |
Thường gặp | Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da. |
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng. | |
Ít gặp | Toàn thân: Mệt mỏi, buồn ngủ, mất ngủ, phát ban, ngứa. |
Rối loạn thị giác | |
Hiếm gặp | Toàn thân: Sốt, đổ mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ). |
Thần kinh trung ương: Kích động, trầm cảm, lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh nặng. | |
Huyết học: Chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. | |
Gan: Tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan. | |
Tiêu hóa: Rối loạn vị giác. | |
Cơ xương: Đau khớp, đau cơ. | |
Tiết niệu: Viêm thận kẽ. | |
Da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da. | |
Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở Đường tiêu hóa. |
6 Tương tác
Các thuốc phụ thuộc pH như Ketoconazol, Itraconazol + Esomeprazol → giảm hấp thu các thuốc này.
Cisaprid + Esomeprazol → sử dụng kết hợp 2 thuốc này sẽ làm tăng nồng độ trong huyết tương của cisaprid.
Thuốc chuyển hóa qua CYP2C19 + Esomeprazol → làm tăng nồng độ huyết tương của các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19.
Atazanavir.+ Esomeprazol → Không nên phối hợp.
Clarithromycin + Esomeprazol → làm tăng gấp đôi AUC của thuốc ức chế bơm proton.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần loại bỏ trường hợp bệnh nhân mắc ung thư dạ dày trước khi điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người bị bệnh gan do các bằng chứng về độ an toàn và hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng.
Cẩn trọng khi phối hợp esomeprazol trong phác đồ 3 thuốc điều trị vi khuẩn Hp.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai, các nghiên cứu trên động vật không cho thấy thuốc gây độc với thai nhi, do đó chỉ sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ.
Phụ nữ cho con bú nên ngưng cho trẻ bú khi dùng thuốc do không biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo, nếu bệnh nhân bị quá liều esomeprazol nên điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ tổng quát.
7.4 Bảo quản
Để thuốc ở nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, nhiệt độ phòng dưới 30 độ C.
Thuốc không được để gần khu vực trẻ nhỏ vui chơi, có thể tiếp xúc.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc SaVi Esomeprazole 10 hết hàng, quý khách có thể tham khảo các mẫu bên dưới:
A.T Esomeprazol 40mg được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên, thành phần gồm có esomeprazol 40mg được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng, đóng gói hộp 30 viên.
Thuốc Nexium 10mg được sản xuất bởi công ty AstraZeneca Singapore Pte., Ltd, thành phần gồm có esomeprazole hàm lượng 10mg, được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày-thực quản. Đóng gói hộp 28 gói.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Esomeprazol là đồng phân S của omeprazol, có tác dụng tương tự hoạt chất này, nên được chỉ định trong điều trị trong các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày. Cơ chế tác động của thuốc thông qua ức chế enzyme H⁺/K⁺ - ATPase, tìm thấy nhiều trên thành tế bào dạ dày, từ đó ngăn chặn quá trình tiết acid vào trong lòng dạ dày.
9.2 Dược động học
Hấp thu: thuốc đạt giá trị nồng độ cao nhất trong huyết tương sau 1-2 giờ và Sinh khả dụng tăng theo liều lượng, khoảng 68% với liều uống 20mg. Uống cách xa bữa ăn do thức ăn làm thuốc chậm hấp thu.
Phân bố: khoảng 97% thuốc sẽ có sự liên kết với protein huyết tương và Thể tích phân bố đo được ở người trưởng thành là khoảng 16L.
Chuyển hoá: tại gan qua các con đường CYP2C19, CYP3A4.
Thải trừ: thời gian bán thải là 1-1.5 giờ, thuốc bài tiết qua nước tiểu chiếm chủ yếu, phần còn lại qua phân.
10 Thuốc SaVi Esomeprazole 10 giá bao nhiêu?
Thuốc SaVi Esomeprazole 10 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc SaVi Esomeprazole 10 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua thuốc SaVi Esomeprazole 10 trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc SaVi Esomeprazole 10 có chứa thành phần esomeprazole được đánh giá có tác dụng ngăn acid trong dịch vị nhanh hơn so với omeprazol.[1].
- Thuốc được đóng gói tiện lợi, phù hợp cho trẻ nhỏ sử dụng.
- Sản xuất tại công ty SaVipharm, có hệ thống quy trình đạt chuẩn GMP, đảm bảo an toàn và đạt hàm lượng, chất lượng sản phẩm.
13 Nhược điểm
- Thuốc SaVi Esomeprazole 10 có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng.
- Thuốc kê đơn nên cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng.
Tổng 5 hình ảnh





Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Evangelos Kalaitzakis 1, Einar Björnsson (ngày đăng tháng 8 năm 2007) A review of esomeprazole in the treatment of gastroesophageal reflux disease (GERD). NIH. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2025